Quy trình sản xuất bún gạo lứt đẹp, ngon, chất lượng

Bún gạo lứt là một loại bún có màu nâu đỏ rất đẹp, ít calories và chứa các chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Chính vì vậy, bún gạo lứt là một trong những loại thực phẩm được yêu thích và ủng hộ nhất bởi những người có xu hướng ăn uống lành mạnh. Quy trình sản xuất bún gạo lứt cũng không quá phức tạp nhưng cần đảm bảo tính vệ sinh an toàn thực phẩm. Nếu bạn muốn biết, hãy cùng Đức Phát khám phá các bước tạo ra bún gạo lứt nhé!

Bún gạo lứt và những lợi ích bất ngờ

Bún gạo lứt và những lợi ích bất ngờ
Bún gạo lứt và những lợi ích bất ngờ

Bún gạo lứt là một loại thực phẩm được làm từ gạo lứt. Đây là loại gạo giàu dinh dưỡng, được giữ lại lớp cám. Phôi gạo lứt chứa nhiều chất xơ, vitamin B và các khoáng chất. Không giống như gạo trắng thông thường, bún gạo lứt có màu nâu đỏ tự nhiên. Hương vị của bún đặc trưng, giúp tạo nên sự khác biệt độc đáo.

Bên cạnh đó, phải nói tới những lợi ích sức khỏe mà bún gạo lứt mang lại. Bún gạo lứt có hàm lượng chất xơ cao. Nó giúp hỗ trợ tiêu hóa, giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và tiểu đường. 

Thứ hai, lượng chất chống oxy hóa trong gạo lứt giúp cải thiện sức khỏe làn da, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Đặc biệt, bún gạo lứt không chứa gluten, phù hợp cho người ăn kiêng và những người bị dị ứng gluten.

Chính vì vậy, bún gạo lứt không chỉ là món ăn “chống ngán” mà còn mang đến nhiều lợi ích dinh dưỡng tuyệt vời.

Quy trình sản xuất bún gạo lứt

Nếu đã hiểu về bún gạo lứt, hãy cùng xem quy trình sản xuất và cách mà những sợi bún chất lượng này ra đời nhé!

Bước 1: Làm sạch và nghiền gạo lứt

Làm sạch và nghiền gạo lứt
Làm sạch và nghiền gạo lứt

Bún gạo lứt có nguyên liệu chính là gạo lứt. Vì vậy, khi lựa chọn gạo lứt, bạn cần lựa chọn một cách cẩn thận, đảm bảo không có tạp chất hay hạt kém chất lượng. Một lưu ý khi chọn gạo lứt bạn có thể áp dụng là nhìn màu sắc và kết cấu của hạt gạo. Do gạo lứt có nhiều loại tương ứng với các màu sắc khác nhau nên khi lựa chọn, hãy đảm bảo gạo có màu sắc đều nhau và là màu thật, khi chạm vào không bị phai ra tay.

Về kết cấu, nên chọn gạo còn nguyên hình dáng, không bị gãy, nứt, không có vết sâu mọt đục li ti hoặc bị vón cục. Bạn có thể kiểm tra một ít hạt gạo bằng cách miết mạnh tay. Nếu hạt gạo cứng, không thay đổi gì thì gạo đảm bảo. Nếu hạt gạo bị mủn ra nghĩa là gạo đã bị ngấm nước và bị hỏng, không nên sử dụng. Nhiều nhà sản xuất hiện nay đã tìm nguồn cung cấp gạo lứt chất lượng cao để đảm bảo sản phẩm đầu ra tốt nhất.

Sau khi lựa chọn được gạo phù hợp, gạo sẽ được vo, rửa với nước sạch bằng máy vo gạo công nghiệp để loại bỏ các tạp chất và bụi bẩn. Gạo sau đó được để khô và nghiền bằng máy nghiền bột siêu mịn. Các hạt gạo chuyển sang dạng bột mịn, sẵn sàng chuyển sang bước tiếp theo.

Bước 2: Trộn và nhào bột

Trộn và nhào bột gạo lứt
Trộn và nhào bột gạo lứt

Tại bước một, gạo được nghiền và có dạng bột khô, mịn, tơi. Tiếp đó, bột gạo lứt sẽ được trộn với nước để tạo ra một hỗn hợp có độ dẻo, dính hơn. Điều này giúp cho quá trình tạo hình sợi bún sau đó. Do bột gạo trộn với nước sẽ trở thành hỗn hợp bột ướt nên bạn cần sử dụng máy trộn bột ướt. Kết quả, chúng ta có được hỗn hợp bột đồng nhất. 

Công đoạn này rất quan trọng vì bột phải có độ dẻo và mịn, không bị vón cục để dễ dàng đùn sợi. Với những cánh khuấy bên trong, bồn trộn quay, chuyển động liên tục, máy đảm bảo các thành phần được phối trộn đều, không có chỗ quá khô hay quá ướt. 

Bước 3: Đùn sợi bún

Đùn sợi bún
Đùn sợi bún

Sau khi trộn, khối bột vẫn chưa được tạo hình. Bột sẽ được đưa vào máy đùn sợi bún. Máy có chức năng đùn, biến khối bột trở thành các sợi dài mỏng, có độ dày và chiều dài đều nhau. 

Đây là một trong những bước quan trọng nhất vì sợi bún phải đạt tiêu chuẩn để không bị gãy hay nứt trong các công đoạn sau.

Bước 4: Hấp sợi bún

Hấp chín bún
Hấp chín bún bằng nồi hấp tiệt trùng

Sau khi được đùn sợi, các sợi bún đã được tạo hình nhưng vẫn ở dạng bột sống. Vì vậy, tại công đoạn này, bún sẽ được hấp chín. Bạn có thể sử dụng các loại máy hấp tiệt trùng hoặc nồi hơi điện tự động để làm chín sợi bún bằng hơi nước nóng. Máy hấp không chỉ tạo môi trường kín, vô trùng mà còn điều chỉnh được nhiệt độ và thời gian hấp phù hợp. 

Việc hấp bún giúp sợi bún giữ được độ dai tự nhiên và không bị bở, gãy nát. Tuy nhiên, có một lưu ý trong công đoạn này là bạn cần kiểm soát nhiệt độ và thời gian hấp bún chuẩn. Nếu không, sợi bún có thể bị mềm hoặc cứng hơn mức quy định.

Bước 5: Sấy khô

Sấy khô bún
Sấy khô bún

Bún gạo lứt thường được bán ở dạng sợi khô thay vì bún tươi để tăng thời gian bảo quản. Vì vậy, sợi bún sau khi hấp chín sẽ được sấy khô tự nhiên hoặc đưa vào máy sấy để loại bỏ độ ẩm. Quá trình sấy bún không nên sấy ở nhiệt độ cao quá bởi nó có thể khiến sợi bún mất đi độ dẻo, trở nên khô giòn, dễ gãy. Bún phải được sấy từ từ và ở mức nhiệt vừa phải. Như vậy, sợi bún sau khi sấy vẫn có độ khô, giòn nhất định nhưng giữ được sự mềm mại cần thiết khi nấu lên hoặc khi ngâm với nước nóng.

Về thiết bị, quá trình sấy bún được thực hiện bởi các loại máy sấy như tủ sấy tĩnh tuần hoàn khí 24 khay hoặc tủ sấy tĩnh tuần hoàn khí 48 khay. Bún sẽ được đặt vào các khay. Khi sấy, khí nóng sẽ chuyển động tuần hoàn trong buồng kín giúp hơi nước, độ ẩm có trong bún thoát ra ngoài. Máy thích hợp sử dụng cho nhiều quy mô sản xuất khác nhau tùy theo nhu cầu.

Bước 6: Cắt và đóng gói

Cắt và đóng gói bún gạo lứt
Cắt và đóng gói bún gạo lứt

Sau khi bún được sấy khô sẽ bớt đi độ dẻo dính, dễ cắt để đóng gói. Tại bước này, bạn có thể dùng hai loại máy riêng là máy cắt bún và máy đóng gói bún tự động. Máy cắt bún sẽ cắt bún theo đúng chiều dài được cài đặt, tạo điều kiện đóng gói bún dễ dàng và đồng đều hơn. Sau đó bún được đưa vào máy đóng gói để hoàn tất quá trình. Do bún có hình dáng tương đối đặc biệt, bạn có thể cho bún vào khay nhựa trước khi đóng gói và cần sử dụng loại máy đóng gói nằm ngang, máy đóng gói bún khô để đóng gói bún. Việc đóng gói sẽ giúp bảo quản bún lâu dài, tránh bị ẩm mốc và dễ dàng sử dụng cho người tiêu dùng.

Kết luận

Bún gạo lứt không chỉ là món ăn lành mạnh, tốt cho sức khỏe mà còn có hương thơm nhẹ đặc trưng, giúp món ăn thêm phần thú vị. Sợi bún làm từ gạo lứt đặc biệt từ màu sắc, mùi hương cho đến độ giòn dai. Để làm ra sản phẩm chất lượng như vậy, quy trình sản xuất bún gạo lứt phải luôn cải tiến sao cho dễ dàng, nhanh gọn hơn nhưng vẫn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Qua đây, Đức Phát đã cho bạn thấy các bước làm ra bún gạo lứt. Hy vọng bạn sẽ yêu thích những món ăn của Việt Nam và hiểu thêm về quá trình sản xuất những loại thực phẩm này.

Nguyễn Đức Ngọc
Giám đốc điều hành

0919476666

Huỳnh Tuấn Lâm - chuyên gia Đức Phát

Huỳnh Tuấn Lâm
Chuyên gia về giải pháp hệ thống

0931284444

Dương Vũ Vương
Giám đốc chi nhánh Đức Phát Hồ Chí Minh

0974344345