Nước mắm với hương vị đậm đà đặc trưng không chỉ là gia vị quen thuộc trong bữa cơm hàng ngày mà còn là linh hồn của nhiều món ăn Việt Nam. Để có được những giọt nước mắm trong và đượm vị biển, quy trình sản xuất nước mắm phải được cải tiến công nghệ liên tục và đem tới cho mọi nhà một thứ gia vị tinh túy và mang đậm bản sắc của ẩm thực. Sau đây, bạn hãy cùng Đức Phát khám phá quá trình nước mắm được tạo ra như thế nào nhé!
Tóm tắt nội dung chính
Nước mắm – “Món quà” từ biển cả
Nước mắm là một loại gia vị dạng lỏng. Nước mắm được chế biến từ cá và muối qua quá trình lên men tự nhiên. Nước mắm được coi là loại gia vị độc nhất của Việt Nam, nó có rất nhiều biến thể và được sử dụng gần như hàng ngày trong những bữa cơm của gia đình Việt. Khác với các loại gia vị khác, nước mắm đem lại một hương vị đặc biệt mà chỉ cần một vài giọt cũng có thể làm bừng sáng của món ăn.
Ngày nay, nước mắm không chỉ là gia vị, nước chấm mà còn là một trong những hình ảnh tiêu biểu cho văn hóa của Việt Nam.
Nước mắm tạo hương vị đậm đà cho món ăn
Nước mắm là nguyên liệu quan trọng trong nhiều món ăn. Nó có thể làm nước chấm hoặc nước xốt cho các món kho, xào, nướng. Với hương vị đậm đà và mùi thơm rất riêng, nước mắm làm dậy mùi và tăng thêm phần hấp dẫn, đặc sắc cho mỗi món ăn.
Nước mắm là gia vị không thể thiếu trong bữa ăn
Nước mắm thường được dùng làm nước chấm cho các món luộc, gỏi, cuốn hoặc một số món bún, phở, bánh cuốn,… Bằng cách pha chế, nêm nếm cho nước mắm với các loại nguyên liệu khác, bạn sẽ thấy sự chuyển hóa kỳ diệu trong hương vị của món ăn. Dù chỉ là một bát nước mắm nhỏ nhưng nó hoàn toàn có thể mang đến sự hoàn chỉnh và hài hòa cho bữa ăn.
Nước mắm đại diện cho văn hóa và truyền thống
Nước mắm không chỉ là một loại gia vị bình thường. Cách làm nước mắm rất tỉ mỉ và cần nhiều thời gian để ủ lên men. Chính nhờ sự cầu kỳ đó, nó đã trở thành một phần của truyền thống và văn hóa ẩm thực. Qua nhiều thế hệ, cho đến nay, nước mắm vẫn luôn nắm giữ vị trí quan trọng trong lòng người Việt cũng như trong bữa ăn của mỗi người.
Quy trình sản xuất nước mắm công nghiệp
Sau đây, hãy cùng xem các bước tạo ra nước mắm công nghiệp hiện nay được thực hiện ra sao.
Bước 1: Lựa chọn và sơ chế nguyên liệu
Thành phần chính của nước mắm là cá và muối. Bắt đầu từ việc lựa chọn cá, nước mắm thường được làm từ cá cơm, cá nục, cá thu hoặc cá trích. Cá được chọn làm nước mắm phải tươi ngon, đảm bảo nguồn dinh dưỡng. Cá sau khi được chọn lọc kỹ lưỡng sẽ được rửa sạch và loại bỏ các tạp chất.
Tiếp theo đó là muối. Để làm nước mắm ngon, bạn phải dùng muối hạt to, sạch, đã được phơi khô để không bị lẫn tạp chất. Muối cần có độ tinh khiết cao, như vậy cá mới lên men tốt và không làm ảnh hưởng tới hương vị của nước mắm. Một vài cách đơn giản để nhận biết chất lượng của muối là màu trắng đục, hạt đều nhau, viền hạt trong, khô, ít tạp chất. Muối sẽ được để lưu trữ tối thiểu 3 tháng trước khi đem ra sử dụng để hết vị đắng, chát và những kim loại có hại bên trong hạt muối.
Bước 2: Ướp cá và ủ chượp
Bước tiếp theo trong quy trình sản xuất nước mắm là bước ướp cá và ủ chín. Cá và muối được trộn đều theo tỷ lệ thích hợp. Hỗn hợp được đưa vào các thùng hoặc bể ủ lớn bằng gỗ hoặc chum đất. Bước này còn được gọi là ủ chượp (hỗn hợp muối và cá) giúp nước mắm có mùi và hương vị đặc trưng.
Quá trình ủ diễn ra trong thời gian dài, thường từ 12 đến 18 tháng. Khi ủ chượp, protein trong cá sẽ bị phân giải thành các amino acid tự do, enzyme phát triển và bám vào mặt trong của bể ủ. Nhờ đó, quá trình phân hủy nội tạng của cá diễn ra dễ dàng hơn, tạo nên mùi đặc trưng cho nước mắm. Nước mắm có thời gian ủ càng lâu sẽ có chất lượng càng cao và đậm vị.
Xem thêm: Quy trình sản xuất sandwich – Điều gì đã làm nên món ăn “huyền thoại” tại nước Anh?
Bước 3: Lọc nước mắm
Sau thời gian ủ chượp , nước mắm được thu hoạch bằng cách rút ra từ lòng bể. Nước mắm có màu vàng nâu cánh gián đẹp mắt, hương thơm đậm đà và vị mặn ngọt cân đối.
Để nước mắm có màu trong, nước mắm cần được lọc qua nhiều lớp để loại bỏ cặn bã, tạp chất. Quá trình lọc với những tấm màng vi lọc này đem lại cho nước mắm độ trong và vẫn giữ nguyên hương vị. Trong vài trường hợp, nước mắm nguyên chất có thể được pha chế thêm để đạt hương vị mong muốn. Một lượng nhỏ muối hoặc các thành phần khác có thể được sử dụng để điều chỉnh độ mặn và vị của sản phẩm.
Bước 4: Đóng gói nước mắm
Nước mắm sau khi hoàn thiện sẽ chuyển sang giai đoạn đóng gói. Sản phẩm được đóng gói, chiết rót vào các chai lọ bằng các dòng máy chiết rót đóng chai. Máy tự động chiết nước mắm vào chai và vặn xoắn nắp chai để đóng kín chai. Trong quá trình chiết rót, cần đảm bảo môi trường vô trùng và đạt chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Trường hợp đóng gói nước mắm vào túi, bạn có thể ứng dụng máy đóng gói bao bì khác. Bạn nên tham khảo máy đóng gói nước mắm, nước chấm.
Cuối cùng, chai nước mắm được dán tem nhãn, in ngày tháng sản xuất để thể hiện thương hiệu và đầy đủ các thông tin về sản phẩm.
Kết luận
Quy trình sản xuất nước mắm công nghiệp là một hành trình kỳ công. Từ những con cá cơm nhỏ, qua giai đoạn ướp muối và ủ chượp, chúng ta thu được sản phẩm nước mắm với vị mặn ngọt đặc trưng. Mỗi bước trong quy trình sản xuất đều góp phần tạo nên sản phẩm với chất lượng tốt nhất. Đức Phát hy vọng bạn hiểu hơn về quy trình làm ra nước mắm và thêm trân trọng sản phẩm đầy tinh túy của nền ẩm thực Việt Nam mỗi khi thưởng thức nó trong bữa ăn gia đình.
Nguyễn Đức Ngọc
Giám đốc điều hành
0919476666
Huỳnh Tuấn Lâm
Chuyên gia về giải pháp hệ thống
0931284444
Dương Vũ Vương
Giám đốc chi nhánh Đức Phát Hồ Chí Minh
0974344345