Chắc hẳn bạn đã từng tự hỏi điều gì làm cho những chiếc bánh quy giòn tan, thơm ngon lại có thể khiến mọi người say mê đến vậy? Chỉ với những nguyên liệu cơ bản như bột mì, bơ, và đường, qua bàn tay khéo léo của người thợ chúng trở thành thức ăn vặt hấp dẫn. Những chiếc bánh quy không chỉ là đồ ăn được ưa thích trong các dịp lễ hội đặc biệt mà còn là món quà tuyệt vời để tặng những người thân yêu. Trong bài viết dưới này, Đức Phát sẽ cùng bạn khám phá quy trình sản xuất bánh quy và nguồn gốc của chúng để hiểu rõ hơn về món ăn thú vị này nhé!
Tóm tắt nội dung chính
Bánh quy có từ đâu?
Bánh quy là một loại bánh nhỏ được làm từ bột mì, đường, bơ hoặc dầu và các thành phần phụ gia khác. Bánh quy thường được nướng để tạo ra một kết cấu giòn hoặc mềm tùy vào công thức và cách chế biến. Đây là món ăn nhẹ phổ biến và được ưa chuộng trên toàn thế giới, thường được dùng kèm với trà, cà phê hoặc sữa.
Tuy không rõ nguồn gốc chính xác nhưng bánh quy được cho là đã xuất hiện từ thời cổ đại. Những chiếc bánh đơn giản làm từ bột ngũ cốc và nước tiện lợi cho các chuyến đi xa. Người Ba Tư được cho là những người đầu tiên làm bánh quy vào thế kỷ VII trước Công nguyên. Sau đó, bánh quy du nhập vào châu Âu và người Pháp đã phát triển chúng thành những chiếc bánh mềm xốp, giòn tan như ngày nay. Cái tên “biscuit” cũng có nguồn gốc từ tiếng Pháp, có nghĩa là “nướng 2 lần”.
Phân loại bánh quy
Bánh quy có thể được phân loại dựa trên nhiều yếu tố như hương vị, thành phần, hình dạng, kết cấu… Dưới đây là sự so sánh giữa ba dạng bánh quy phổ biến:
Tiêu chí |
Bánh quy xốp |
Bánh quy dai |
Bánh quy giòn |
Kết cấu |
Nhẹ, xốp, dễ vỡ |
Mềm, dai, dẻo |
Cứng, giòn, bền |
Thành phần chính |
Bơ, dầu, bột mì, đường |
Bột mì, bơ, đường, socola chip |
|
Phương pháp nướng |
Nhiệt độ trung bình, đánh bông hỗn hợp |
Nhiệt độ thấp, giữ ẩm |
Nhiệt độ cao, ít độ ẩm |
Ví dụ |
Bánh quy bơ, bánh quy vani |
Bánh quy gừng, bánh quy đường nâu |
Bánh quy socola chip, bánh quy hạnh nhân |
Xem thêm: Bột tàn mì là gì? Những công dụng và món ăn làm từ bột tàn mì.
Quy trình sản xuất bánh quy
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
Các nguyên liệu chính trong bánh quy bao gồm bột mì, đường, bơ, trứng, sữa, chất béo thực vật, dầu và một số chất phụ gia khác. Những nguyên liệu này phải được chọn lọc kỹ lưỡng, có nguồn gốc rõ ràng và đạt các chứng chỉ về vệ sinh an toàn thực phẩm. Nguyên liệu nên được lưu trữ trong điều kiện khô ráo và thoáng mát để đảm bảo không bị hỏng hoặc biến chất.
Bước 2: Cân định lượng theo tỷ lệ
Bước tiếp theo là cân định lượng các nguyên liệu theo tỷ lệ được quy định trong công thức. Việc cân định lượng chính xác là rất quan trọng để đảm bảo bánh quy có hương vị và kết cấu đồng nhất. Các nguyên liệu cần cân đo chính xác bằng cân định lượng bán tự động 4 đầu để đạt được tỷ lệ chính xác nhất.
Bạn có thể quan tâm: Máy định lượng đường là gì? Tại sao lại phải sử dụng nó
Bước 3: Phối trộn các nguyên liệu
Nguyên liệu được đưa lần lượt vào máy trộn bột ướt để kết thành một khối bột đồng nhất. Trong giai đoạn này, bơ và đường sẽ được trộn đều cho đến khi tạo thành một hỗn hợp đồng nhất, sau đó cho thêm bột mì và các phụ gia khác. Khối bột cần được trộn đều và kỹ lưỡng để đảm bảo hỗn hợp đạt được độ mịn và đồng nhất cần thiết cho việc tạo hình bánh quy.
Bước 4: Tạo hình bánh quy
Sau khi phối trộn xong, khối bột sẽ được chuyển đi cán bột và tạo hình. Tùy vào loại bánh quy, các hình dáng có thể khác nhau như hình tròn, vuông, hoặc các hình dáng đặc biệt. Đối với các loại bánh quy có nhân, bước này sẽ cho thêm nhân vào giữa hai lớp bột.
Bước 5: Nướng bánh
Bánh quy sau khi đã được tạo hình sẽ được đưa vào lò nướng. Nhiệt độ nướng thường dao động từ 160 đến 180 độ C và thời gian nướng khoảng 10 đến 15 phút tùy vào kích thước và loại bánh quy. Trong quá trình nướng, bánh quy cần được theo dõi thường xuyên để đảm bảo chúng không bị cháy hoặc nướng không đều. Bánh nướng đến khi đã chín đều và có màu vàng đẹp mắt. Nếu cần thiết, bánh sẽ được nướng thêm vài phút ở nhiệt độ thấp hơn để đạt được kết quả hoàn hảo.
Bước 6: Phủ dầu
Khi đã nướng chín và còn nóng, bánh quy sẽ được phủ một lớp dầu. Việc phủ dầu giúp bánh quy có vẻ ngoài bóng bẩy và hấp dẫn hơn. Đối với một số loại bánh quy, lớp phủ có thể là đường kính, sô-cô-la hoặc các loại hạt trang trí. Lớp phủ cũng giúp bảo quản bánh quy lâu hơn bằng cách giữ ẩm cho sản phẩm.
Bước 7: Làm nguội bánh
Tại đây, bánh quy sẽ được đặt trên giá hoặc khay làm nguội để không bị dính nhau và có thể nguội đều. Chúng cần được làm nguội hoàn toàn để tránh bị ẩm hoặc biến dạng khi đóng gói. Đối với các loại bánh quy có kem, kem sẽ được phết lên sau khi bánh đã nguội hoàn toàn. Những loại bánh quy không có kem sẽ tiếp tục được chuyển sang công đoạn đóng gói.
Bước 8: Đóng gói bánh quy vào bao bì
Cuối cùng, bánh quy sẽ được đóng gói vào bao bì bằng máy đóng gói bánh quy tự động. Sử dụng máy móc hiện đại giúp tăng số lượng bánh được đóng gói, đảm bảo sự đồng đều và tính thẩm mỹ của bao bì, đồng thời tiết kiệm thời gian và công sức.
Trong giai đoạn này, bánh quy cần được đóng gói cẩn thận để đảm bảo không bị vỡ hoặc hỏng. Các bao bì cũng cần được dán nhãn với thông tin về sản phẩm, ngày sản xuất, hạn sử dụng và các thông tin cần thiết khác. Đóng gói xong, sản phẩm sẽ được đưa vào kho để chuẩn bị cho việc phân phối.
Từ những nguyên liệu đơn giản như vậy, bánh quy đã trở thành một món ăn yêu thích với hương vị đặc trưng và hấp dẫn không thể cưỡng lại. Quy trình sản xuất bánh quy là một sự kết hợp hoàn hảo giữa kỹ thuật và sáng tạo. Bạn cũng có thể thử nghiệm và tạo ra những phiên bản bánh quy của riêng mình tại nhà. Chúc các bạn thành công và tạo được niềm vui, sự kết nối trong những khoảnh khắc đặc biệt bên gia đình và bạn bè bằng những chiếc bánh quy thơm ngon này nhé!
Nguyễn Đức Ngọc
Giám đốc điều hành
0919476666
Huỳnh Tuấn Lâm
Chuyên gia về giải pháp hệ thống
0931284444
Dương Vũ Vương
Giám đốc chi nhánh Đức Phát Hồ Chí Minh
0974344345