Quy trình sản xuất sữa chua trái cây Hy Lạp “độc nhất vô nhị”

Sữa chua Hy Lạp hay Greek Yogurt có mùi thơm đặc biệt của sữa dê hoặc sữa cừu, vị béo ngậy và kết cấu mịn màng, sánh đặc. Món tráng miệng này vừa ngon lại đẹp mắt, được chế biến tỉ mỉ từ những nguyên liệu tươi ngon nhất, đem đến những giá trị về dinh dưỡng cho người ăn. Điều gì đã làm nên sự khác biệt của sữa chua trái cây Hy Lạp? Hãy cùng Đức Phát trả lời câu hỏi đó bằng bài viết về quy trình sản xuất sữa chua trái cây Hy Lạp dưới đây nhé!

Sữa chua trái cây Hy Lạp – Khi sữa chua được đưa lên “tầm cao” mới

Sữa chua trái cây Hy Lạp là một phiên bản “cao cấp” của sữa chua truyền thống mà chúng ta thường thấy. Nó được làm từ sữa dê hoặc sữa cừu lên men, trải qua quá trình lọc bỏ nước (whey) để có kết cấu đặc, béo ngậy hơn. Sữa chua Hy Lạp có hàm lượng protein cao hơn so với sữa chua thông thường. Khi kết hợp với trái cây tươi như dâu, việt quất, xoài hoặc kiwi, sữa chua Hy Lạp không chỉ trở nên hấp dẫn mà còn mang lại hương vị tự nhiên, ngọt ngào và mát lạnh. 

Những tác dụng của sữa chua trái cây Hy Lạp

Sữa chua trái cây Hy Lạp
Sữa chua trái cây Hy Lạp
  • Tốt cho hệ tiêu hóa: Sữa chua Hy Lạp có chứa nhiều lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cải thiện chức năng tiêu hóa và tăng cường hệ miễn dịch.
  • Hỗ trợ giảm cân: Nhờ hàm lượng protein cao và chất béo lành mạnh, sữa chua Hy Lạp đem lại cảm giác no lâu, hỗ trợ quá trình giảm cân nhanh và hiệu quả hơn.
  • Cải thiện sức khỏe tim mạch: Sữa chua Hy Lạp ít đường, chứa chất béo tốt nên có thể duy trì mức cholesterol ổn định, bảo vệ cho sức khỏe tim mạch.
  • Tăng cường sức khỏe xương: Với hàm lượng canxi và vitamin D cao, sữa chua Hy Lạp giúp củng cố, phòng ngừa loãng xương.
  • Cung cấp năng lượng: Khi kết hợp cùng với trái cây tươi, sữa chua Hy Lạp đem lại nguồn năng lượng dồi dào, cực kỳ phù hợp cho bữa sáng hoặc bữa phụ. 

Quy trình sản xuất sữa chua trái cây Hy Lạp

Để có được hũ trái cây Hy Lạp đặc, mịn và ngon như bạn thấy, quá trình sản xuất loại sữa chua này phải trải qua nhiều bước. Quy trình sản xuất sữa chua trái cây Hy Lạp khá phức tạp và nghiêm ngặt. Để hiểu thêm, hãy xem hành trình tạo ra sữa chua trái cây Hy Lạp diễn ra như thế nào nhé!

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

Chuẩn bị nguyên liệu
Chuẩn bị nguyên liệu

Nguyên liệu chủ đạo để làm ra sữa chua Hy Lạp là sữa tươi. Tuy nhiên, sữa nguyên liệu “đúng chất nhất” thường là sữa bò hoặc sữa dê, sữa cừu. Sữa phải đảm bảo độ tươi và nguyên chất, có chất lượng cao, không chứa tạp chất hay vi khuẩn gây hại. 

Bên cạnh đó, trái cây cũng là nguyên liệu quan trọng không kém. Các loại trái cây tươi như dâu tây, việt quất, xoài, kiwi sẽ được chọn lọc cẩn thận. Quả chín mọng, vỏ căng bóng, không bị dập nát, hư hỏng hay có mùi vị lạ. Sau đó, trái cây sẽ được rửa sạch, để khô và gọt vỏ (nếu cần), cắt nhỏ, sẵn sàng cho những công đoạn tiếp theo.

Một số loại máy thường được sử dụng ở bước này là: 

Bước 2: Tiệt trùng

Tiệt trùng sữa
Tiệt trùng sữa

Sữa tươi phải được tiệt trùng ở nhiệt độ cao để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn có hại. Nhiệt độ tiệt trùng thích hợp là khoảng 72-75 độ C. Thời gian tiệt trùng nhanh trong 15 – 20 giây. Việc tiệt trùng không chỉ đảm bảo an toàn thực phẩm mà còn làm biến đổi một số protein có trong sữa. Nhờ đó, sữa sẽ dễ dàng đông đặc hơn ở bước sau. Để thực hiện, bạn cần có hệ thống tiệt trùng UHT chuyên dành cho sữa chua. Hệ thống sẽ tiêu diệt những vi khuẩn, vi sinh vật có hại trong dung dịch sữa.

Sau khi tiệt trùng, sữa được làm nguội xuống 43 độ C để chuẩn bị cho quá trình lên men. 

Bước 3: Đồng hóa

Đồng hóa sữa
Đồng hóa sữa

Đồng hóa là công đoạn trộn, khuấy để các chất trong hỗn hợp sữa hòa quyện, đồng nhất với nhau. Đồng hóa giúp ngăn ngừa hiện tượng tách lớp của kem khi ủ và len men. Do các hạt béo bị vỡ và phân tán, giảm kích thước nên chất béo sẽ không bị tách pha. Từ đó, chúng ta sẽ có được một hỗn hợp mịn đều và đồng nhất. 

Đương nhiên, công đoạn này cần sử dụng máy đồng hóa sữa chua chuyên làm tơi, mịn các nguyên liệu sữa tươi, sữa đậu nành, nước hoa quả,… Máy sử dụng bơm piston cao áp, tạo áp suất lên tới 200 bar. Từ đó, các phân tử của sản phẩm sẽ được phân tách đến kích thước rất nhỏ, tạo độ mịn cho sản phẩm.

Bước 4: Lên men sữa

Ủ lên men sữa chua
Ủ lên men sữa chua

Đây là bước quan trọng nhất trong quy trình sản xuất sữa chua trái cây Hy Lạp. Sữa sau khi được làm nguội sẽ được bổ sung các chủng vi khuẩn có lợi như Lactobacillus bulgaricus và Streptococcus thermophilus. Những vi khuẩn này có chức năng làm lên men lactose có trong sữa và tạo thành axit lactic, khiến sữa đông đặc lại và hình thành sữa chua. 

Quá trình lên men sữa chua diễn ra ở nhiệt độ khoảng 43 độ C. Thời gian ủ từ 4 – 8 giờ. Bồn ủ lên men sữa chua tạo ra một môi trường kín để đảm bảo nhiệt độ và áp suất, giúp sữa chua lên men tốt nhất. Thời gian ủ càng lâu, sữa chua sẽ càng đặc và có vị chua đậm đà hơn.

Bước 5: Tách whey

Tách whey
Tách whey

Một đặc điểm đặc trưng của sữa chua Hy Lạp so với sữa chua truyền thống chính là tách nước (whey) để tạo nên độ quánh đặc cho sản phẩm. Sau khi quá trình lên men hoàn tất, sữa chua sẽ được lọc qua một lớp vải mỏng để tách bớt nước. Phần whey bị tách ra này có thể được sử dụng cho các mục đích khác hoặc loại bỏ. 

Để tách whey công suất cao, các nhà máy sẽ ứng dụng máy tách whey chuyên dụng để tách nước ra khỏi sữa chua.

Bước 6: Thêm trái cây

Thêm trái cây vào sữa chua Hy Lạp
Thêm trái cây vào sữa chua Hy Lạp

Khi đã hoàn thành bước tạo ra sữa chua Hy Lạp với kết cấu bóng mịn và đặc, chúng ta sẽ chuyển sang bước tiếp theo là kết hợp với trái cây tươi đã được chuẩn bị trước đó. Trái cây được cắt nhỏ hoặc nghiền rồi trộn đều với sữa chua để tạo ra hương vị ngọt ngào tự nhiên. 

Để tạo thêm vị ngọt và đậm đà cho sữa chua, nhà sản xuất còn có thể sử dụng mật ong hoặc syrup để trộn cùng.

Một số bên khác lại tách riêng sữa chua Hy Lạp và trái cây. Trái cây sẽ được nghiền và trộn cùng các chất phụ liệu để tạo thành hỗn hợp sánh. Khi sử dụng, người tiêu dùng mới đổ trái cây vào và trộn cùng sữa chua.

Tại công đoạn này, nhà sản xuất thường sử dụng máy trộn nhũ hóa chân không để trộn đều các nguyên liệu với nhau. Khi sử dụng máy trộn nhũ hóa chân không, hỗn hợp sẽ có độ đồng đều cao mà không bị tạo bọt khí.

Bước 7: Đóng gói và làm lạnh

Chiết rót, đóng gói sữa chua
Chiết rót, đóng gói sữa chua

Riêng đối với các sản phẩm sữa chua, bạn sẽ đóng gói, chiết sữa chua vào các hũ bằng nhựa hoặc thủy tinh trước rồi mới làm lạnh bởi khi làm lạnh, sữa chua sẽ được định hình. Lúc này mới chiết rót, đóng gói thì sẽ khó thực hiện hơn. Để chiết rót, đóng gói sữa chua trái cây Hy Lạp, bạn cần có dây chuyền chiết rót sữa chua. Máy có hệ thống cấp liệu tự động. Hũ được thả xuống các khay, máy tự động chiết sữa chua vào hũ theo đúng định lượng và cấp, dán nắp hũ rồi xuất thành phẩm ra ngoài. Bạn có thể tham khảo thêm các máy đóng gói khác tùy theo nhu cầu đóng gói sữa chua của mình.

Về bước làm lạnh, sữa chua trái cây Hy Lạp được làm lạnh ở nhiệt độ từ 4 – 6 độ C. Đây là mức nhiệt thích hợp để bảo quản, giữ nguyên độ tươi ngon của sữa chua. Bên cạnh đó, đây cũng là lúc hương vị và kết cấu của sữa chua ổn định nhất, sẵn sàng để đưa tới tay người tiêu dùng. Bạn có thể sử dụng các thiết bị, tủ lạnh công nghiệp với sức chứa lớn để hạ nhiệt và làm lạnh sữa chua, giữ ổn định nhiệt độ mát thích hợp cho sản phẩm.

Kết luận

Sữa chua trái cây Hy Lạp mặc dù ra đời sau sữa chua truyền thống, song nó đã nhanh chóng chiếm được sự yêu thích của đông đảo mọi người bởi hương vị béo thơm mà không ngán, thường được kết hợp với hoa quả và các loại hạt ngũ cốc rất đẹp mắt và nhiều dinh dưỡng. Với những ưu điểm đó, quy trình sản xuất sữa chua trái cây Hy Lạp cũng đã được cải tiến nhiều lần để đem lại chất lượng cao nhất cho người tiêu dùng. Nếu bạn đang có hứng thú với đầu tư sản xuất sữa chua trái cây Hy Lạp, hãy ghi nhớ các bước trong quy trình sản xuất và tự xây dựng cho mình một dây chuyền sản xuất sữa chua Hy Lạp phù hợp nhất nhé!

Nguyễn Đức Ngọc
Giám đốc điều hành

0919476666

Huỳnh Tuấn Lâm - chuyên gia Đức Phát

Huỳnh Tuấn Lâm
Chuyên gia về giải pháp hệ thống

0931284444

Dương Vũ Vương
Giám đốc chi nhánh Đức Phát Hồ Chí Minh

0974344345