Inox là gì? Những điều bạn cần biết về inox

Inox là gì? Chắc hẳn bạn đã một lần từng nghe đến từ này. Đi đến đâu chúng ta cũng thấy các đồ dùng, vật dụng bằng Inox. Nhưng ít ai hiểu về loại vật liệu này. Các loại Inox có cấu tạo như nào? Inox là kim loại gì? Inox có dẫn điện không?. Trong bài viết hôm nay, Đức Phát sẽ giải đáp tất tần tật các thông tin liên quan đến Inox. Đặc biệt là Inox 304, 201 và Inox 430 cho các bạn được nắm rõ.

Inox là gì

Inox là gì?

Inox là gì? Inox làm từ gì?

Thép không gỉ là tên của một họ hợp kim gốc sắt được biết đến với khả năng chống ăn mòn và chịu nhiệt. Một trong những đặc điểm chính của thép không gỉ là hàm lượng crom tối thiểu là 10,5%, giúp nó có khả năng chống ăn mòn vượt trội so với các loại thép khác. Giống như các loại thép khác, thép không gỉ có thành phần chủ yếu từ sắt và carbon, nhưng được bổ sung thêm một số nguyên tố hợp kim khác, nổi bật nhất là crom. Các hợp kim phổ biến khác được tìm thấy trong thép không gỉ là niken, magiê, molypden và nitơ.

Inox làm từ gì

Đặc điểm của Inox

Inox được sử dụng rất nhiều trong đời sống hàng ngày cũng như trong các ngành công nghiệp. Tại sao lại như vậy? 

  • Inox có độ dẻo cao khi ở nhiệt độ thấp. Nó có thể thay đổi hình dáng và kích thước tại mức nhiệt bình thường
  • Inox rất bền và có thể chịu lực tốt
  • Inox chịu nhiệt tốt, không có hiện tượng ăn mòn hay bị oxy hóa khi ở nhiệt độ cao như các loại sắt thép thông thường. Hàm lượng Crom có trong Inox càng cao thì Inox càng có độ chống ăn mòn tốt.
  • Mặc dù cấu tạo có hợp kim sắt, song Inox có phản ứng từ kém. Một số loại Inox không bị nhiễm từ.
  • Có thể được nung chảy để đúc, tạo hình
  • Dễ dàng được gia công do có tính cắt gọt tốt, không cần tốc độ cắt gọt cao. Ngoài ra, Inox có độ bóng trên bề mặt sau khi được cắt gọt. 
  • Có khả năng chống bám bụi, dễ lau chùi, tẩy rửa, vệ sinh.

Các loại Inox phổ biến hiện nay

Inox là gì? Các loại Inox phổ biến nhất hiện nay bao gồm những loại nào? Hãy cùng đọc tiếp để biết nhé!

Inox 304 là gì? SUS 304 là gì?

SUS 304 là gì

Inox 304 (hay còn gọi là SUS 304) là một trong các loại Inox tốt nhất hiện nay. Vì thế nó có giá cả cao hơn các loại Inox thường là điều dễ hiểu. Inox 304 có hàm lượng Niken tương đối cao khoảng 8%. Tuy nhiên, giá của Niken ngày một leo thang. Thì những dòng sản phẩm Inox có chứa hàm lượng Niken thấp. Đang là lựa chọn khá hấp dẫn bởi giá thành của chúng . Tiêu biểu nhất phải kể đến Inox 201 và 430.

Mặc dù có giá thành cao hơn nhưng Inox 304 vẫn được nhiều khách hàng lựa chọn. Đặc biệt là trong lĩnh vực ăn uống và thực phẩm. 

Inox 201 là gì?

Inox 201 được coi là nhãn Inox bán chạy nhất hiện nay. Inox 201 phát triển nhanh chóng khi Niken tăng giá chóng mặt. Inox 201 có giá cả rẻ hơn và ổn định hơn bằng việc thay thế Magan cho Niken. Nhờ đó mà giá Inox 201 được giảm tới mức thấp nhất. Inox 304 được thay thế bởi Inox 201 ở khá nhiều lĩnh vực.

Inox 430 là gì?

Thép không gỉ 430 (Inox 430) là một mác thép có độ cứng thấp có chứa Crom, và thuộc về nhóm thép Ferritic. Thép này được biết đến với khả năng chống ăn mòn và định hình dễ dàng, có hệ số giãn nở thấp, và có khả năng chống sự oxy hóa tốt. Nó có thể được sử dụng trong các ứng dụng hóa học nhất định do khả năng chống chịu được axit nitric.

Giá của các loại Inox

Như đã nói ở trên Inox 201, 430 có giá rẻ hơn Inox 304 khá nhiều. Trong đó Inox 430 có giá rẻ nhất. Vì thế mà Inox 201, 430 ngày càng chiếm được nhiều thị trường hơn. Và được ưa chuộng nhất là Inox 201 vì việc sử dụng Mangan cho Inox 201 có nhiều tính chất tương tự Inox 304.

So sánh sự khác biệt giữa Inox 304, Inox 201 và Inox 430

Hãy cùng xem bảng so sánh chi tiết giữa Inox 304, Inox 201 và Inox 430 xem chúng khác biệt ở đâu nhé!

Bảng so sánh sự khác nhau giữa các loại inox

Đặc điểm

Inox 304

Inox 201

Inox 430

Giá thành

Cao

Thấp

Thấp

Khối lượng riêng

Cao

Thấp

Thấp

Chống gỉ, Chống ăn mòn

Khả năng chống gỉ, chống ăn mòn của 304 rất cao, cao hơn rất nhiều Inox 201. Crom và Lưu huỳnh giúp Inox 304 đứng đầu về khả năng chống gỉ và chống ăn mòn

Do hàm lượng Niken thấp nên Inox 201 được đánh giá là có khả năng chống gỉ và chống ăn mòn thấp hơn 304 khá nhiều

Inox 430 có hàm lượng Niken cực thấp nên khả năng chống gỉ rất kém. Kém hơn cả Inox 201 khá nhiều

Độ bền

Độ bền 304 tương đối cao nhưng lại kém hơn Inox 201. Tuy nhiên trong các trường hợp cụ thể thì do khả năng chống gỉ và ăn mòn cao hơn, Inox 304 lại được đánh giá bền hơn rất nhiều

Độ bền rất cao, cùng với đó là giá thành tương đối thấp khiến Inox 201 dần dần chiếm lĩnh thị trường hiện nay

Độ bền của Inox 430 không thua kém quá nhiều với Inox 201 và 304. Giá thành lại rẻ nên cũng được thị trường khá ưa chuộng

Giá thành

Cao

Thấp

Thấp nhất

Thí nghiệm so sánh độ bền

Dưới đây là một vài thí nghiệm để so sánh độ bền của Inox 304, Inox 201, Inox 430. 

  • Thí nghiệm 1: Thử trong điều kiện bình thường.

Ở điều kiện bình thường, Inox 304 và Inox 201 gần như không có sự khác biệt về độ bền.

  • Thí nghiệm 2: Trong điều kiện môi trường nước muối, ngoài trời

Chúng ta tiến hành thí nghiệm bằng cách: Phun nước muối vào 2 loại inox 304 và 201 trong 575 giờ liền. Kết quả thu được là Inox 304 thắng áp đảo Inox 201. Bởi thành phần Niken cao nên khả năng chống gỉ và chống ăn mòn của Inox 304 luôn vượt trội.

Bởi vậy Inox 201 không phù hợp với ngành hàng hải, đóng tàu. Hay các sản phẩm được làm từ inox thường xuyên tiếp xúc với môi trường nước muối hay các điều kiện khắc nghiệt khác.

  • Thí nghiệm 3: Thử nghiệm trong môi trường axit

Axit là loại thuốc thử chuyên dụng. Để xác định được sức bền của các loại inox. Khi cho axit vào, Inox 304 gần như không có phản ứng gì. Còn Inox 201 thì sủi bọt và phản ứng lại với axit.

Các máy móc công nghiệp hầu hết được làm từ thép không gỉ

Ứng dụng của Inox 304, Inox 201 và 430

Bạn đã biết Inox là gì và cấu tạo, đặc tính của nó ra sao. Các loại Inox được ứng dụng trong mọi ngành từ xây dựng, chế biến và bảo quản thực phẩm, giao thông vận tải, y tế, dầu khí,… Tuy nhiên, do đặc tính giữa các loại Inox có điểm khác biệt nên có những lĩnh vực chỉ có thể ứng dụng một loại Inox nhất định. Để thấy rõ hơn tính ứng dụng của các loại Inox, bạn hãy đọc phần dưới đây nhé!

Ứng dụng của Inox

  • Thiết bị công nghiệp: máy đóng gói, dây chuyền sản xuất thực phẩm, các máy móc công nghiệp,… Các loại Inox 201, 430 được ưa chuộng hơn Inox 304 nhằm giảm chi phí kinh doanh tới mức tối đa.
  • Thiết bị nhà bếp: Xoong, nồi, chảo… sử dụng được cả hai loại Inox 304 và Inox 201. Tuy nhiên nên sử dụng Inox 304 vì khả năng chống gỉ và chống ăn mòn cao. Nồi chảo sẽ bền hơn và giữ vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, bạn cũng phải chấp nhận rằng giá thành cho một bộ xoong nồi làm từ Inox 304 sẽ khá cao.
  • Máy giặt, máy rửa chén : Inox 201 không phù hợp cho lĩnh vực này vì có khả năng bị ăn mòn trong các kẽ hở.
  • Thiết bị chế biến thực phẩm: Inox 201 được sử dụng ít và không dùng cho những nơi có độ PH <3.
  • Ngành hóa chất, dầu khí, năng lượng hạt nhân : Ngành này có tính nguy hiểm và độc hại cao. Vì vậy bắt buộc 100% phải sử dụng Inox 304.
  • Trang trí nội thất: Cả 3 loại Inox trên đều được sử dụng. Nhưng Inox 201 và 430 được sử dụng rộng rãi hơn do giá thành rẻ hơn, tiết kiệm được tiền nguyên vật liệu.
  • Trong trí ngoại thất: Inox 201 và Inox 430 không phù hợp do liên tục phải chịu tác động từ bên ngoài như nắng, mưa, gió, bão,… Nếu sử dụng, bạn cần phải bảo trì thường xuyên.

Một số câu hỏi thường gặp về Inox

Inox có dẫn điện không?

“Inox là gì? Inox có dẫn điện không?” Đây có lẽ là câu hỏi khá nhiều người quan tâm nhất. Trên thực tế câu trả lời là CÓ. Inox hay thép không gỉ có khả năng dẫn điện kém khoảng 10-15%( Với đồng là 100% nhé). Vì thế, khi sử dụng nồi hay các sản phẩm Inox vẫn phải chú ý an toàn điện.

Inox 304 có hút nam châm không?

Inox 304 không hút nam châm. Đây cũng là 1 mẹo đơn giản để kiểm tra nồi Inox bạn mua có phải 304 hay không. Nếu thấy nồi hút nam châm thì chứng tỏ nồi Inox của bạn đã bị nhiễm tạp chất khác không phải 304.

Cách làm sạch nồi inox bị cháy như thế nào?

Nồi Inox rất khó bám dính, bề mặt bóng sáng. Vì thế mà làm sạch khá dễ dàng. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng không tránh khỏi những khi cháy xém. Thì mẹo cho các bạn rất đơn giản tùy vào mức độ cháy của nồi. Nếu chỉ là những mảng bám đơn giản bạn có thể dùng nước cốt chanh, giấm, nước rửa bát và cọ sạch. Nếu những vết cháy nặng hơn do lửa đun cháy bạn có thể dùng các sản phẩm rửa nồi Inox chuyên dụng, baking soda hoặc nước lau kính,…

Đánh bóng Inox bằng gì?

Đánh bóng Inox bằng gì

Các vật dụng bằng inox xuất hiện hoen gỉ hay vết ố bạn nên dùng cọ nồi hoặc giấy giáp để đánh sạch. Việc vệ sinh dụng cụ Inox cũng khá dễ dàng. Tuy nhiên, khi sử dụng cách này Inox sẽ không sáng bóng được như trước. Vì thế bạn nên sử dụng các cách trên trước để giữ được độ sáng bóng cho vật dụng của bạn. Nếu các vết ố quá nặng thì bạn nên dùng cả nước rửa nồi và cọ nồi để làm sạch. Nó cũng không quá ảnh hưởng đến bộ sáng bóng của nồi đâu.

Cách nhận biết Inox 304 như nào?

Do chạy theo lợi nhuận, nên trên thị trường có rất nhiều loại “Inox nhái 304”. Hoặc Inox 201 và Inox 430 cũng được thay thế cho loại Inox này. Vì thế chúng ta cần phải kiểm tra kĩ lưỡng trước khi mua hàng làm sao để nhận biết Inox 304 chuẩn nhất. Vì các loại Inox khá giống nhau nên chúng ta khó có thể nhận biết bằng mắt thường. Hãy mang các vật dụng sau và làm theo cách thử Inox 304 này để có thể kiểm tra được kĩ nhất.

  • Lấy nam châm ra thử: Nhiều bạn thắc mắc nam châm có hút Inox không? Câu trả lời là thường là nam châm không hút Inox. Tuy nhiên, nếu trong Inox được pha sắt hoặc một số tạp chất khác thì nam châm sẽ hút được. Vì thế việc mang theo 1 cái nam châm để đi thử là cách phổ thông. Nó chỉ có thể nhận diện được Inox 304 hay những Inox có pha thêm tạp chất và sắt.
  • Dùng axit hay các dung dịch chuyên dụng: Để thử được Inox 304 thì cách tốt nhất vẫn là thử bằng axit hay các dung dịch chuyên dụng. Bạn nhỏ 1 giọt axit lên trên Inox. Nếu không xảy ra hiện tượng gì thì đó đích thực là Inox 304 chính hãng. Còn với 201 và 430 thì sẽ sủi bọt trắng.

Inox 304, Inox 201 và 430 có gỉ không?

Về mặt lý thuyết, Các loại Inox đều không hoặc khó gỉ trong điều kiện thường. Tuy nhiên, trong thực tế các Inox này vẫn bị gỉ do các môi trường khắc nghiệt. Cụ thể là:

  • Inox 304 gần như có khả năng chống gỉ tuyệt đối hoặc rất ít gỉ, dễ đánh bóng.
  • Inox 201 dễ bị gỉ trong các điều kiện không khí bên ngoài, bụi bẩn, môi trường có muối và axít. Vì thế Inox 201 chỉ thích hợp sử dụng nhất khi làm các vật dụng ở trong nhà, không tiếp xúc nhiều bụi bẩn và môi trường bên ngoài.
  • Inox 430 do có nhiều tạp chất nên khả năng chống gỉ kém nhất. Thường sau khi dùng 1 thời gian, nó sinh ra gỉ sét khá nhiều.

Trên đây là bài viết Inox là gì. Trong đó, chúng tôi đã giải thích và phân loại rất cụ thể về 3 loại inox 304, Inox 201 và Inox 430. Đây là các loại Inox phổ biến nhất thị trường. Đức Phát hy vọng qua bài viết này bạn có thể hiểu được Inox là gì và cách phân biệt chúng ra sao. 

Nguyễn Đức Ngọc
Giám đốc điều hành

0919476666

Huỳnh Tuấn Lâm - chuyên gia Đức Phát

Huỳnh Tuấn Lâm
Chuyên gia về giải pháp hệ thống

0931284444

Dương Vũ Vương
Giám đốc chi nhánh Đức Phát Hồ Chí Minh

0974344345