Quy trình sản xuất bánh phồng tôm thơm ngon, giòn rụm

Bánh phồng tôm là một loại bánh thường dùng để ăn nhẹ phổ biến tại các nước Đông Nam Á. Bánh có hình dáng mỏng, giòn khi chiên và thường có màu trắng hoặc vàng nhạt. Hương vị đặc trưng từ tôm và gia vị làm cho bánh phồng tôm trở thành một món ăn vặt không thể thiếu trong các dịp lễ, Tết hay các buổi tiệc. Làm thế nào để có thể làm ra những chiếc bánh phồng tôm thơm ngon, giòn rụm như vậy? Trong bài viết này, hãy cùng Đức Phát tìm hiểu về quy trình sản xuất bánh phồng tôm chi tiết nhé!

Quy trình sản xuất bánh phồng tôm
Quy trình sản xuất bánh phồng tôm

Các món ăn được chế biến từ bánh phồng tôm

Bánh phồng tôm chiên

Bánh phồng tôm chiên được rất nhiều người ưa thích đặc biệt là trẻ con. Cách chế biến cũng rất nhanh và đơn giản. Khi dầu nóng, cho bánh vào chiên và nhấn mặt bánh chìm dưới dầu cho đến khi phồng lên và chuyển màu vàng. Vớt bánh ra để ráo dầu trên khăn giấy rồi thưởng thức ngay lúc còn nóng để cảm nhận mùi thơm của tôm và độ giòn tan.

Ăn kèm bánh phồng tôm với các món gỏi, nộm

Bánh phồng tôm là món ăn kèm lý tưởng với gỏi, nộm. Nó thường được dùng làm khai vị để kích thích vị giác. Gỏi có vị cay, chua, ngọt, khi kết hợp với bánh phồng tôm sẽ thêm phần giòn tan và bùi ngậy, tạo nên hương vị đặc biệt được nhiều người yêu thích.

Bánh phồng tôm ăn kèm gỏi
Bánh phồng tôm ăn kèm gỏi

Bánh phồng tôm nấu canh

Món canh bánh phồng tôm, đặc sản miền Tây Nam Bộ, kết hợp nước lèo ngọt từ tôm tươi, củ cải và cà rốt, tạo nên hương vị đậm đà. Bánh phồng tôm nấu cùng canh thêm phần bùi và béo, mang đến trải nghiệm ẩm thực tinh túy.

Bánh phồng tôm nấu canh
Bánh phồng tôm nấu canh

Súp bánh phồng tôm

Để làm món súp bánh phồng tôm, bạn chỉ cần chuẩn bị bánh phồng tôm, thịt nạc băm, tôm khô và cà rốt. Hầm xương để làm nước dùng, sau đó xào thịt và tôm với tỏi, đun sôi nước dùng và thêm cà rốt, bánh phồng tôm. Nêm nếm gia vị và cho thêm chút bột năng để tạo độ sệt. Món súp này thơm ngon, bổ dưỡng và lạ miệng.

Súp bánh phồng tôm
Súp bánh phồng tôm

Nguyên liệu sản xuất bánh phồng tôm

  • Bột mì: Đây là nguyên liệu đầu tiên để sản xuất bánh phồng tôm. Bột mì được tiếp nhận phải có độ mịn, không có màu sắc lạ. Hơn hết, bột phải đạt độ ẩm khoảng 10% – 13%.
  • Tôm: Tôm tươi hoặc bột tôm. Nếu sử dụng tôm tươi thì phải là loại được đông lạnh bảo quản ở nhiệt độ khoảng -18°C. Đồng thời, tôm sẽ được đưa vào máy xay rồi được nghiền mịn. Ngày nay, nhiều cơ sở sản xuất bánh phồng tôm thường ưu tiên sử dụng bột tôm để tiện lợi hơn cho quy trình sản xuất.
  • Nước tinh khiết: Nước được dùng để phối trộn các loại nguyên liệu, phụ gia sản xuất bánh phồng tôm lại với nhau thành một hỗn hợp quánh đặc. 
  • Chất tạo nở: Các chất tạo nở phải có phản ứng giữa 2 hợp chất Acid citric và Natri bicarbonate các tác dụng chống oxy hóa, điều vị sản phẩm, giảm pH môi trường.
  • Gia vị: đường, bột ngọt, muối, tỏi,…

Quy trình sản xuất bánh phồng tôm chi tiết

Bước 1: Phối trộn

Bước đầu tiên trong quy trình sản xuất bánh phồng tôm là phối trộn các nguyên liệu. Tôm xay nhuyễn hoặc bột tôm sẽ được trộn đều với bột mì theo tỷ lệ nhất định. Tỷ lệ này thường được giữ bí mật bởi mỗi nhà sản xuất để tạo ra hương vị độc đáo riêng. Quá trình trộn cần đảm bảo hỗn hợp đồng nhất, không vón cục và có độ dẻo nhất định. Bột tôm và bột mì đem trộn chung với đường, muối và các loại gia vị khác rồi đem nghiền mịn tạo thành một khối thống nhất. 

Khi các nguyên liệu được đưa vào máy trộn bột ướt, cánh khuấy bắt đầu thực hiện quá trình khuấy trộn. Đồng thời nước cũng được cho vào tùy theo độ đặc lỏng của nguyên liệu. Sau quá trình phối trộn, nguyên liệu đã trở thành khối bột đồng nhất, mặt bột mịn, nhuyễn thì chuyển qua thiết bị bơm, định hình.

Máy trộn bột ướt
Máy trộn bột ướt

Bước 2: Định hình

Sau khi trộn, bột được cho vào bao PE để tránh nhiễm vi sinh vật. Trước tiên, chuẩn bị túi bao PE, dây cột, và khăn sạch. Hỗn hợp bột sau đó được đưa vào thiết bị bơm. Quá trình bơm bắt đầu khi túi bao PE được tròng vào đầu ống của thiết bị bơm. Khi mở van, bột sẽ từ từ chảy vào bao PE. Trong suốt quá trình bơm, đầu ống phải luôn ngập trong dung dịch để tránh tạo bọt khí. Sau đó, gói bánh lại bằng cách dùng vải xô bó chặt từng cây bánh.

Bước 3: Hấp

Đặt bao bánh nằm ngang trên máy lăn có lót vải để cán mỏng, sau đó tiến hành hấp. Trong quá trình này, khí sẽ được tạo ra, làm tăng thể tích khối bột. Tinh bột sẽ bị hồ hóa và trương nở khi hấp, do đó, khăn vải lót sẽ bảo vệ bao PE khỏi bị hỏng. Nhiệt độ hấp duy trì ở mức 90°C – 105°C để tiêu diệt vi sinh vật còn tồn tại trong nguyên liệu.

Hấp bánh phồng tôm
Hấp bánh phồng tôm

Sau khi hoàn tất công đoạn hấp, bột chín sẽ được làm nguội khoảng 3 – 4 phút bằng quạt, giúp duy trì tính đàn hồi của bánh và ổn định các thành phần nguyên liệu sau quá trình hấp.

Bước 4: Cắt bánh

Khối bánh sau khi hoàn thành sẽ được đưa vào máy lăn kết hợp với quạt gió để làm nguội. Tiếp theo, khối bánh sẽ được chuyển vào phòng lạnh để duy trì độ cứng cần thiết, với thời gian làm lạnh khoảng 48 giờ ở nhiệt độ từ 3°C đến 7°C.

Cắt bánh phồng tôm
Cắt bánh phồng tôm

Sau khi đủ thời gian, bánh sẽ được chuyển sang giai đoạn cắt định hình. Trước khi cắt, bánh sẽ được rửa sơ qua nước. Hình dạng của bánh sẽ được tạo ra tùy theo yêu cầu sản phẩm của nhà sản xuất, nhưng thông thường bánh sẽ được tạo kiểu dạng tròn.

Bước 5: Sấy

Mục tiêu của quá trình sấy là loại bỏ độ ẩm trong bánh. Quá trình này kéo dài từ 12 đến 18 giờ ở nhiệt độ khoảng 65°C đến 70°C. Để tối ưu hóa quy trình, các nhà sản xuất đầu máy sấy phun tự động đảm bảo chất lượng đồng đều và rút ngắn thời gian sản xuất.

Máy sấy phun
Máy sấy phun

Sau khi sấy, công nhân sẽ sử dụng quạt gió để làm nguội bánh hoàn toàn. Cuối cùng, bánh sẽ được kiểm tra chất lượng và phân loại theo tiêu chuẩn cảm quan.

Xem thêm: Sấy phun là gì? Nguyên lý hoạt động của công nghệ sấy phun

Bước 6: Phân loại

Bánh phồng tôm sẽ được kiểm tra kỹ lưỡng để loại bỏ những lát bị vỡ, không đều hoặc không đạt yêu cầu về độ dày. Điều này đảm bảo rằng chỉ những lát bánh chất lượng cao nhất mới được đưa vào quá trình đóng gói. Sau đó, bánh sẽ được phân loại theo kích thước và độ dày. Những lát bánh có kích thước đồng đều sẽ được xếp vào một nhóm để dễ dàng đóng gói và bảo quản.

Bước 7: Đóng gói

Bước cuối cùng trong quy trình sản xuất bánh phồng tôm là đóng gói. Bao bì đóng gói cần đảm bảo chất lượng, chống ẩm và đủ chắc chắn để bảo vệ bánh trong quá trình vận chuyển và bảo quản. Để việc đóng gói trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn, các doanh nghiệp nên sử dụng các loại máy đóng gói tự động. Bánh sẽ được xếp ngay ngắn, đều đặn trong từng gói. 

Máy đóng gói tự động
Máy đóng gói tự động

Một số nhà sản xuất sử dụng công nghệ hút chân không để loại bỏ không khí bên trong bao bì, kéo dài thời gian bảo quản và giữ nguyên hương vị của bánh phồng tôm. Sau khi đóng gói, bao bì sẽ được dán nhãn với các thông tin chi tiết về sản phẩm như ngày sản xuất, hạn sử dụng, thành phần, hướng dẫn sử dụng và bảo quản. Cuối cùng, bao bì sẽ được niêm phong kỹ lưỡng để đảm bảo không bị rách hoặc mở ra trong quá trình vận chuyển.

Xem thêm: Dây chuyền sản xuất bim bim

Bánh phồng tôm không chỉ là một món ăn vặt phổ biến mà còn là biểu tượng ẩm thực đặc sắc của nhiều vùng miền. Với quy trình sản xuất bánh phồng tôm hiện đại và tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn chất lượng giúp sản phẩm này càng được ưa chuộng không chỉ trong nước mà còn xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Hy vọng Đức Phát đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích. Mọi thắc mắc và nhu cầu về các loại máy móc tự động vui lòng liên hệ 0919476666 để được hỗ trợ báo giá.

Nguyễn Đức Ngọc
Giám đốc điều hành

0919476666

Huỳnh Tuấn Lâm - chuyên gia Đức Phát

Huỳnh Tuấn Lâm
Chuyên gia về giải pháp hệ thống

0931284444

Dương Vũ Vương
Giám đốc chi nhánh Đức Phát Hồ Chí Minh

0974344345