Cứ mỗi dịp Tết đến, các bệnh viện lại “mất ăn mất ngủ” vì ngộ độc rượu. Còn các tờ báo lại bài văn cũ: “Ngộ độc rượu gia tăng trong dịp Tết Nguyên Đán”. Tại sao tình trạng ngộ độc rượu vẫn luôn là chủ đề “nóng” vào mỗi cuối năm? Rượu bia có thể gây ra những bệnh gì? Phải làm thế nào để chấm dứt “vòng lặp” ngộ độc rượu vào những ngày lễ Tết này?
Tóm tắt nội dung chính
1. Tại sao tình trạng ngộ độc rượu gia tăng vào cuối năm?
Thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới là một khoảnh khắc tươi đẹp. Tất nhiên, nhiều người muốn ăn mừng cho điều đó và rượu bia là một thứ không thể thiếu trong những bữa tiệc. “Nhậu” để tổng kết một năm sắp qua. “Nhậu” để chào mừng năm mới. “Nhậu” để nâng cao tinh thần. Và kết cục cho đầu năm lại là… ở trong viện.
Về vấn đề này, nhu cầu tiêu thụ rượu bia luôn tăng cao vào dịp năm mới. Khi cơ thể nạp quá nhiều rượu, đặc biệt là methanol (cồn công nghiệp, có công thức hóa học là CH3OH), chất này sẽ bị oxy hóa thành axit fomic (công thức là HCOOH hoặc CH2O2). Chất axit fomic là một chất có tính ăn mòn. Vì vậy, nó có thể gây nguy hiểm với nồng độ cao. Người bị ngộ độc sẽ buồn nôn, khó thở, chóng mặt, thậm chí là mù mắt.
Bởi số lượng người uống rượu bia tăng cao vào lễ Tết, cộng thêm nhiều người không chú ý đến xuất xứ, nguồn gốc của rượu bia, không biết rượu bia có thể gây ra những bệnh gì nên tình trạng ngộ độc rượu thường xuyên gia tăng vào năm mới.
2. Rượu bia có thể gây ra những bệnh gì?
Nói đến những tác hại của rượu bia không chỉ có ngộ độc rượu. Rượu bia có thể ảnh hưởng đến rất nhiều cơ quan, bộ phận cơ thể nếu uống quá nhiều và liên tục. Phổ biến nhất, rượu bia gây ra tác động xấu đến gan, thận, tim, huyết áp, dạ dày – tá tràng.
Viêm gan, xơ gan
Đầu tiên phải nói đến các bệnh về gan gây ra bởi uống rượu bia. Trong đó có viêm gan và xơ gan. Bệnh nhân vị viêm gan có thể bị buồn nôn, nôn, chán ăn, đau bụng, sốt, vàng da và tiến triển thành xơ gan nếu có thói quen uống rượu bia liên tục trong vài năm.
Khi bị xơ gan, các tế bào gan bị tổn thương, dễ thấy nhất là tình trạng gan nhiễm mỡ. Sau khi bệnh nhân uống bia rượu thường có cảm giác choáng váng, đau đầu. Nếu tình trạng xơ gan tăng nặng có thể chuyển thành xơ gan cổ trướng.
Lúc này, bụng của người bệnh phình to bất thường dù cơ thể gầy ốm. Gan sẽ không còn chức năng thải độc nữa nên cơ thể dễ tích nước, phù, chướng bụng, suy thận. Tỷ lệ tử vong ở bệnh xơ gan tại Việt Nam là khoảng 5% dân số.
Viêm loét dạ dày – tá tràng
Dạ dày – tá tràng là một nơi tiếp theo bị rượu bia tàn phá. Khi rượu được nạp vào cơ thể, rượu sẽ đi vào dạ dày đầu tiên. Lượng rượu bia không được khuếch tán vào máu sẽ làm suy yếu các biểu mô bảo vệ dạ dày, tăng nguy cơ bị viêm loét dạ dày – tá tràng.
Bệnh tim mạch và huyết áp
Nhiều người vẫn nói rượu bia tốt cho tim mạch. Nhưng đó là khi bạn chỉ uống ở mức vừa phải và theo khuyến nghị của nghiên cứu khoa học cũng như theo thể trạng sức khỏe. Nếu uống quá nhiều rượu bia, trái lại, nó có thể trở thành tử thần của con người.
Một trong những biến chứng dễ thấy nhất của rượu bia là gây ra các bệnh liên quan đến tim mạch và huyết áp. Rượu bia làm giãn mạch da, co mạch nội tạng nên dễ làm huyết áp tăng cao. Không chỉ vậy, rượu bia chưa nhiều calo, khiến cho người uống dễ tăng cân, béo phì, từ đó tạo điều kiện cho các bệnh về tim mạch.
Khi dung nạp rượu bia trong một thời gian dài, chất chuyển hóa của rượu sẽ gây độc lên tế bào cơ tim, các loại mỡ xấu gây xơ vữa mạch vành, dẫn đến thiếu máu hoặc nhồi máu cơ tim.
Bệnh ung thư
Ung thư luôn là một cái tên mà ai ai cũng muốn tránh. Tuy nhiên, nhiều người không biết rằng uống rượu bia có thể là tác nhân gây ra bệnh ung thư. Đặc biệt, các bệnh ung thư gan, thực quản, ruột, vòm họng và ung thư vú là những bệnh có liên quan mật thiết đến rượu bia.
Giải thích kỹ hơn về tác nhân này như sau: Khi uống rượu bia, nó sẽ được chuyển hóa thành acetaldehyde – 1 chất có nguy cơ gây ung thư cao. Trong khi đó, rượu cũng khiến khả năng phân hủy và hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể giảm đi. Từ những điều này, nguy cơ mắc ung thư tăng nhiều lần.
Bên cạnh những căn bệnh mà rượu bia gây ra, nó còn là một trong những nguyên nhân gây tai nạn giao thông. Trên thực tế, đã có rất nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng mà nguyên nhân là do tài xế có nồng độ cồn vượt mức cho phép. Vì vậy, công tác kiểm tra nồng độ cồn vào dịp Tết luôn gắt gao hơn.
3. Làm thế nào để giảm thiểu tác hại của rượu bia?
Như vậy, bạn đã hiểu rượu bia có thể gây ra những bệnh gì. Đã có nhiều bài báo, nghiên cứu và vụ việc cho thấy tác hại của rượu bia. Nhưng tình trạng bệnh tật, gặp tai nạn do rượu bia vẫn chưa thuyên giảm. Vậy phải làm thế nào để thực sự giảm thiểu tác hại của rượu bia?
Giảm uống rượu, bia
Việc đầu tiên, cần nhận thức được việc uống rượu bia phần lớn là do chủ quan chúng ta hơn là các lý do khách quan. Bạn nên chủ động điều chỉnh và ít uống rượu bia nếu sức khỏe đang bị ảnh hưởng. Trường hợp bị “ép” uống rượu, Điều 5 Luật Phòng chống, tác hại của rượu bia 2019 đã quy định rõ các hành vi bị nghiêm cấm là xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia. Hành vi ép uống rượu, bia sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Không lái xe khi đã uống rượu, bia
Bên cạnh đó, bạn nên nhớ không lái xe khi đã uống rượu, bia. Mức phạt hành chính cho hành vi uống rượu bia khi tham gia giao thông có thể lên tới 40.000.000 đồng. Thậm chí, bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu việc vi phạm luật giao thông đường bộ gây thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức khỏe của người khác.
Một số biện pháp khác để giảm thiểu ảnh hưởng của rượu bia với sức khỏe là:
- Uống thuốc bổ gan;
- Có chế độ dinh dưỡng và hoạt động thể dục lành mạnh; hoặc
- Sử dụng các cách để uống rượu không say.
Với những nội dung trên, hy vọng bạn và gia đình sẽ khỏe mạnh, an toàn. Đặc biệt là tránh được những tác hại của rượu bia trong dịp Tết 2023 này. Bạn có thể tham khảo các loại máy đóng gói tại Website của Công ty Đức Phát.