Quy trình sản xuất hạt chống ẩm – Bảo vệ hàng hóa khỏi ẩm mốc

Bạn đã bao giờ bắt gặp những gói hạt nhỏ với dòng chữ “Do not eat” được đặt cùng với đôi giày mới, thực phẩm hay túi xách khi mua chưa? Những gói hạt này chính là gói hạt chống ẩm. Đây là một loại vật liệu quen thuộc nhưng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sản phẩm khỏi ẩm mốc và hư hại. Tuy vậy, ít ai biết đến quá trình phức tạp phía sau để tạo ra những hạt nhỏ này. Trong bài viết này, Đức Phát sẽ cùng bạn đi tìm hiểu quy trình sản xuất hạt chống ẩm một cách dễ hiểu và chi tiết nhất.

Hạt chống ẩm là gì?

Hạt chống ẩm là gì
Hạt chống ẩm là gì

Hạt chống ẩm còn được gọi là silica gel, là một loại vật liệu có khả năng hấp thụ độ ẩm cực kỳ tốt. Silica gel được làm từ silic dioxide (SiO2) – một hợp chất không màu và không mùi, có cấu trúc dạng xốp và khả năng hút nước mạnh. Chính vì thế, hạt chống ẩm thường được sử dụng để bảo quản, ngăn ngừa sản phẩm bị ảnh hưởng bởi hơi nước và độ ẩm từ môi trường bên ngoài.

Ứng dụng của hạt chống ẩm trong cuộc sống

Một vài ứng dụng phổ biến của hạt chống ẩm trong cuộc sống hiện nay bao gồm:

  • Ngành công nghiệp thực phẩm: Hạt chống ẩm được sử dụng rộng rãi để bảo quản các sản phẩm khô như bánh kẹo, hạt, bột, giúp chúng giữ được độ khô, giòn và hương vị trong thời gian dài. Ngoài ra, việc sử dụng hạt chống ẩm ngăn ngừa hiện tượng thực phẩm lên nấm mốc do độ ẩm cao. 
  • Ngành điện tử: Các linh kiện điện tử dễ bị hỏng hóc nếu có độ ẩm cao. Vì vậy, hạt chống ẩm đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ các loại thuốc và dược phẩm khỏi ẩm mốc và hư hỏng.
  • Ngành dược phẩm: Hạt chống ẩm có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ các loại thuốc và dược phẩm khỏi ẩm mốc và hư hỏng, đặc biệt là các loại thuốc viên, thuốc con nhộng được đóng trong lọ, thuốc dạng siro, thuốc bột,… Các loại thuốc được ép vỉ sẽ khó bị hư hỏng hơn do được đóng màng kín hoàn toàn, màng alu và PVC có thể ngăn cản sự xâm nhập của độ ẩm cực cao. 
  • Ngành thời trang: Một số sản phẩm như giày, túi xách, quần áo làm từ lông, da là những loại dễ bị nấm mốc và mùi hôi nếu gặp độ ẩm cao. Vì vậy, trong quá trình vận chuyển hoặc lưu trữ thời gian dài, các sản phẩm cần có hạt chống ẩm để bảo quản chất lượng.

Quy trình sản xuất hạt chống ẩm

Hạt chống ẩm có ứng dụng rộng rãi nên đã trở thành một phần không thể thiếu trong các ngành sản xuất của cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, để tạo ra loại hạt này, các nhà sản xuất phải tuân theo một quy trình sản xuất nghiêm ngặt và phức tạp. Cụ thể phức tạp như thế nào thì hãy cùng Đức Phát tìm hiểu ngay dưới đây nhé!

Bước 1: Xử lý silic dioxide

Nguyên liệu thô để tạo silic dioxide
Nguyên liệu thô để tạo silic dioxide

Nguyên liệu chính để sản xuất hạt chống ẩm là silic dioxide. Chất này thường có trong cát thạch anh hoặc các khoáng chất khác. Thông thường, nhà sản xuất sẽ tìm nhà cung cấp và bán silic dioxide uy tín để nhập nguồn. Sau đó, silic dioxide sẽ được xử lý kỹ càng để đảm bảo độ tinh khiết cao. 

Cụ thể trong bước này, Silic dioxide sẽ được nghiền nhỏ và sàng lọc để loại bỏ các tạp chất như sắt và các kim loại khác. Việc này sẽ giúp đảm bảo sản phẩm cuối cùng có tính năng hút ẩm tốt nhất và sự an toàn khi đặt cùng với sản phẩm, đặc biệt là thực phẩm. 

Các thiết bị cần phải sử dụng trong bước này bao gồm:

  • Máy nghiền bi (Ball Mill): Máy có chức năng nghiền mịn các nguyên liệu thô như đá, thạch anh, khoáng chất. Kết quả sau khi nghiền bi, ta sẽ có được các hạt có độ lớn từ 0.074 – 0.89 mm.
  • Máy sàng rung (Vibrating Screen): Máy sàng rung tròn nhiều tầng được sử dụng để sàng lọc, đảm bảo các hạt silic có kích thước đều nhau. Máy có các tấm với mắt lưới để sàng lọc. Các hạt có kích thước lớn hơn sẽ không lọt qua mắt lưới, còn các hạt có kích thước đạt chuẩn sẽ lọt được qua mắt lưới. 

Bước 2: Gel hóa

Silic dioxide sau khi xử lý nghiền mịn và sàng lọc sẽ được trộn với natri silicate và axit sulfuric để tạo ra gel silica. Quá trình này giúp chuyển từ dạng bột sang dạng gel. Đây là nền tảng quan trọng để tạo ra hạt chống ẩm. 

Khi trộn để gel hóa, dung dịch silica phản ứng với axit để hình thành gel. Đây là quá trình quan trọng giúp định hình cấu trúc của hạt. 

Để thực hiện công đoạn này, máy khuấy trộn sẽ được sử dụng. Khi vận hành, các cánh đảo quay, chuyển động liên tục để trộn đều các thành phần, đảm bảo phản ứng xảy ra đồng nhất. Nhà sản xuất có thể sử dụng máy trộn tạo hạt cao tốc để trực tiếp tạo hạt silica gel.

Bước 3: Rửa và làm sạch gel

Máy vắt ly tâm
Máy vắt ly tâm

Khi đã hình thành gel silica, nhà sản xuất cần rửa sạch để loại bỏ các tạp chất còn sót lại. Việc làm sạch nhằm đảm bảo gel không chứa các ion hoặc muối dư thừa, giữ cho hạt chống ẩm có khả năng hút nước, hút ẩm tốt. 

Cách làm sạch gel rất đơn giản, nhà sản xuất sẽ rửa gel silica bằng nước tinh khiết nhiều lần. Bằng cách này, bạn sẽ loại bỏ hết các chất không mong muốn, gel có màu trong suốt không gợn đục. 

Thiết bị không thể thiếu khi rửa và làm sạch gel là máy vắt ly tâm. Máy sử dụng lực quay ly tâm với tốc độ quay lớn sẽ giúp loại bỏ nước thừa và làm sạch gel nhanh chóng.

Bước 4: Tạo hạt

Tạo hạt silica gel
Tạo hạt silica gel

Tại bước này, gel silica được tạo thành các hạt nhỏ như chúng ta thấy. Đây là bước quan trọng để sản phẩm có kích thước đồng đều và dễ đóng gói, sử dụng.

Quy trình thực hiện bước này diễn ra như sau: Gel được ép và cắt thành các hạt nhỏ, chuẩn bị chuyển sang quá trình sấy khô. 

Tại bước này, các loại máy tạo viên tạo hạt với chức năng cắt nhỏ, vo viên sẽ tạo ra các hạt silica hình cầu với kích thước đồng nhất, ví dụ như máy vo viên hạt cải.

Bước 5: Sấy khô

Chuyển qua bước sấy khô, các hạt silica sẽ được sấy để loại bỏ hoàn toàn nước ở bên trong. Như vậy, hạt mới có được khả năng hút ẩm tốt nhất. 

Để thực hiện bước này, hạt silica được đưa vào lò sấy ở nhiệt độ cao. Nhiệt độ sẽ giúp nước ở trong hạt bốc hơi hoàn toàn, loại bỏ độ ẩm của hạt. Máy sấy tầng sôi tạo hạt là thiết bị thích hợp cho công đoạn này. Máy sử dụng luồng khí nóng để sấy khô hạt mà không làm vỡ cấu trúc của hạt. 

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng máy trộn tạo hạt và sấy tầng sôi liên hoàn nếu muốn kết hợp thực hiện bước 4 và bước 5 trong cùng một bước. Máy sẽ thực hiện chức năng tạo hạt và sấy khô hạt trong thời gian ngắn nhất. 

Bước 6: Sàng lọc và đóng gói

Sau khi sấy khô, các hạt silica được sàng lọc để loại bỏ những hạt bị dính nhau, có kích thước không đạt tiêu chuẩn. 

Cuối cùng, sản phẩm sẽ được đóng gói và chuẩn bị xuất xưởng. Hạt chống ẩm đạt tiêu chuẩn sẽ được đóng gói vào các gói làm từ vải không dệt hoặc gói giấy. Tuy nhiên, hạt chống ẩm thường được đóng vào gói vải không dệt để dễ dàng thấm hút ẩm, giúp bảo quản chất lượng sản phẩm. 

Máy sàng rung tròn nhiều tầng
Máy sàng rung tròn nhiều tầng

Ở bước sàng lọc, bạn có thể sử dụng máy sàng rung tròn nhiều tầng hoặc máy sàng rung công nghiệp chữ nhật. Máy có chức năng phân loại các hạt silica theo kích thước mong muốn. 

Máy đóng gói túi chống ẩm
Máy đóng gói túi chống ẩm

Còn tại bước đóng gói, bạn cần có máy đóng gói vải không dệt. Máy sẽ tự động cấp liệu, định lượng, tạo hình túi, chiết nguyên liệu và hàn, cắt túi. Công đoạn này nên được tối ưu hóa bởi máy đóng gói tự động. Nó giúp tiết kiệm các chi phí và thời gian cho doanh nghiệp sản xuất.

Qua quá trình đóng gói, sản phẩm được hoàn thiện và sẵn sàng bán ra thị trường cho các đơn vị sản xuất thực phẩm, dược phẩm, hàng hóa thời trang, linh kiện điện tử, … 

Kết luận

Quy trình sản xuất hạt chống ẩm là một quy trình phức tạp, đòi hỏi sự chính xác cao và sử dụng nhiều loại máy móc hiện đại. Trong nền công nghiệp sản xuất ngày nay, hạt chống ẩm chính là “người hùng thầm lặng” bảo vệ sản phẩm khỏi môi trường bên ngoài, đặc biệt là độ ẩm, giúp duy trì chất lượng và tuổi thọ của nhiều loại hàng hóa khác nhau. Đức Phát hy vọng bài viết này có ích với bạn!

Nguyễn Đức Ngọc
Giám đốc điều hành

0919476666

Huỳnh Tuấn Lâm - chuyên gia Đức Phát

Huỳnh Tuấn Lâm
Chuyên gia về giải pháp hệ thống

0931284444

Dương Vũ Vương
Giám đốc chi nhánh Đức Phát Hồ Chí Minh

0974344345