Ai mà lại chưa từng mê mẩn hương vị béo ngậy, mằn mặn, hòa quyện cùng chút chua dịu của những miếng phô mai? Dường như thức quà này có sức hấp dẫn diệu kỳ, chinh phục người tiêu dùng trên khắp thế giới. Đằng sau những miếng phô mai béo ngậy, vàng ươm ấy là cả một quá trình sản xuất kỳ công và đầy thú vị. Bạn có bao giờ tự hỏi làm thế nào mà người ta có thể tạo ra những loại phô mai phong phú và hấp dẫn đến vậy? Hãy cùng Đức Phát khám phá bí mật đằng sau quy trình sản xuất phô mai để hiểu rõ hơn về món ăn đặc biệt này nhé!
Tóm tắt nội dung chính
Phô mai là gì? Nguồn gốc của phô mai
Phô mai, hay còn gọi là pho mát (từ tiếng Pháp “fromage”) hoặc cheese/cheeze (tiếng Anh, Mỹ), là thực phẩm được làm bằng cách kết đông và lên men sữa động vật như bò, trâu, dê, cừu… với mục đích bảo quản các sản phẩm từ sữa để dùng trong thời gian dài hơn. Phô mai có thể được thưởng thức trực tiếp, hoặc sử dụng trong nấu ăn để tạo ra các món ăn ngon và hấp dẫn.
Xem thêm: Cách Làm Kem Cheese Béo Ngậy Tại Nhà
Nguồn gốc phô mai đến từ Trung Đông với lịch sử lâu đời hơn 8000 năm, gắn liền với sự phát triển của ngành chăn nuôi. Người ta đã tình cờ phát hiện ra rằng sữa có thể được bảo quản lâu hơn dưới dạng phô mai, và từ đó, nghệ thuật làm phô mai đã được truyền bá và phát triển rộng rãi. Theo các bằng chứng khảo cổ học, những dấu vết sản xuất phô mai sớm nhất được tìm thấy trong khu vực Lưỡng Hà (nay là Iraq) và Ai Cập cổ đại.
Thành phần dinh dưỡng trong phô mai
Hàm lượng dinh dưỡng cụ thể trong phô mai sẽ thay đổi tùy thuộc vào loại phô mai, cách sản xuất và độ già của phô mai. Tuy nhiên, nhìn chung, phô mai chứa các chất dinh dưỡng sau:
- Protein
- Vitamin thiết yếu như vitamin A, B12, D, riboflavin (B2),…
- Khoáng chất: Phốt pho, kẽm, magie, kali,…
- Canxi
- Chất béo
- Natri
Ăn phô mai có tốt không?
Câu trả lời là có. Phô mai là một thực phẩm dồi dào dinh dưỡng, cung cấp protein, canxi, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng phô mai cũng chứa nhiều chất béo và natri. Do đó, bạn nên ăn phô mai một cách điều độ và chọn loại phô mai ít béo, ít natri để tốt cho sức khỏe.
Lợi ích sức khỏe mà phô mai đem lại :
- Giàu protein: Phô mai là nguồn cung cấp protein chất lượng cao, dễ tiêu hóa, giúp xây dựng và duy trì cơ bắp. Protein trong phô mai cũng giúp cơ thể cảm thấy no lâu hơn, hỗ trợ giảm cân và kiểm soát cân nặng.
- Cung cấp canxi: Canxi trong phô mai rất quan trọng cho sức khỏe của xương và răng, giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa loãng xương và sâu răng.
- Chứa vitamin và khoáng chất: Phô mai cung cấp nhiều vitamin thiết yếu như vitamin A, B12, D, riboflavin (B2),… Ngoài ra chúng cũng chứa nhiều khoáng chất quan trọng như phốt pho, kẽm, magie, kali,…
- Có lợi cho hệ tiêu hóa: Một số loại phô mai, đặc biệt là phô mai lên men, chứa vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa (probiotics).
- Giúp giảm huyết áp: Một số nghiên cứu cho thấy phô mai, đặc biệt là phô mai lên men, có chứa các vi khuẩn có lợi giúp sản xuất một số hợp chất làm thư giãn mạch máu và hạ huyết áp.
Quy trình sản xuất phô mai
Chuẩn bị nguyên liệu
Nguyên liệu chính để làm phô mai là sữa tươi nguyên chất. Để sản phẩm cuối cùng đạt được chất lượng tốt nhất, sữa cần có nguồn gốc rõ ràng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Sữa bò và sữa dê là hai loại sữa thường được sử dụng. Một lít sữa tươi có thể sản xuất ra khoảng 200 gram phô mai.
Bạn có thể quan tâm: Quy Trình Sản Xuất Sữa Tươi Tiệt Trùng Đạt Chuẩn
Lên men sữa
Khi đã có nguyên liệu, quá trình lên men sẽ bắt đầu. Sữa được lên men bằng cách thêm vào các vi khuẩn axit lactic, làm chuyển hóa đường lactose trong sữa thành axit lactic. Quá trình này kéo dài từ 6 đến 8 giờ và nhiệt độ lý tưởng để lên men là khoảng 30°C tạo ra chất lỏng có độ sệt nhẹ như sữa chua.
Xem thêm : Top Các Cách Làm Sữa Chua Tại Nhà Đơn Giản Mà Hiệu Quả
Làm đông sữa
Tiếp theo, để làm đông sữa, người ta thêm vào enzyme rennet (dạng tự nhiên hoặc vi sinh). Rennet là một enzyme quan trọng giúp protein trong sữa ngưng tụ lại tạo thành cục phô mai. Chúng thường diễn ra trong khoảng 30 đến 60 phút ở nhiệt độ từ 28-32°C. Kết quả là sữa sẽ có độ sệt và rắn hơn, đồng thời tạo ra vị chua đặc trưng của phô mai.
Tạo hình khối và tách bỏ chất lỏng
Sau khi sữa đông lại, người ta tiến hành cắt khối sữa đông thành các mảnh nhỏ để tách whey (chất lỏng) ra khỏi cục phô mai. Các khối sữa đông sau đó được đặt vào khuôn để định hình. Việc tách whey không chỉ giúp làm giảm độ ẩm của phô mai mà còn tạo điều kiện cho việc bảo quản phô mai lâu dài.
Thêm muối
Phô mai đã được tách whey sẽ được ngâm trong dung dịch muối hoặc muối khô được rắc lên bề mặt phô mai. Muối giúp làm cứng phô mai, tăng cường hương vị và tạo lớp màng bảo vệ ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn và nấm mốc.
Định hình phô mai
Sau khi thêm muối, phô mai có thể được đặt vào các khuôn khác nhau để tạo ra nhiều hình dáng đa dạng, phục vụ nhu cầu sử dụng của thị trường. Phô mai được đặt vào các khuôn hoặc giỏ để tạo hình, đồng thời được ép bằng trọng lượng hoặc máy ép để loại bỏ phần chất lỏng còn lại. Thành phẩm sẽ có hình dạng đẹp mắt và dễ dàng trong việc đóng gói, vận chuyển.
Ủ chín phô mai
Ủ chín là công đoạn cuối cùng trong quy trình sản xuất phô mai. Phô mai được đặt trong các phòng ủ với điều kiện nhiệt độ và độ ẩm được kiểm soát chặt chẽ. Những người có kinh nghiệm sẽ biết cách xử lý từng loại phô mai để phát triển hương vị và kết cấu mong muốn. Thời gian ủ chín có thể từ vài tháng đến vài năm tùy vào mong muốn của nhà sản xuất. Trong suốt quá trình này, phô mai sẽ tiếp tục phát triển hương vị, cấu trúc và độ đặc trưng.
Kiểm tra và đóng gói
Phô mai sau khi đã được ủ chín sẽ đem đi kiểm tra chất lượng lần cuối trước khi đóng gói. Phô mai được đóng gói kín đáo bằng máy đóng gói hút chân không để bảo vệ khỏi không khí và độ ẩm, đảm bảo giữ nguyên chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển và lưu trữ.
Xem thêm: Chân Không Là Gì? Hút Chân Không Là Gì? Ứng Dụng Với Ngành Thực Phẩm
Quy trình sản xuất phô mai là một quá trình phức tạp và đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác cao để thu được những mẻ phô mai thơm ngon. Mỗi loại phô mai sẽ có những đặc điểm và hương vị riêng biệt tùy thuộc vào nguồn nguyên liệu, cách thức chế biến và thời gian ủ chín. Có thể nói, phô mai không chỉ là một món ăn ngon mà còn là một tác phẩm nghệ thuật được tạo ra bởi bàn tay tài hoa của người thợ làm phô mai. Hy vọng bài viết này đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về quy trình sản xuất cũng như giá trị dinh dưỡng của phô mai, từ đó có thể lựa chọn và sử dụng phô mai một cách hợp lý trong bữa ăn hàng ngày!
Nguyễn Đức Ngọc
Giám đốc điều hành
0919476666
Huỳnh Tuấn Lâm
Chuyên gia về giải pháp hệ thống
0931284444
Dương Vũ Vương
Giám đốc chi nhánh Đức Phát Hồ Chí Minh
0974344345