Quy trình sản xuất bánh mì tươi chà bông chuẩn “xịn”

Bánh mì tươi chà bông không chỉ là một món ăn quen thuộc với nhiều người trẻ mà còn được ưa chuộng bởi sự tiện lợi và hương vị thơm ngon. Được kết hợp giữa lớp bánh mì mềm mịn và vị đậm đà của chà bông, vị béo ngậy của bơ, bánh mì tươi chà bông nhanh chóng trở thành một phần không thể thiếu trong các bữa ăn nhẹ. Để có được sản phẩm đạt tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn, từng bước trong quy trình sản xuất đều phải được thực hiện một cách tỉ mỉ và chính xác. Trong bài viết này, hãy cùng Đức Phát khám phá quy trình sản xuất bánh mì tươi chà bông.

Chúng tôi sẽ “bật mí” những bí quyết để những chiếc bánh mì chà bông này trở thành “best seller” của các thương hiệu lớn như Staff và Kinh Đô. 

Bánh mì tươi chà bông – Tại sao được yêu thích?

Bánh mì tươi chà bông - món ăn nhanh được yêu thích
Bánh mì tươi chà bông – món ăn nhanh được yêu thích

Bánh mì tươi chà bông là loại bánh mì mềm với phần ruột đặc, mang vị ngọt nhẹ, kết hợp cùng lớp chà bông mặn thơm ngon phía trên. Đây là loại thực phẩm thích hợp để ăn liền, không cần phải chế biến hay nướng lại như bánh mì truyền thống.

Hiện nay, các thương hiệu đứng đầu về doanh thu bánh mì tươi chà bông là Staff và Kinh Đô. Lý do những thương hiệu này được người tiêu dùng tin tưởng nằm ở quá trình sản xuất hiện đại, tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như khả năng giữ cho sản phẩm luôn tươi ngon, hạn sử dụng lâu dài. Đặc biệt, với việc hoạt động lâu dài trong ngành thực phẩm, họ đã tối ưu hóa quy trình sản xuất bánh mì tươi chà bông nhằm tạo ra sản phẩm với chất lượng và hương vị phù hợp với khẩu vị và nhu cầu của người Việt.

Quy trình sản xuất bánh mì tươi chà bông

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu và phối trộn

Chuẩn bị nguyên liệu và phối trộn
Chuẩn bị nguyên liệu và phối trộn

Công đoạn chuẩn bị nguyên liệu là bước đầu tiên trong quy trình sản xuất bánh mì tươi chà bông. Các thành phần như bột mì, men nở, đường, sữa và muối được chọn lọc từ nhà cung cấp uy tín, đảm bảo đạt chuẩn về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Sau đó, các nguyên liệu sẽ được cân đo theo tỷ lệ công thức của nhà sản xuất một cách chính xác nhất. 

Việc đo lường nguyên liệu rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới độ đồng đều, kết cấu của khối bột bánh khi trộn và độ tơi xốp của sản phẩm bánh mì.

Sau khi cân đo các nguyên liệu, chúng sẽ được đưa vào máy trộn bột để phối trộn thành hỗn hợp bột mềm dẻo và mịn, không bị vón cục. 

Thiết bị sử dụng

Cân định lượng: Thiết bị đầu tiên trong công đoạn này là cân định lượng. Máy có chức năng định lượng chính xác các nguyên liệu, đảm bảo tỷ lệ giữa các nguyên liệu là chính xác. Từ đó, bột sau khi được trộn sẽ có kết cấu tốt nhất.

Máy sàng rung tròn nhiều tầng
Máy sàng rung tròn nhiều tầng

Máy sàng rung tròn nhiều tầng: Máy có các tầng lưới lọc có thể giúp rây bột, đồng thời sàng lọc, loại bỏ các hạt sạn, tạp chất lẫn trong bột và các phần bột bị vón cục. 

Máy trộn bột ướt
Máy trộn bột ướt

Máy trộn bột ướt: Các nguyên liệu sẽ được đưa vào bồn trộn. Khi hoạt động, các cánh khuấy trong bồn sẽ quay tròn, giúp trộn đều các nguyên liệu với nhau.

Bước 2: Ủ bột

Quá trình ủ bột giúp men hoạt động, tạo ra khí CO2 làm cho bột nở ra, giúp bánh mì có độ xốp đặc trưng.

Quy trình thực hiện của bước này như sau: Sau khi bột được trộn đều ở bước một, khối bột sẽ được bọc kín bằng ni lông bọc thực phẩm hoặc vải rồi chuyển sang buồng ủ. Quá trình ủ thường diễn ra ở nhiệt độ 30 – 35 độ C. Thời gian ủ từ 1 – 2 giờ. Công đoạn ủ bột này cần lưu ý một điều là duy trì độ ẩm thích hợp để tránh làm khô bề mặt cũng như bên trong khối bột. 

Ủ bột bánh
Ủ bột bánh

Sau khi ủ, khối bột sẽ nở ra, kích thước có thể gấp 1.5 lần so với trước khi ủ, độ đàn hồi của bột tốt, khi kéo dãn bột không bị nhão hay đứt, vón cục. Công đoạn này đóng một vai trò quan trọng và không thể thiếu trong các quy trình làm bánh mì nói chung. 

Thiết bị sử dụng

Thiết bị cần sử dụng cho quá trình ủ bột là buồng ủ. Trong quá trình ủ bột, yếu tố nhiệt độ và độ ẩm là quan trọng nhất. Buồng ủ có thể điều chỉnh được nhiệt độ và độ ẩm ổn định. Các hệ thống kiểm soát khí bên trong buồng ủ giúp đảm bảo bột nở đều và không bị khô bề mặt. 

Bước 3: Định hình và tạo hình bánh

Định hình và tạo hình bánh
Định hình và tạo hình bánh

Mục đích của công đoạn này là định hình bột theo khuôn để tạo hình bánh mì tươi chà bông, tạo nên kích thước và hình dáng đều đặn cho từng chiếc bánh.

Quy trình thực hiện của bước này như sau: Khối bột sau khi ủ xong sẽ được chia thành từng phần nhỏ đều nhau. Nhà sản xuất có thể sử dụng máy cắt bột để đảm bảo bột được chia một cách chính xác và đồng đều. Tiếp đó, mỗi phần bột sẽ được đưa qua máy tạo hình. Máy sẽ đưa bột vào khuôn và tạo thành từng khối bánh hình oval hoặc hình tròn, tùy theo loại khuôn và thiết kế của sản phẩm. 

Thiết bị sử dụng

Các thiết bị cần sử dụng cho công đoạn này là:

Máy chia bột
Máy chia bột

Máy chia bột: Máy có dao cắt để cắt, chia đều khối bột lớn thành các phần nhỏ có khối lượng và kích thước đều nhau. Máy đảm bảo tính đồng nhất của bánh mì tươi.

Máy cán và tạo hình bánh: Máy có trục cán tự động giúp định hình bột một cách đồng đều và chính xác.

Bước 4: Nướng bánh

Bước cuối cùng để tạo ra lớp vỏ bánh mì tươi mềm xốp là nướng chín bánh. Khi bánh được đưa vào trong lò, nhiệt độ của lò nướng sẽ làm chín bột, tạo ra lớp vỏ vàng đều bóng mượt, bên trong bánh bông xốp. 

Bánh mì tươi sau khi nướng
Bánh mì tươi sau khi nướng

Để nướng bánh đúng chuẩn, bánh sau khi được tạo hình phải nướng ngay. Bánh sẽ được xếp vào khay và đưa vào lò nướng công nghiệp. Nhiệt độ lò thường đặt ở mức 180 – 200 độ C. Thời gian nướng kéo dài khoảng 15 – 20 phút. 

Thiết bị sử dụng

Máy nướng bánh công nghiệp
Máy nướng bánh công nghiệp

Trong bước này, các thiết bị lò nướng công nghiệp sẽ đóng vai trò chủ chốt. Với hệ thống gia nhiệt đồng đều, lò nướng giúp bánh chín đều từ trong ra ngoài, giữ được độ mềm mịn và lớp vỏ giòn. Các loại lò nướng hiện đại còn có khả năng điều chỉnh nhiệt độ chính xác và lập trình thời gian nướng tự động. 

Bước 5: Phủ chà bông và đóng gói

Sau khi bánh được nướng xong, công nhân sẽ đưa bánh ra ngoài và để nguội. Sau đó, bánh sẽ được cắt đôi theo chiều dài của bánh để thêm nhân chà bông bên trong. 

Để lớp chà bông được phủ lên bánh mì tươi mà không bị rơi, trước hết, bánh sẽ được phết một lớp sốt dầu trứng. Bánh được cắt sẽ được tách ra đưa vào băng tải. Máy sau đó sẽ bơm dầu trứng lên trên, công nhân sẽ dàn đều sốt trên bề mặt bánh. Tiếp đó, công nhân sẽ phủ lớp chà bông lên. Nhờ có sốt dầu trứng, chà bông sẽ dính vào bánh mà không bị rời ra trong quá trình đóng gói, vận chuyển. 

Đóng gói bánh mì tươi chà bông
Đóng gói bánh mì tươi chà bông

Sau khi hoàn thành, bánh sẽ được chuyển qua giai đoạn đóng gói bằng máy đóng gói tự động.

Thiết bị sử dụng

Tại bước này, các thiết bị cần sử dụng bao gồm:

Máy bơm sốt: Máy có chức năng bơm sốt dầu trứng vào bánh với định lượng chính xác và đồng đều.

Máy đóng gói bánh mì tươi chà bông
Máy đóng gói bánh mì tươi chà bông

Máy đóng gói bánh mì thổi khí: Máy chuyên đóng gói các loại bánh mì tươi, bánh trứng, bánh bông lan, bánh trung thu,… Máy có chức năng thổi khí, giúp bao bì căng phồng đẹp mắt, bảo vệ sản phẩm bên trong tốt hơn.

Kết luận

Như vậy, bạn có thể thấy quy trình sản xuất bánh mì tươi chà bông bao gồm các bước từ trộn bột, ủ bột, tạo hình bánh, nướng bánh cho đến phủ lớp chà bông vào bánh. Mỗi công đoạn, mỗi khâu lựa chọn nguyên liệu đều cần sự chính xác. Vì vậy, việc ứng dụng các thiết bị hiện đại là rất quan trọng. Nó giúp tăng hiệu quả và đảm bảo chất lượng sản phẩm. Với quy trình sản xuất khép kín và công nghệ tiên tiến, các thương hiệu lớn như Staff, Kinh Đô hay Hữu Nghị đã thành công trong việc phát triển sản phẩm bánh mì tươi chà bông, đưa một món ăn tiện lợi và ngon miệng tới với hàng triệu người tiêu dùng. 

Nguyễn Đức Ngọc
Giám đốc điều hành

0919476666

Huỳnh Tuấn Lâm - chuyên gia Đức Phát

Huỳnh Tuấn Lâm
Chuyên gia về giải pháp hệ thống

0931284444

Dương Vũ Vương
Giám đốc chi nhánh Đức Phát Hồ Chí Minh

0974344345