Một trong những nguồn dinh dưỡng tự nhiên tốt cho sức khỏe được nhiều chuyên gia khuyên dùng đó là dầu cá. Được chiết xuất từ các loài cá biển giàu dinh dưỡng, dầu cá không chỉ là nguồn cung cấp axit béo omega-3 dồi dào mà còn mang đến nhiều lợi ích vượt trội cho sức khỏe tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch. Nhưng liệu bạn đã hiểu hết về loại “thần dược đại dương” này? Trong bài viết này, hãy cùng Đức Phát khám phá sâu hơn về dầu cá và quy trình sản xuất dầu cá dạng viên chuẩn nhất hiện nay nhé!
Tóm tắt nội dung chính
Dầu cá là gì?
Dầu cá là một loại chất béo được chiết xuất từ các loài cá biển, đặc biệt là các loài cá có nhiều dầu như cá hồi, cá thu, cá mòi và cá ngừ. Thành phần chính của dầu cá là các axit béo omega-3, bao gồm EPA (eicosapentaenoic acid) và DHA (docosahexaenoic acid), hai loại axit béo không no có vai trò quan trọng trong cơ thể con người. Omega-3 là các chất béo thiết yếu, nghĩa là cơ thể không thể tự tổng hợp được mà phải được cung cấp từ chế độ ăn uống hoặc bổ sung.
Dầu cá thường được sử dụng dưới dạng viên nang, giúp người dùng dễ dàng hấp thụ và bảo quản. Các sản phẩm dầu cá trên thị trường thường được chiết xuất từ dầu gan cá hoặc dầu từ các loại cá biển sâu. Đặc biệt, dầu cá từ gan cá tuyết được biết đến là nguồn cung cấp vitamin D và vitamin A phong phú, ngoài các axit béo omega-3.
Lợi ích của dầu cá đối với sức khỏe
Cải thiện sức khỏe tim mạch: Dầu cá giúp giảm mức triglycerides, tăng cholesterol tốt (HDL) và hạ huyết áp, góp phần giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Bổ não: DHA trong dầu cá hỗ trợ sự phát triển và chức năng não bộ, cải thiện trí nhớ và khả năng tập trung, đồng thời giảm nguy cơ mắc các bệnh tâm thần như trầm cảm.
Chống viêm và hỗ trợ hệ miễn dịch: Axit béo omega-3 trong dầu cá có tác dụng chống viêm, giảm triệu chứng viêm khớp và hỗ trợ hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng.
Tốt cho da và tóc: Omega-3 giúp duy trì độ ẩm cho da và tóc, giảm các vấn đề về da như eczema, làm tóc khỏe mạnh và giảm rụng tóc.
Quy trình sản xuất dầu cá dạng viên
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
Quy trình sản xuất dầu cá dạng viên bắt đầu từ việc chuẩn bị nguyên liệu. Bạn nên chọn các loại cá chứa nhiều dầu như cá hồi, cá thu, cá mòi, và cá ngừ. Các loại cá này được đánh bắt từ các vùng biển sạch, đảm bảo không chứa chất ô nhiễm và kim loại nặng. Cá tươi sau khi được nhà máy tiếp nhận sẽ được phân loại, sơ chế và rửa sạch bằng máy rửa cá công nghiệp. Công đoạn này sẽ giúp giảm bớt mùi tanh của cá.
Để sản xuất dầu cá, bạn có thể sử dụng nguyên cả con cá hoặc chỉ lấy phần mỡ, gan. Đó là những phần chứa nhiều chất béo nhất của một con cá.
Bước 2: Gia nhiệt
Đây là bước quan trọng nhất trong quy trình sản xuất dầu cá dạng viên, quyết định đến lượng dầu thu được. Gia nhiệt tốt sẽ tạo điều kiện cho khả năng ép tốt dẫn đến tách được lượng dịch ép chính xác, đặc biệt là đối với các loài cá béo.
Cá được gia nhiệt ở nhiệt độ 95-100°C trong khoảng 20 phút. Quá trình này giúp giải phóng dầu từ các mô cá, đồng thời tiêu diệt vi khuẩn gây hại. Một số nhà sản xuất còn nghiền nhỏ cá trước khi hấp để quá trình diễn ra hiệu quả hơn.
Bước 3: Thoát nước nấu
Phần lớn nước nấu có chứa dầu có thể được lấy ra khỏi chất rắn qua quá trình thoát nước một cách đơn giản. Việc loại bỏ các chất lỏng được thực hiện tiếp tục bằng cách xử lý tiếp trong máy ép, máy ly tâm hoặc cả hai.
Để tạo thuận lợi cho quá trình ép, giải phóng chất lỏng trong nồi nấu được lấy từ những xác cá đông tụ trong một băng tải lọc hoặc trong bộ tải rung.
Bước 4: Ép
Mục đích của ép là lấy ra chất lỏng (gồm dầu và nước) từ xác cá. Phần nước ép ra sẽ được thực hiện tiếp các công đoạn sau đó. Còn phần bã cá thường sẽ được dùng làm nguyên liệu để sản xuất sản phẩm công nghiệp khác. Đơn cử là sản xuất bột cá.
Các doanh nghiệp cần sử dụng máy ép để ép được tối đa chất lỏng. Sau khi ép, xác cá cần được độ ẩm 8-10% cuối cùng xay thành bột cá. Dầu cá thô thu được sẽ tiếp tục được tinh luyện để loại bỏ tạp chất và nước, đảm bảo độ tinh khiết cao nhất.
Ngoài cách ép, bạn cũng có thể sử dụng các loại máy ly tâm trong bước này. Phương pháp này có thể giúp bạn xử lý các nguyên liệu có hàm lượng chất rắn ở mức cao. Tuy nhiên, chất rắn thu được sau đó sẽ có độ ẩm cao hơn so với ép.
Bước 5: Phân tách dịch ép
Dịch ép trước khi lọc bao gồm nước, dầu và chất khô. Sự phân tách dựa trên trọng lượng riêng khác nhau của chúng. Sau một thời gian trong bể chứa, dịch ép phân thành ba lớp, cặn dầu ở dưới, ở giữa là nước, dầu ở phần trên. Phương pháp này được sử dụng trong những ngày đầu sản xuất dầu cá. Tuy nhiên nó có nhiều hạn chế như năng suất kém, phân tách dầu không sạch.
Với lượng dịch ép khi xử lí bằng ly tâm thì thu được vài ngàn lần so với khi phân tách truyền thống và quá trình tách bây giờ có thể được trong vòng vài giây.
Một điều quan trọng để quá trình tách có hiệu quả là nhiệt độ cao, dịch ép cần được làm nóng đến 90-95°C trước khi cho vào các máy ly tâm để loại bỏ cặn cũng như để tách dầu và nước.
Bước 6: Tinh luyện dầu
Giai đoạn này sử dụng nước nóng, loại bỏ các tạp chất từ dầu vì thế đảm bảo sự ổn định trong quá trình lưu trữ. Hiệu quả của sự phân tách phụ thuộc vào thiết kế và chế độ hoạt động của máy ly tâm. Kiểm soát nhiệt độ là rất cần thiết, nhiệt độ của dầu nên được duy trì trong khoảng 95°C, nhưng không thấp hơn 90°C.
Bước 7: Bay hơi nước
Quá trình phân tách đã tách dầu và chất cặn ra từ dịch ép, ta còn gọi là pha nước. Trong thực tế, ước tính làm lượng pha nước chiếm khoảng 65% trong nguyên liệu thô. Ngoài nước, pha nước còn gồm các thành phần: protein hòa tan, protein không hòa tan, vitamin, dầu, còn lại là amin/amoniac. Các thành phần khác ngoài dầu người ta gọi là vật chất thô, chiếm từ 5-6% đối với cá tươi và gần 20% đối với bột cá. Vì vậy người ta cần thu hồi các chất rắn hòa tan trong pha nước bằng cách cho bay hơi và sấy.
Bước 8: Sấy
Mục đích của sấy là để chuyển đổi hỗn hợp ướt, không ổn định của bánh cá, cặn dầu, cô đặc thành bột cá khô và ổn định. Trong thực tế, sấy có nghĩa là làm cho độ ẩm của bột cá giảm xuống dưới 12%. Sấy được thực hiện bằng cách nung nóng nguyên liệu đến một nhiệt độ mà tốc độ bốc hơi của hơi nước được coi là đạt yêu cầu.
Tăng nhiệt độ sẽ đẩy nhanh quá trình sấy. Tuy nhiên, giới hạn nhiệt độ phải được đảm bảo từ 70-80°C để tránh giảm chất lượng đặc biệt là protein.
Xem thêm: Thiết bị sấy, thiết bị nghiền dược liệu hàng đầu Việt Nam
Bước 9: Đóng viên nang
Dầu cá tinh luyện được sấy nóng để tránh đông đặc, sau đó được đưa vào máy vô nang dịch động. Cuối cùng, viên nang dầu cá được kiểm tra chất lượng, dán nhãn và đóng gói, sẵn sàng đến tay người tiêu dùng.
Xem thêm: Máy đóng gói vỉ thuốc
Xem thêm: Máy đóng hộp tự động lọ thuốc tiêm
Lưu ý khi sử dụng dầu cá dạng viên nang
Đúng thời điểm: Dầu cá là một dạng vitamin, tan trong dầu, chứng chỉ được hấp thu tốt nhất khi có dung môi phù hợp. Do đó, nên uống dầu cá sau bữa ăn, lượng chất béo trong cơ thể chính là dung môi thuận lợi để kích thích khả năng hấp thụ của dầu cá
Đúng liều lượng: Cần tuân theo đúng liều lượng quy định của bác sĩ, đặc biệt là những người dễ bị dị ứng, có các bệnh về tim mạch. Dầu cá chứa nhiều vitamin A, nếu không hấp thụ hết sẽ tích lũy trong cơ thể và gây ngộ độc.
Đúng đối tượng: Nhóm đối tượng cần bổ sung dầu cá:
- Người ăn chay trường, người cao tuổi, phụ nữ có thai, cho con bú (sau sinh 1 tháng), trẻ suy dinh dưỡng, chậm lớn hay trẻ hay khóc về đêm
- Người da khô, tóc khô, quáng gà, người làm việc nhiều với máy tính, hay buồn ngủ,mỏi và khô mắt
- Người mắc bệnh thấp khớp, viêm khớp và có các bệnh liên quan đến tim mạch
- Phụ nữ mang thai cần sự chỉ dẫn của bác sĩ thì mới có thể sử dụng, người dị ứng với cá nên cẩn thận khi sử dụng
Xem thêm: Thuốc cốm là gì? Quy trình sản xuất thuốc cốm đạt chuẩn
Trên đây là những chia sẻ của Đức Phát về dầu cá cũng như quy trình sản xuất dầu cá dạng viên chuẩn nhất hiện nay. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích. Mọi thắc mắc và nhu cầu về các loại máy móc tự động vui lòng liên hệ 0919476666 để được hỗ trợ báo giá.
Nguyễn Đức Ngọc
Giám đốc điều hành
0919476666
Huỳnh Tuấn Lâm
Chuyên gia về giải pháp hệ thống
0931284444
Dương Vũ Vương
Giám đốc chi nhánh Đức Phát Hồ Chí Minh
0974344345