Thị trường thuốc cốm ngày nay đang phát triển mạnh mẽ với nhiều loại sản phẩm đa dạng, từ thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm đến các loại thuốc bổ sung vitamin và khoáng chất. Sự gia tăng của nhu cầu về thuốc cốm đã thúc đẩy các doanh nghiệp dược phẩm đầu tư vào công nghệ sản xuất hiện đại và nâng cao chất lượng sản phẩm. Vậy thuốc cốm là gì, quy trình sản xuất thuốc cốm đạt chuẩn diễn ra như thế nào? Trong bài viết này, hãy cùng Đức Phát tìm hiểu nhé!
Tóm tắt nội dung chính
Thuốc cốm là gì?
Theo Dược điển Việt Nam, thuốc cốm hay thuốc hạt là dạng thuốc rắn có dạng hạt nhỏ xốp hay sợi ngắn xốp, thường dùng để uống với một ít nước hay một chất lỏng thích hợp, hoặc pha thành dung dịch, hỗn dịch hay siro. Thuốc cốm chứa một hoặc nhiều dược chất, ngoài ra có thêm các tá dược như tá dược độn, tá dược dính, tá dược điều hương vị, tá dược màu…Đặc biệt, thuốc cốm rất phù hợp cho các đối tượng trẻ em và người lớn tuổi do dễ uống và có thể dễ dàng chia liều.
Nguyên liệu sản xuất thuốc cốm
Dược chất
Dược chất là thành phần hoạt chất có tác dụng điều trị, thường là các dược chất kém bền ở dạng lỏng, hoặc khó dập luôn thành viên nén, dễ bị thủy phân như các kháng sinh, men vi sinh, thuốc hạ sốt,… Các thuốc có mùi vị khó chịu cũng được bào chế dạng cốm sủi bọt hoặc cốm pha siro.
Tá dược
Tá dược là các chất phụ gia giúp cải thiện tính chất vật lý và hóa học của thuốc cốm. Có nhiều loại tá dược có thể tham gia vào quy trình sản xuất thuốc cốm:
- Tá dược độn: Các loại bột đường như saccarose và lactose thường được sử dụng không chỉ để đảm bảo khối lượng cho một liều mà còn đóng vai trò điều vị cho chế phẩm. Trong các loại thuốc cốm pha hỗn dịch, chúng còn giúp tăng độ nhớt, giảm quá trình sa lắng của các tiểu phân trong quá trình phân liều, nhờ đó liều dùng được chính xác hơn.
- Tá dược trơn: Tương tự như trong thuốc bột, viên nén hoặc nang cứng, tá dược trơn được sử dụng để giảm ma sát, chống dính và điều hòa sự chảy khi phân liều vào bao bì. Điều này giúp đảm bảo khối lượng chế phẩm đồng đều. Các tá dược trơn phổ biến trong cốm thuốc bao gồm talc, aerosil, magie stearate và acid stearic.
- Tá dược dính: Điểm khác biệt so với các thành phần khác trong cốm thuốc là tá dược dính được sử dụng để tạo hạt và sợi cho cốm. Những tá dược dính thường được sử dụng bao gồm siro, dung dịch PVP và dung dịch CMC.
- Tá dược rã: Tùy theo tính chất của hoạt chất mà có thể thêm tá dược rã vào để làm tăng nhanh quá trình phân tán của chế phẩm khi pha vào nước hoặc khi vào ruột dễ dàng giải phóng hoạt chất. Tá dược rã hay được sử dụng đó là natri croscarmellose, natri starch glycolat…
Ngoài các tá dược trên, thuốc cốm còn có thêm một vài loại tá dược nữa là tá dược dược điều vị, điều hương, chất gây thấm hoặc chất gây phân tán.
Quy trình sản xuất thuốc cốm
Bước 1: Nghiền nguyên liệu
Trước khi tiến hành sản xuất, các nguyên liệu phải được chuẩn bị kỹ lưỡng. Dược chất và tá dược cần được cân đúng theo tỷ lệ công thức, sau đó đem đi nghiền. Khi nghiền, kích thước hạt càng nhỏ thì quá trình hòa tan của thuốc càng nhanh, do đó làm tăng sinh khả dụng của thuốc cốm. Để quá trình nghiền diễn ra thuận lợi, nhanh chóng, chất lượng đồng đều, các doanh nghiệp nên sử dụng máy nghiền dược liệu.
Bước 2: Rây nguyên liệu
Trong quy trình sản xuất thuốc cốm, rây giúp ta thu được kích thước bột mong muốn, mịn đồng đều. Nếu bạn thực hiện bằng phương pháp rây thủ công, trước hết bạn cần cho một lượng bột vừa đủ lên mặt rây, lắc rây theo chiều ngang hoặc quay tròn. Lưu ý trong quá trình rây, không vỗ hoặc xát mạnh trên mặt rây, nếu bột bít lỗ rây có thể dùng chổi lông mềm trải nhẹ bề mặt rây. Khi rây bột dược chất độc, nếu kích ứng thì bạn phải sử dụng rây có đáy kín và nắp đậy.
Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng máy sàng rung công nghiệp chữ nhật để quá trình diễn ra nhanh chóng, hiệu quả và an toàn hơn. Sau khi rây, phần nguyên liệu chưa đạt chuẩn kích thước sẽ tiếp tục đưa trở lại công đoạn nghiền nhỏ.
Bước 3: Trộn nguyên liệu
Nguyên liệu sau bước rây đã đạt chuẩn sẽ được đưa vào máy trộn. Quá trình trộn cần được kiểm soát chặt chẽ về thời gian và tốc độ để tránh hiện tượng phân lớp hay không đồng đều. Máy trộn có thể là máy trộn băng tải, máy trộn lồng quay hoặc các loại máy trộn công nghệ cao khác để đảm bảo mỗi viên cốm đều chứa đúng lượng hoạt chất.
Bước 4: Tạo hạt
Phương pháp tạo hạt khô |
Phương pháp tạo hạt ướt |
Phương pháp tạo hạt tầng sôi |
|
Các bước |
|
|
|
Ưu điểm |
|
|
|
Nhược điểm |
|
|
|
Bước 5: Sấy khô
Viên cốm sau khi tạo hình cần được sấy khô để đạt độ ẩm lý tưởng, giúp kéo dài thời gian bảo quản và đảm bảo chất lượng sản phẩm. Quá trình sấy khô thường sử dụng máy sấy nhiệt hoặc sấy thăng hoa tùy thuộc vào tính chất của nguyên liệu. Sấy thăng hoa thường được sử dụng cho các sản phẩm nhạy cảm với nhiệt độ cao, giúp giữ nguyên các đặc tính dược học của hoạt chất.
Xem thêm: Máy sấy phun
Xem thêm: Mấy sấy thăng hoa
Bước 6: Đóng gói và bảo quản:
Sau khi sấy khô, viên cốm được đóng gói vào các bao bì chống ẩm, bảo quản trong điều kiện thích hợp để giữ nguyên chất lượng. Quá trình đóng gói nên được thực hiện bằng các loại máy đóng gói tự động để tối ưu thời gian và chi phí. Việc đóng gói và bảo quản đúng cách giúp ngăn ngừa sự suy giảm chất lượng do tác động của môi trường. Bao bì thường được thiết kế để bảo vệ sản phẩm khỏi ánh sáng, độ ẩm và không khí, đồng thời dễ dàng sử dụng cho người tiêu dùng.
Ứng dụng và lợi ích của thuốc cốm
Ứng dụng của thuốc cốm
Thuốc cốm được sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh khác nhau như bệnh đường tiêu hóa, bệnh hô hấp, bệnh nhiễm trùng và các bệnh mãn tính. Việc sử dụng thuốc cốm giúp bệnh nhân dễ dàng tuân thủ liệu trình điều trị và đạt hiệu quả cao. Điều này đặc biệt quan trọng trong điều trị các bệnh mãn tính, nơi mà sự tuân thủ liệu trình điều trị đóng vai trò quyết định trong việc kiểm soát bệnh tình.
Lợi ích của thuốc cốm
Thuốc cốm có nhiều lợi ích như dễ uống, dễ bảo quản và dễ chia liều. Đặc biệt, thuốc cốm giúp cải thiện hương vị của dược chất, làm giảm mùi khó chịu và tăng cường sự tuân thủ của bệnh nhân. Điều này đặc biệt quan trọng đối với trẻ em và người cao tuổi, những đối tượng thường gặp khó khăn khi sử dụng các dạng thuốc khác như viên nén hay dung dịch.
Xem thêm: Thiết bị ngành dược – “Át chủ bài” trong bào chế dược phẩm
Trên đây là những chia sẻ của Đức Phát về quy trình sản xuất thuốc cốm đạt chuẩn. Hy vọng bài viết đã mang lại cho bạn những kiến thức bổ ích. Để biết thêm chi tiết và đặt mua các loại máy đóng gói hãy liên hệ trực tiếp tới hotline: 091 947 6666 để được tư vấn và báo giá trực tiếp.
Nguyễn Đức Ngọc
Giám đốc điều hành
0919476666
Huỳnh Tuấn Lâm
Chuyên gia về giải pháp hệ thống
0931284444
Dương Vũ Vương
Giám đốc chi nhánh Đức Phát Hồ Chí Minh
0974344345