Trong bối cảnh ngày càng nhiều người tiêu dùng chú trọng đến việc an toàn vệ sinh thực phẩm, gạo sạch đã khẳng định được vị trí của mình như một lựa chọn hàng đầu. Tuy nhiên, để đạt được danh hiệu “gạo sạch”, sản phẩm này phải trải qua một quy trình sản xuất khắt khe, đòi hỏi sự kỹ lưỡng, cẩn trọng. Trong bài viết này, hãy cùng Đức Phát tìm hiểu kĩ hơn về quy trình sản xuất gạo sạch đạt chuẩn nhé!
Tóm tắt nội dung chính
Gạo sạch là gì?
Gạo sạch là loại gạo được sản xuất theo quy trình nghiêm ngặt để đảm bảo không chứa hóa chất độc hại, thuốc trừ sâu, hoặc phân bón hóa học. Gạo sạch không chỉ đảm bảo chất lượng dinh dưỡng mà còn bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và môi trường. Để gạo được chứng nhận là gạo sạch, quy trình sản xuất của nó phải tuân theo các tiêu chuẩn và quy định nghiêm ngặt nhằm đảm bảo an toàn và chất lượng.
Một số loại gạo ngon trên thị trường
Nước ta là một trong những vựa lúa lớn nhất thế giới và có rất nhiều loại gạo được sản xuất với quy mô lớn. Trong đó có nhiều loại gạo được người tiêu dùng ưa chuộng, đánh giá cao trên thị trường ngày nay như:
- Gạo ST25
- Gạo ST24
- Gạo thơm Jasmine 85
- Gạo thơm hương Lài
- Gạo thơm Thái
- Gạo Tài Nguyên thơm
- Gạo Bắc hương
- Gạo Tám xoan Hải Hậu
- Gạo Hàm Châu
- Gạo nàng Xuân
- Gạo thơm Lài Miên
Là một nhà sản xuất gạo, bạn cần nắm được thị hiếu người tiêu dùng trong việc lựa chọn sản phẩm sản xuất. Bạn có thể tham khảo những loại gạo được ưa chuộng và đưa vào sản xuất trong doanh nghiệp mình để thu được lợi nhuận cao.
Quy trình sản xuất gạo sạch chi tiết
Bước 1: Chọn giống lúa
Để đảm bảo chất lượng và hiệu suất của gạo sạch, việc chọn giống lúa là bước quan trọng đầu tiên. Hạt giống lúa nên chọn những loại cho năng suất tốt, dễ chăm sóc, ít bị sâu bệnh hại để quá trình chăm sóc dễ dàng hơn.
Sau khi chọn giống phù hợp, lúa được trồng trên các cánh đồng được quản lý riêng biệt, nhằm đảm bảo điều kiện canh tác và chăm sóc tối ưu.
Bước 2: Chăm sóc
Các nhà sản xuất cần thực hiện việc chăm sóc và giám sát lúa cẩn thận. Điều này bao gồm việc đảm bảo cây nhận đủ nước và dinh dưỡng, duy trì ánh sáng và nhiệt độ phù hợp, và kiểm soát các yếu tố có thể gây ảnh hưởng như côn trùng và bệnh cây.
Chăm sóc kỹ lưỡng cũng giúp bảo vệ cây lúa khỏi các yếu tố thời tiết xấu như hạn hán, lũ lụt, và bão. Trong quá trình chăm sóc lúa sản xuất gạo sạch, bạn không được sử dụng bất kỳ một loại phân bón hóa học hay thuốc diệt trừ sâu cỏ nào. Toàn bộ đều được thực hiện bằng phương pháp thủ công, các loại phân bón hữu cơ. Đồng thời, việc thường xuyên kiểm tra sức khỏe của cây và áp dụng các biện pháp phòng ngừa và xử lý kịp thời khi cây bị bệnh hoặc bị tấn công là rất quan trọng.
Bước 3: Thu hoạch
Khi lúa chín và chuyển sang màu vàng đều, đây là thời điểm thích hợp để thu hoạch. Để đảm bảo chất lượng hạt lúa, việc thu hoạch nên được thực hiện vào những ngày nắng, khô ráo. Điều này giúp giảm độ ẩm trong hạt lúa, tránh tình trạng nấm mốc và hư hỏng do thời tiết ẩm ướt.
Quá trình thu hoạch bắt đầu bằng việc cắt các bông lúa bằng tay hoặc bằng máy thu hoạch, tùy thuộc vào quy mô sản xuất và thiết bị sẵn có. Sau khi thu hoạch, lúa cần được phơi nắng để làm giảm độ ẩm.
Bước 4: Làm sạch và phân loại
Trong giai đoạn làm sạch gạo, các doanh nghiệp có thể sử dụng các máy loại tạp chất để loại bỏ những vật thể lạ và tạp chất như rơm, thóc, sỏi đá hoặc cá mảnh kim loại.
Các phương pháp làm sạch và phân loại phổ biến bao gồm:
- Phân loại theo kích thước: Sử dụng lưới sàng để tách các hạt dựa trên kích thước của chúng.
- Phân loại theo tính chất khí động học: Dựa vào khả năng di chuyển trong không khí để phân loại các tạp chất.
- Phân loại theo tỷ trọng: Tách biệt các thành phần dựa trên trọng lượng riêng của chúng.
- Phân loại theo bề mặt nguyên liệu: Dựa vào đặc điểm bề mặt của các hạt để phân loại.
- Phân loại theo màu sắc: Sử dụng công nghệ quang học để phân biệt các tạp chất dựa trên màu sắc.
- Phân loại theo từ tính: Áp dụng nam châm để tách các tạp chất có tính từ tính.
Bước 5: Sấy khô
Sau khi thu hoạch, lúa đã được phơi để giảm độ ẩm. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng hạt gạo được bảo quản trong thời gian lâu nhất, bạn nên sấy lại cho đến khi đạt được độ khô tiêu chuẩn. Trong bước này, bạn có thể sử dụng máy sấy lạnh, máy sấy thăng hoa, máy sấy phun. Đó là những phương pháp sấy được ưa chuộng ngày nay. Việc sử dụng loại máy sấy nào con phụ thuộc vào nhu cầu của người tiêu dùng và điều kiện, mong muốn của các nhà sản xuất.
Xem thêm: Sấy thăng hoa là gì? Tìm hiểu về phương pháp sấy thăng hoa
Bước 6: Xay xát
Xay xát lúa là bước quan trọng trong quy trình sản xuất gạo sạch, nhằm mục đích loại bỏ vỏ trấu và chuẩn bị cho các công đoạn chế biến tiếp theo. Sau khi hoàn tất quá trình xay xát, sản phẩm thu được bao gồm nhân gạo, vỏ trấu, bột cám những hạt thóc chưa được xay hết.
Trong quá trình xay xát, lực xay được điều chỉnh cẩn thận để đảm bảo rằng lớp vỏ cám mỏng bên ngoài hạt gạo được giữ lại tối đa. Lớp vỏ cám này chứa nhiều dưỡng chất và vitamin có lợi cho sức khỏe, do đó việc bảo toàn lớp vỏ này không chỉ giúp cải thiện chất lượng gạo mà còn tăng giá trị dinh dưỡng của sản phẩm cuối cùng.
Sau khi hoàn tất quá trình xay xát, bạn cần thực hiện phân chia hỗn hợp thu được một cách hiệu quả. Sau khi phân chia, tỷ lệ thóc không vượt quá 1%, tỷ lệ trấu không vượt quá 0.03%.
Bước 7: Xát trắng gạo
Sau khi phân chia, gạo sẽ trải qua công đoạn xát trắng, một bước quan trọng để loại bỏ lớp vỏ gạo. Lớp vỏ này chứa một lượng lớn cellulose (0,8 – 1%), có thể gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và làm giảm hiệu quả của quá trình thủy phân tinh bột trong cơm.
Phương pháp xát trắng gạo chủ yếu sử dụng cơ học. Trong quá trình này, lực ma sát từ trục, gạo và thành bầu chà sẽ giúp tách lớp vỏ ra khỏi hạt gạo.
Bước 8: Xoa bóng gạo
Xoa bóng gạo làm nhẵn bề mặt hạt gạo và loại bỏ bụi cám còn bám. Quá trình này giúp cải thiện hiệu quả bảo quản gạo. Trong quá trình xát, hạt cát có thể tạo vết lõm trên gạo, khiến mảnh cám bám vào và có thể gây mùi hôi khi oxy hóa trong môi trường khô. Xoa bóng gạo giúp giảm hiện tượng này, giữ gạo luôn thơm ngon.
Bước 9: Đóng gói
Bước cuối cùng trong quy trình sản xuất gạo sạch đạt chuẩn là đóng gói. Gạo cần được đóng gói cẩn thận theo các bao để đưa đến tay người tiêu dùng bằng các máy đóng gói tự động. Bạn có thể sử dụng máy đóng gói gạo hoặc máy đóng gói cân định lượng gạo để thực hiện đóng gói một cách hiệu quả. Tốc độ đóng gói của 2 loại máy lên tới 40 bao mỗi phút, đảm bảo có thể đáp ứng được mọi nhu cầu sản xuất của các doanh nghiệp lớn nhỏ.
Ngoài ra, chất liệu bao bì đóng gói cũng phải đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và đủ kín, chắc chắn, để gạo không bị ẩm mốc. Quá trình đóng gói cũng cần tiến hành trong phòng có máy lạnh để đảm bảo vệ sinh.
Xem thêm: Máy hút chân không đóng gói gạo tự động
Trên đây là những chia sẻ của Đức Phát về quy trình sản xuất gạo sạch đạt chuẩn. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích. Mọi thắc mắc và nhu cầu về các loại máy móc tự động vui lòng liên hệ 0919476666 để được hỗ trợ báo giá.
Nguyễn Đức Ngọc
Giám đốc điều hành
0919476666
Huỳnh Tuấn Lâm
Chuyên gia về giải pháp hệ thống
0931284444
Dương Vũ Vương
Giám đốc chi nhánh Đức Phát Hồ Chí Minh
0974344345