Giá dây chuyền sản xuất nước tinh khiết là bao nhiêu?

Hiện nay trên thị trường nước uống của Việt Nam có rất nhiều sản phẩm không đạt được những tiêu chuẩn về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Cũng như hàm lượng chất gây độc hại trong trong các bình nước hàng ngày. Chính vì vậy, những doanh nghiệp, tổ chức muốn tự mình xây dựng một dây chuyền sản xuất nước tinh khiết cho riêng mình để đảm bảo an toàn vệ sinh nhất. Một trong số đó phải kể tới dây chuyền chiết rót nước tinh khiết đóng bình 20L rất phổ biến. Tuy nhiên, 1 điều mà nhiều  quý khách hàng quan tâm nhất đó là giá dây chuyền sản xuất nước tinh khiết là bao nhiêu? Tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Đặc điểm của dây chuyền sản xuất nước tinh khiết RO

Hiện nay công nghệ khoa học kỹ thuật hiện đại được áp dụng trong công nghệ sản xuất. Trong đó phải kể đến nước tinh khiết RO cao cấp đến từ Hoa Kỳ. Nó giúp tạo nên những sản phẩm nước chất lượng cao, tiêu diệt tới 99,9% chất không tốt cho cơ thể trong nước. Dây chuyền giúp việc lọc nước, đóng bình hoàn toàn tự động. Vì thế mà công nghệ nước lọc RO này còn mang lại sự tiết kiệm tối đa cho nhà sản xuất. Đây cũng là sự lựa chọn hợp lý của các thương hiệu nước tinh khiết của các thương hiệu lớn như Lavie, Aquafina,…

Khả năng tiết kiệm nguồn nước đầu vào do thiết kế dây chuyền sản xuất khoa học, đẹp mắt. Đặc biệt là tiết kiệm điện năng tiêu thụ lên tới 30% so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường.

Giá dây chuyền sản xuất nước tinh khiết là bao nhiêu

Phân loại dây chuyền sản xuất nước đóng bình

Hiện nay trên thị trường có 2 dòng dây chuyền nước tinh khiết được nhiều nhà sản xuất lựa chọn.

  • Dây chuyền sản xuất nước tinh khiết đóng bình Pure water Flimtec Composite Van Cơ
  • Dây chuyền sản xuất nước tinh khiết cột Composite Autoval.

Với dây chuyền sản xuất nước đóng bình Composite van cơ sử dụng hoàn toàn công nghệ lọc nước tự động về điện, máy bơm cảm biến khi hết nước và đầy nước. Do đó để vận hành dây chuyền sản xuất nước này hoàn toàn dễ dàng. Không cần nhiều nhân công lao động, hầu hết mọi công việc đã được lập trình sẵn.

Chỉ có duy nhất việc tiến hành rửa lọc cần phải làm thủ công. Do hệ thống sử dụng van cơ điện nên hệ thống không thể tự sục rửa vật liệu lọc tự động được. Vì vậy, cứ định kỳ 3 lần thì bạn rửa lọc lại một lần vật liệu lọc khi mắc cạn. Như vậy sẽ đảm bảo vệ sinh, sự vận hành trơn tru của dây chuyền nhất.

Dây chuyền sản xuất nước tinh khiết có giá bao nhiêu?

Như mọi ngành kinh doanh khác, sản xuất nước hay bất kì cái gì các bạn đều phân vân trong vấn đề giá của sản phẩm. Chắc chắn bạn sẽ thắc mắc dây chuyền sản xuất nước tinh khiết giá bao nhiêu?

Hiện nay trên thị trường có nhiều cơ sở buôn bán các dây chuyền sản xuất nước lọc với giá cả khác nhau. Giá của nó trung bình khoảng 80-100 triệu đồng. Các bạn thử nghĩ xem với chỉ với gần 100 triệu đồng, bạn đã sở hữu hệ thống sản xuất nước công suất 5000 lít/giờ.

Bên cạnh đó, một dây chuyền tự động được nhiều người tin dùng đó là dây chuyền sử dụng Autoval . Vì thế, người vận hành không cần xục rửa vật liệu lọc bằng tay nữa. Qua đó cũng góp phần cải thiện chất lượng nước khi lọc, loại bỏ hoàn toàn chất độc hại cho cơ thể. Tuy nhiên giá thành của dây chuyền sản xuất nước sử dụng Autoval sẽ cao hơn khá nhiều. Để sở hữu dây chuyền công suất 2000 lít/giờ bạn phải bỏ ra 125 triệu đồng. Bù lại là công nghệ tự động và chất lượng nước được bảo đảm hơn nhiều.

 

Một số chi phí khi kinh doanh sản xuất nước tinh khiết

Ngoài ra khi kinh doanh sản xuất nước tinh khiết bạn cũng phải  chi thêm những kinh phí sau đây

  • Mặt bằng, vị trí kinh doanh: Tuỳ theo chi phí đầu tư và cách bố trí hệ thống hợp lý (diện tích từ 40m2 trở lên)
  • Giấy phép đăng ký kinh doanh: khoảng 200.000 đến 500.000đ
  • Thi công khoan giếng: khoảng từ 15 triệu
  • Chi phí mua bồn chứa nước: khoảng từ 10 – 15 triệu
  • Dây chuyền lọc nước RO tinh khiết và hệ thống chiết rót bán tự động: khoảng 90 – 130 triệu (giá sẽ thay đổi phụ thuốc vào tính chất nguồn nước và công suất lọc được yêu cầu)
  • Chi phí mua vỏ bình vỏ bình 20l: khoảng 5 – 10 triệu
  • Chi phí cho lần đầu thiết kế logo, nhãn hiệu, màng co: khoảng 2 – 3 triệu
  • Chi phí đăng ký giấy hợp quy: khoảng 3 triệu (tuỳ theo khu vực)
  • Chi phí đăng ký giấy An toàn vệ sinh thực phẩm: khoảng 3 – 5 triệu (tuỳ theo khu vực)
  • Chi phí cho nhân sự ( vận hành hệ thống, giao hàng, đóng gói, quản lý,…).

Trên đây là một số thông tin giải đáp thắc mắc giá dây chuyền sản xuất nước đóng bình là bao nhiêu? Hi vọng bài viết này có thể giúp ích cho việc lựa chọn dây chuyền cho cơ quan của bạn. Nếu thắc mắc hoặc muốn nhận báo giá trực tiếp vui lòng liên hệ theo Hotline của Đức Phát.

Nguyễn Đức Ngọc
Giám đốc điều hành

0919476666

Huỳnh Tuấn Lâm - chuyên gia Đức Phát

Huỳnh Tuấn Lâm
Chuyên gia về giải pháp hệ thống

0931284444

Dương Vũ Vương
Giám đốc chi nhánh Đức Phát Hồ Chí Minh

0974344345