Bò khô, với hương vị đậm đà, cay nồng, độ dai sần sật, đã trở thành một món ăn vặt không thể thiếu với nhiều người. Tuy nhiên, để có được những miếng bò khô thơm ngon chuẩn vị, quy trình sản xuất phải được thực hiện một cách tỉ mỉ và chuyên nghiệp từ khâu chọn nguyên liệu cho đến giai đoạn đóng gói. Trong bài viết này, hãy cùng Đức Phát khám phá quy trình sản xuất bò khô thơm ngon chuẩn vị qua bài viết dưới đây nhé!
Tóm tắt nội dung chính
Đôi nét về thị trường bò khô
Trong những năm 1800, thổ dân châu Mỹ nhằm mục đích bảo quản thịt lâu hơn đã sáng tạo ra món thịt bò khô. Theo thời gian, bò khô đã trở thành một thực phẩm chính cho cao bồi và những người khai hoang ở Mỹ. Những nhà thám hiểm khi đi khai hoang đã xây dựng những túp lều và hun khói những miếng thịt trên lửa. Một sản phẩm khô bò đúng nghĩa thực sự được ra đời khi chúng được tẩm thêm các gia vị, góp phần tạo nên sự ngon miệng hơn cho món ăn.
Ngày nay, thị trường bò khô đang phát triển một cách mạnh mẽ với hàng trăm doanh nghiệp lớn nhỏ. Sản phẩm không chỉ được bán tại các cửa hàng, siêu thị mà còn được quảng bá rộng rãi trên các nền tảng trực tuyến, giúp người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận và lựa chọn. Bởi vậy việc lựa chọn tham gia vào thị trường cạnh tranh này, các doanh nghiệp cần nghiên cứu và thật kỹ lưỡng trong quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng lợi thế cạnh tranh.
Xem thêm: Quy trình sản xuất snack, bim bim thơm ngon khó cưỡng
Nguyên liệu sản xuất bò khô
Thịt bò
Thịt bò là nguyên liệu chính quyết định chất lượng bò khô. Thịt bò phải được chọn từ những phần ngon nhất như thịt thăn hoặc thịt mông, đảm bảo độ tươi ngon và không chứa nhiều gân, mỡ. Thịt bò được chọn lọc kỹ càng, phải đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, không chứa chất bảo quản hay các hóa chất độc hại.
Gia vị
Ngoài thịt bò, các loại gia vị cũng đóng vai trò quyết định trong việc tạo nên hương vị đặc trưng cho bò khô. Các gia vị chính bao gồm nước mắm, tỏi, ớt, đường, tiêu, ngũ vị hương và một số gia vị bí truyền khác tùy thuộc vào công thức riêng của từng nhà sản xuất.
Việc lựa chọn và pha trộn gia vị giúp tạo ra hương vị riêng của bò khô cho mỗi doanh nghiệp. Bởi vậy bạn nên nghiên cứu thật kỹ càng về các loại gia vị cần thêm và định lượng thêm vào bao nhiêu để có thể tạo ra một hương vị đặc biệt, hấp dẫn người tiêu dùng.
Quy trình sản xuất bò khô chi tiết
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Bước đầu tiên trong quy trình sản xuất bò khô là sơ chế nguyên liệu. Thịt bò có thể được chọn từ các miếng thịt tươi hoặc từ thịt bò xay. Trước tiên, thịt sẽ được xử lý cẩn thận để loại bỏ xương và mô liên kết. Quá trình khử mỡ sau đó được thực hiện bằng một trong ba phương pháp chính: sử dụng máy ly tâm để tách chất béo lỏng qua lực quay, ép thịt để loại bỏ mỡ, hoặc lọc chất béo ra khỏi thịt.
Ngoài việc khử mỡ, thịt còn được kiểm tra kỹ lưỡng để loại bỏ các tạp chất và vật thể lạ không mong muốn. Thịt sẽ được di chuyển qua băng tải, nơi công nhân tiến hành kiểm tra bằng mắt thường và qua các thiết bị như sàng kim loại hoặc máy x-quang để đảm bảo độ tinh khiết tối đa trước khi tiến hành các bước tiếp theo trong quy trình sản xuất.
Công tác sơ chế khô bò cần phải được thực hiện bài bản và được trang bị đầy đủ quần áo bảo bộ, dụng cụ bảo hộ. Đồng thời, các vật dụng dùng trong khâu sơ chế khô bò đều được vệ sinh và khử trùng sạch sẽ.
Bước 2: Chuẩn bị sốt ướp thịt
Khi thịt được sơ chế, quá trình chuẩn bị dung dịch ướp bắt đầu song song. Dung dịch này thường được pha trộn trong bồn trộn gia nhiệt có cánh khuấy, đảm bảo hỗn hợp được khuấy đều. Nước, muối, gia vị và các thành phần khác được đưa vào bể và trộn đều cho đến khi đạt được độ đồng nhất.
Nếu cần, dung dịch sẽ được đun nóng theo tiêu chuẩn kỹ thuật để đạt yêu cầu chất lượng. Những nguyên liệu khó tan trong nước cần được hòa tan kỹ lưỡng trước khi thêm vào bể, đảm bảo dung dịch ướp đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình ướp thịt.
Bước 3: Chế biến và ướp thịt
Trong quy trình sản xuất bò khô, công đoạn chế biến và ướp thịt đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên hương vị và chất lượng sản phẩm cuối cùng. Trước tiên, thịt có thể được xử lý bằng cách đông lạnh và cắt thành khối nhỏ nhờ máy cắt tự động hoặc xay nhuyễn.
Sau đó, thịt sẽ được ngâm trong dung dịch ướp với thời gian từ 6-8 giờ để gia vị thấm đều.Quá trình ướp thịt phải được thực hiện trong môi trường nhiệt độ từ 2-4°C để đảm bảo thịt không bị hỏng và gia vị thấm sâu vào từng thớ thịt. Tỷ lệ gia vị được điều chỉnh sao cho phù hợp với khẩu vị của người tiêu dùng, đồng thời đảm bảo giữ được hương vị truyền thống.
Bước 4: Sấy thịt bò
Với tủ sấy tĩnh tuần hoàn khí 24 khay, việc sấy thịt bò trở nên đơn giản hơn bao giờ hết. Thịt bò sau khi ướp gia vị được xếp đều lên các khay sấy rồi cho vào máy sấy. Sau khi xếp xong, bạn chỉ cần hẹn giờ và cài đặt nhiệt độ sấy, máy sẽ hoạt động tự động cho đến khi hết thời gian sấy.
Bạn cũng có thể sử dụng máy sấy thăng hoa ở nhiệt độ từ 50-60°C trong khoảng 4-6 giờ. Quá trình này giúp kiểm soát chặt chẽ độ ẩm, đảm bảo miếng bò khô đạt độ khô cần thiết mà vẫn giữ được độ mềm dai và hương vị.
Xem thêm: Sấy thăng hoa là gì? Tìm hiểu về công nghệ sấy thăng hoa
Bước 5: Đóng gói và bảo quản
Sau khi sấy khô, thịt bò được kiểm tra lần cuối để đảm bảo chất lượng trước khi đóng gói. Quá trình đóng gói phải diễn ra trong môi trường sạch sẽ, không có vi khuẩn và phải đảm bảo bao bì đóng gói đủ tiêu chuẩn bảo quản thực phẩm.
Đóng gói
Bò khô thường được đóng gói bằng bao bì nhựa hoặc túi hút chân không để kéo dài thời gian bảo quản và giữ nguyên hương vị. Quá trình này cũng giúp ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn và các tác nhân gây hỏng thực phẩm.
Quá trình đóng gói có thể thực hiện bằng các loại máy móc tự động như máy đóng gói bò khô hút chân không hoặc các loại máy đóng gói cân định lượng khác. Chúng sẽ giúp rút ngắn quy quy trình đóng gói, tiết kiệm nhân công, nâng cao năng suất.
Bảo quản
Bò khô nên được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, và tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Nhiệt độ lý tưởng để bảo quản bò khô thường là từ 20-25°C. Thời gian bảo quản bò khô có thể kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm, tùy thuộc vào điều kiện bảo quản và chất lượng của bao bì.
Một số nhà sản xuất còn ứng dụng công nghệ bảo quản tiên tiến như sử dụng khí nitơ để thay thế không khí trong bao bì, nhằm kéo dài thời gian bảo quản sản phẩm mà vẫn đảm bảo chất lượng.
Xem thêm: Quy trình sản xuất xúc xích có gì đặc biệt? Khám phá ngay
Quy trình sản xuất bò khô, từ khâu lựa chọn nguyên liệu đến đóng gói, là một quá trình phức tạp đòi hỏi sự tỉ mỉ và kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt. Với nhu cầu ngày càng cao và thị trường cạnh tranh, các nhà sản xuất cần không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. Với những chia sẻ của chúng tôi trong bài viết trên, hy vọng bạn có một cái nhìn chi tiết về quy trình sản xuất bò khô chuẩn nhất hiện nay. Hãy liên hệ 0919476666 nếu bạn có nhu cầu hay bất cứ thắc mắc gì về các loại máy móc của Đức Phát.
Nguyễn Đức Ngọc
Giám đốc điều hành
0919476666
Huỳnh Tuấn Lâm
Chuyên gia về giải pháp hệ thống
0931284444
Dương Vũ Vương
Giám đốc chi nhánh Đức Phát Hồ Chí Minh
0974344345