Quy Trình Sản Xuất Dầu Gội Dược Liệu

Thời gian gần đây, nhiều người có xu hướng trở về với dầu gội xả dược liệu. Biết được điều này, rất nhiều thương hiệu của Việt Nam như Thái Dương, Nguyên Xuân, Cocoon,… đã phát triển các sản phẩm chăm sóc tóc có thành phần tự nhiên. Những sản phẩm ngày càng được hoàn thiện và có thẩm mỹ, chuyên nghiệp hơn. Bí quyết cho điều này chính là xây dựng một dây chuyền sản xuất dầu gội, dầu xả thảo dược hiện đại và năng suất tốt. Vậy quy trình sản xuất dầu gội dược liệu diễn ra như thế nào? Vai trò của máy móc đối với quy trình sản xuất dầu gội thảo dược là gì? Hãy cùng Đức Phát tìm hiểu về những điều này ở dưới đây.

Tại sao nên sử dụng dầu gội dược liệu

Tại sao nên sử dụng dầu gội dược liệu?

Bên cạnh những sản phẩm chăm sóc da mặt, cơ thể, các sản phẩm chăm sóc tóc cũng là một trong những loại sản phẩm được tiêu thụ nhiều nhất hiện nay. Mặc dù vậy, tại sao người tiêu dùng lại có xu hướng chuyển dịch và sử dụng những dầu gội có nguồn gốc thảo dược?

Xu hướng uốn và nhuộm tóc gây hư tổn

Những năm gần đây, không chỉ các chị em mà cánh mày râu cũng rất chuộng việc thay đổi kiểu tóc để “nâng cấp” ngoại hình. Những kiểu tóc uốn xoăn, cắt, nhuộm tạo kiểu khiến cho tóc phải chịu đựng các chất hóa học cũng như nhiệt độ cao. Cuối cùng, chất tóc trở nên xơ cứng, chẻ ngọn và dễ gãy rụng. 

Những mái tóc bị hư tổn nặng không thể sử dụng những loại dầu gội thông thường. Dầu gội thông thường có silicone có thể khiến tóc mượt và bóng hơn trong thời gian ngắn. Nhưng đồng thời, nó cũng khiến tóc nặng nề và dễ rụng hơn. Bên cạnh đó, một số loại dầu gội có paraben, sodium, triclosan có tính tẩy cao. Khi sử dụng dầu gội có các chất này, bạn có thể có cảm giác sạch, nhiều bọt. Nhưng trên thực tế, dầu gội chứa các chất này khiến sợi tóc giòn, khô, dễ gãy rụng hơn. 

Xu hướng uốn nhuộm tóc gây hư tổn

Ngược lại, các sản phẩm chăm sóc tóc được chiết xuất từ thiên nhiên, thành phần lành tính, không có paraben, silicone sẽ giúp mái tóc chắc khỏe và bóng đẹp tự nhiên. Vì vậy, nhiều người đã tìm đến dầu gội dược liệu để “chữa lành” cho mái tóc hư tổn của mình sau những lần làm đẹp.

Bổ, rẻ, tiết kiệm nhưng lợi ích cực lớn

Chắc hẳn phần lớn chúng ta đều từng đau đầu với những vấn đề như rụng tóc, chẻ ngọn hoặc tóc rễ tre, cứng, không được suôn mượt. Chúng ta lãng phí nhiều thời gian, công sức để mua đủ sản phẩm chăm sóc tóc. Nhiều người thử các loại dầu gội khác nhau nhưng không có hiệu quả. Cuối cùng, rất nhiều người đã tìm được câu trả lời. Hóa ra, nó lại đơn giản hơn suy nghĩ của chúng ta rất nhiều. Đó là dầu gội thảo dược. 

Lợi ích dầu gội thảo dược

Dầu gội có nguồn gốc từ thiên nhiên có giá thành rẻ hơn các loại dầu gội cặp cao cấp. Dù vậy, nó lại đem lại những lợi ích lớn cho mái tóc:

  • Dầu gội được chiết xuất từ những thành phần tự nhiên lành tính, không có các hóa chất gây kích ứng cho da. Độ bóng mượt của tóc là độ bóng tự nhiên, không gây nặng, yếu tóc.
  • Dầu gội dược liệu ít bọt hơn các loại dầu gội thông thường. Nhờ vậy, nó có thể làm sạch tóc một cách nhẹ nhàng mà không làm mất hết lượng dầu tự nhiên trên da đầu. 
  • Dầu gội dược liệu phần lớn đều là các thảo dược nên có mùi thơm dịu nhẹ, không thơm nồng, gắt như các loại dầu gội khác, giúp người sử dụng cảm thấy thư giãn. 
  • Các loại dầu gội thảo dược không sử dụng các hóa chất độc hại. Vì vậy các tác động xấu tới môi trường cũng được hạn chế tối đa.

Quy trình sản xuất dầu gội dược liệu 

Dưới đây là quy trình sản xuất dầu gội dược liệu đầy đủ nhất hiện nay. 

Quy trình sản xuất dầu gội dược liệu

Chuẩn bị và sơ chế nguyên liệu

Dầu gội dược liệu thường có các thành phần như bưởi, hương nhu, trái bồ kết, hoa cúc, hoa phong lan,… Tùy theo công thức, các thành phần và tỷ lệ pha trộn giữa các dược liệu có thể khác nhau. 

Bước đầu tiên trong quy trình sản xuất dầu gội dược liệu là xác định các thành phần dược liệu có trong dầu gội. Tiếp đó thu hái các dược liệu cần thiết. Dược liệu ban đầu sẽ được tách riêng từng loại. Nhân công sẽ chọn lọc nguyên liệu đạt tiêu chuẩn, loại bỏ các dược liệu bị sâu bệnh. Sau đó, dược liệu được rửa sạch. Một số loại dược liệu như bồ kết phải nướng hoặc rang trước để loại bỏ độc tố và tạo mùi thơm. Còn các loại dược liệu dạng củ, cành sẽ được thái nhỏ. 

Chuẩn bị và sơ chế nguyên liệu

Kết hợp nguyên liệu

Nguyên liệu sau khi được sơ chế rửa sạch và phơi khô sẽ được phối trộn chung với nhau. Tỷ lệ phối trộn được thực hiện tùy theo mỗi cơ sở, thương hiệu sản xuất. 

Nấu thảo dược 

Công đoạn thứ ba trong quy trình sản xuất dầu gội dược liệu là nấu thảo dược. Mục đích của công đoạn này là để các dưỡng chất có trong thảo dược tiết ra ngoài. Từ đó, chúng ta sẽ chiết xuất được các tinh chất cần thiết cho dầu gội.

Việc nấu thảo dược phải được điều chỉnh ở mức nhiệt và thời gian phù hợp. Thông thường, việc nấu thảo dược không thực hiện ở nhiệt độ quá cao. Nó khiến nước bay hơi quá nhanh, dược liệu không có đủ thời gian để chiết xuất hết tinh chất. Ngoài ra, rủi ro bị cháy, khét dược liệu có thể xảy ra trong quá trình nấu do dùng nhiệt cao. 

Thời gian nấu thảo dược diễn ra từ 6 – 8 giờ đồng hồ. Khi dung dịch thảo dược sánh mịn thì chuyển sang công đoạn tiếp theo.

Nấu thảo dược

Lọc bã

Thảo dược được đem nấu xong vẫn còn lại cặn, bã của dược liệu. Vì vậy, trước khi được cô đặc, dung dịch thảo dược phải được lọc bã. Công đoạn này rất quan trọng. Sản phẩm sau khi lọc cần phải mịn, không kết tủa, không có cặn, bã, vật thể lạ bên trong. Nếu không, rất có thể đơn vị sản xuất sẽ bị giảm uy tín. Nghiêm trọng hơn, đơn vị sản xuất có thể bị khiếu nại về chất lượng của sản phẩm.

Cô đặc

Sau công đoạn lọc bã, chúng ta có được dung dịch thảo dược sánh mịn và không có cặn. Tuy nhiên, dung dịch vẫn còn lỏng và chưa đủ sánh đặc. Vì vậy, cần phải cô đặc để dung dịch có độ sệt, các tinh chất có nồng độ cao hơn. Sản phẩm sẽ đạt hiệu quả cao hơn, người sử dụng chỉ cần một lượng nhỏ là đủ cho một lần dùng. 

Việc cô đặc có thể thực hiện trong vòng vài tiếng cho một mẻ. Sau khi cô đặc, lượng nước trong dung dịch bốc hơi một phần, khiến dung dịch đậm đặc hơn. 

Cô đặc

Phối trộn

Dầu gội dược liệu có thành phần chủ yếu là các thảo dược tự nhiên. Tuy nhiên, sự khác biệt của dầu gội dược liệu công nghiệp và dầu gội dược liệu tự làm là dầu gội công nghiệp có hạn sử dụng dài hơn, để được lâu hơn, có nhiều bọt và độ làm sạch tốt hơn. Còn dầu gội tự làm không để được lâu, cần sử dụng luôn, gần như không có bọt và độ làm sạch bụi bẩn kém hơn.

Để có thể nâng cao hiệu quả, dầu gội dược liệu công nghiệp cần phải được trộn thêm một số thành phần nguyên liệu khác. Các thành phần này giúp ổn định, tạo mùi hương, tăng khả năng làm sạch cho tóc. 

Chiết rót và đóng chai

Tự động chiết rót: Dầu gội được chuyển đến dây chuyền chiết rót nơi các chai được tự động đổ đầy với số lượng chính xác.
Đóng nắp và niêm phong: Sau đó, các chai được đậy nắp và niêm phong để đảm bảo tính toàn vẹn của sản phẩm và ngăn ngừa ô nhiễm. Hoặc đóng gói vào túi thì có thể sử dụng máy đóng gói dầu gội 

Máy đóng gói dầu gội 1 line Đức Phát

Dán nhãn

Chai dầu gội tiếp tục được chuyển sang bước dán nhãn. Các thông tin về thương hiệu sản xuất, tên sản phẩm, công dụng, thành phần, cách sử dụng, mã vạch sản phẩm,… sẽ được thể hiện trên nhãn. Nhà sản xuất cũng có thể tùy ý thiết kế nhãn dán sao cho bắt mắt, gây thu hút với người dùng.

Dán nhãn

Đóng màng co

Để bảo vệ sản phẩm, chai dầu gội được đóng màng co bằng máy đóng gói. Màng co giúp bảo vệ bề mặt chai không bị xước, dính bụi bẩn và nước. Bên cạnh đó, màng co cũng bảo vệ phần cổ chai và nắp không bị gãy, hỏng, đảm bảo chất lượng sản phẩm trong suốt quá trình vận chuyển và lưu trữ.

Đóng thùng

Bước cuối cùng trong quy trình sản xuất dầu gội thảo dược là đóng thùng Carton. Sản phẩm sẽ được công nhân kiểm tra bên ngoài. Nếu đạt tiêu chuẩn, công nhân sẽ cho sản phẩm vào thùng và đóng gói. Các sản phẩm sẽ được vận chuyển tới các đại lý phân phối để bán cho người tiêu dùng.

Quy trình sản xuất dầu gội dược liệu sử dụng những máy móc nào?

Dây chuyền sản xuất dầu gội dược liệu

Một điều tất yếu trong quy trình sản xuất dầu gội dược liệu tiêu chuẩn hiện nay là phải có sự tham gia của máy móc. Việc ứng dụng công nghệ giúp sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn, tăng năng suất cũng như có chất lượng cao hơn. Những loại máy móc được sử dụng trong quy trình sản xuất dầu gội xả thảo dược hiện nay bao gồm:

Máy rửa dược liệu

Máy rửa dược liệu có chức năng rửa sạch các loại dược liệu dạng thân cây, thân cỏ, rễ, củ,… Riêng với các loại dược liệu có tính mỏng, mềm, dễ nát như hoa có thể ngâm và rửa nhẹ nhàng trong nước, không nên chà xát mạnh. 

Máy rửa dược liệu

Máy thái dược liệu

Trong công đoạn sơ chế nguyên liệu, một số loại dược liệu cần phải thái nhỏ. Vì vậy, máy thái dược liệu có chức năng thái nhỏ dược liệu sẽ tự động thực hiện bước này.

Máy thái dược liệu

Máy trộn bột khô

Các loại máy trộn bột khô như máy trộn lập phương, máy trộn tự động nâng hạ phễu liệu thích hợp để trộn các nguyên liệu rắn, khô và có tỷ lệ phối trộn khác biệt nhau. Trong công đoạn kết hợp các nguyên liệu sau khi rửa và phơi khô, các loại máy trộn bột khô là lựa chọn phù hợp nhất.

Máy trộn lập phương

Hệ thống chiết xuất cô đặc

Quá trình chiết xuất, cô đặc là quá trình quan trọng nhất trong quy trình sản xuất dầu gội dược liệu. Các tinh chất sẽ được chắt lọc và cô lại, tạo nên dung dịch đặc sánh ở dạng gel. Hệ thống chiết xuất, cô đặc sẽ giúp chiết xuất tối đa các hoạt chất có trong nguyên liệu và cô đặc trong thời gian ngắn.

Đặc biệt, hệ thống chiết xuất cô đặc liên hoàn kết hợp cả ba chức năng chiết xuất, cô đặc và xả bã dược liệu sẽ giúp bạn tiết kiệm diện tích lắp đặt, chi phí và thời gian. Hệ thống chiết xuất cô đặc liên hoàn chiết xuất ở nhiệt độ thấp và sử dụng ít dung môi hơn.

Hệ thống chiết xuất cô đặc liên hoàn

Bồn trộn gia nhiệt có cánh khuấy

Bồn trộn gia nhiệt có cánh khuấy là thiết bị chuyên dùng để phối trộn các dung dịch lỏng sệt như dịch thuốc, siro. Máy có tốc độ trộn đều, giúp các thành phần nguyên liệu hòa vào nhau. Sản phẩm cuối cùng sau khi phối trộn sẽ có tính đồng nhất cao, không bị tách nước, tách dầu. 

Ngoài ra, có thể tham khảo máy trộn nhũ hóa chân không. Máy có công suất lớn, trộn nguyên liệu trong môi trường chân không. Nhờ đó, sản phẩm không có bọt khí và rất mịn màng. 

Máy trộn nhũ hóa chân không

Máy chiết rót dịch sệt

Công đoạn chiết rót cũng là một trong những công đoạn quan trọng nhất của quy trình sản xuất. Nếu chiết rót thủ công, sản phẩm có thể gặp phải một số vấn đề sau:

  • Không đồng nhất, có sai số về định lượng
  • Bị chảy rớt sản phẩm ra miệng chai và mặt ngoài sản phẩm làm mất thẩm mỹ
  • Nắp vặn không đủ chặt
  • Tốc độ đóng gói chậm

Máy chiết dịch sệt

Máy chiết rót dịch sệt là thiết bị chuyên dùng để chiết các loại dịch có độ sệt, đặc như dầu ăn, dầu gội, nước giặt,… Máy không chỉ khắc phục được các vấn đề do chiết rót thủ công mà còn giúp nâng cao chất lượng sản phẩm. 

Nếu nhà sản xuất muốn chu trình đóng gói khép kín, hoàn toàn sử dụng máy móc, nhà sản xuất có thể sử dụng các loại máy chiết rót 3 trong 1 hoặc sử dụng thêm các máy chuyên biệt như máy rửa chai, máy cấp chai, máy cấp nắp, máy xoắn nắp. 

Máy dán nhãn

Máy dán nhãn là máy dùng để dán tem nhãn lên các chai đựng sản phẩm. Tùy loại máy có thể dán nhãn chai tròn, chai vuông với mức độ tự động khác nhau. Máy dán nhãn giúp tăng thẩm mỹ của sản phẩm, nhãn được dán kín, chắc chắn. Các lỗi như dán lệch, dán hỏng sẽ được cải thiện tối đa. 

Máy dán nhãn

Máy cắt màng co

Máy cắt màng co là thiết bị có chức năng co màng dẻo cho sản phẩm, giúp bảo vệ sản phẩm. Hiện nay, máy cắt màng co dẻo tự động là loại máy hiện đại nhất. Máy tự động cắt, bọc màng, co màng sản phẩm. Kích thước sản phẩm co màng có thể điều chỉnh, phù hợp cho cả chai dầu gội dược liệu ở các định lượng 100ml, 200ml, 250ml, 350ml,…

Máy cắt màng co

Trên đây là quy trình sản xuất dầu gội dược liệu cũng như những loại máy móc được ứng dụng trong dây chuyền sản xuất dầu gội, dầu xả dược liệu. Bạn có nhu cầu xây dựng dây chuyền sản xuất dầu gội dược liệu? Bạn chưa tìm được đơn vị cung cấp máy móc uy tín? Hãy tham khảo ngay các dòng máy sản xuất dầu gội thảo dược tại Đức Phát. 

Câu hỏi thường gặp về cách sản xuất dầu gội

1. Dầu gội khô được làm từ gì?

Dầu gội khô thường bao gồm các hoạt chất có chứa cồn hoặc tinh bột như tinh bột gạo hoặc ngô. Chúng hấp thụ dầu dư thừa trên tóc. Chúng cũng có thể chứa đất sét như cao lanh hoặc bentonite để hấp thụ dầu, cùng với nước hoa và chất dưỡng như silica để cải thiện cảm giác tóc đỡ bết và thơm mượt hơn.

2. Dầu gội mi được làm từ gì?

Dầu gội dưỡng mi thường chứa các chất hoạt động bề mặt dịu nhẹ, không gây kích ứng như chất thay thế natri lauryl sulfate, dịu nhẹ hơn và phù hợp với vùng mắt nhạy cảm. Các thành phần chính có thể bao gồm nước tinh khiết, lô hội để làm dịu và glycerin để hydrat hóa, đảm bảo dầu gội an toàn cho cả lông mi và vùng da quanh mắt.

3. Dầu gội được sản xuất khi nào?

Khái niệm dầu gội bắt nguồn từ Ấn Độ cổ đại, nơi các loại thảo mộc và nguyên liệu tự nhiên được sử dụng để làm sạch tóc. Dầu gội hiện đại, như chúng ta biết ngày nay, bắt đầu phát triển từ đầu thế kỷ 20, với sự ra đời của chất tẩy rửa tổng hợp sau những năm 1930, thay thế xà phòng truyền thống.

4. Tại sao dầu gội được phát minh?

Ban đầu, dầu gội được phát minh để làm sạch và duy trì sức khỏe của tóc. Ý tưởng là để loại bỏ sự tích tụ bã nhờn và bụi bẩn môi trường không mong muốn mà không làm mất đi lượng tinh dầu trên tóc. Theo thời gian, các công thức dầu gội đã phát triển để giải quyết các vấn đề khác nhau về tóc và da đầu, bao gồm gàu, nhờn và phục hồi hư tổn.

5. Dầu gội Pantene sản xuất ở đâu?

Dầu gội Pantene được sản xuất ở nhiều địa điểm khác nhau trên toàn cầu, phản ánh sự hiện diện quốc tế của thương hiệu. Procter & Gamble, công ty mẹ của nó, vận hành một số cơ sở sản xuất trên toàn thế giới để phục vụ các thị trường khác nhau, đảm bảo tính hiệu quả và khả năng tiếp cận trong phân phối.

6. Dầu gội Sunsilk sản xuất ở đâu?

Sunsilk, thuộc sở hữu của Unilever, được sản xuất ở nhiều quốc gia. Mạng lưới sản xuất toàn cầu rộng khắp của Unilever cho phép thương hiệu này sản xuất dầu gội phù hợp với nhu cầu và sở thích chăm sóc tóc trong khu vực, phản ánh nhu cầu thị trường địa phương và tính sẵn có của nguyên liệu.

7. Dầu gội thông thường được sản xuất ở đâu?

Dầu gội thông thường thường được sản xuất ở nhiều nhà máy sản xuất khác nhau trên khắp thế giới. Các cơ sở này được vận hành bởi các thương hiệu khác nhau và có vị trí chiến lược để tối ưu hóa hậu cần sản xuất và phân phối, có tính đến các yếu tố như nhu cầu của người tiêu dùng và nguồn lực sẵn có.

8. Dầu gội Tresemme sản xuất ở đâu?

Tresemme, một phần của danh mục thương hiệu Unilever, sản xuất sản phẩm của mình ở một số quốc gia. Thương hiệu này hướng đến việc cung cấp các sản phẩm chăm sóc tóc chất lượng như salon trên toàn cầu, nhờ đó tận dụng mạng lưới sản xuất rộng khắp của Unilever để sản xuất và phân phối trên quy mô rộng.

9. Nguyên liệu làm dầu gội là gì?

Nguyên liệu thô chính trong dầu gội bao gồm nước (khoảng 70-80%), chất hoạt động bề mặt như natri lauryl sunfat hoặc natri laureth sunfat (khoảng 10-15%), chất dưỡng như silicon hoặc dầu tự nhiên (1-5%), chất làm đặc như methylcellulose hoặc kẹo cao su xanthan, chất bảo quản như paraben hoặc phenoxyetanol, cùng nhiều loại nước hoa và thuốc nhuộm. Các chất phụ gia đặc biệt cũng có thể là một phần của công thức, tùy thuộc vào chức năng cụ thể của dầu gội.

Nguyễn Đức Ngọc
Giám đốc điều hành

0919476666

Huỳnh Tuấn Lâm - chuyên gia Đức Phát

Huỳnh Tuấn Lâm
Chuyên gia về giải pháp hệ thống

0931284444

Dương Vũ Vương
Giám đốc chi nhánh Đức Phát Hồ Chí Minh

0974344345