Tìm hiểu về quy trình sản xuất bia đạt chuẩn

Bia là một trong những loại đồ uống phổ biến trên thế giới, xuất hiện trong các bữa tiệc, các buổi liên hoan, hội họp. Bia không chỉ là một loại đồ uống, mà còn là một phần của văn hóa và lịch sử của nhiều quốc gia. Với sự gia tăng nhu cầu tiêu thụ, quy trình sản xuất bia ngày càng được quan tâm và cải tiến để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Vậy sản xuất bia cần có những nguyên liệu gì, quy trình sản xuất như thế nào? Trong bài viết này, hãy cùng Đức Phát tìm hiểu về quy trình sản xuất bia đạt chuẩn nhé!

Tìm hiểu quy trình sản xuất bia đạt chuẩn
Tìm hiểu quy trình sản xuất bia đạt chuẩn

 

Nguyên liệu sản xuất bia

Malt đại mạch

Malt đại mạch là nguyên liệu chính trong quy trình sản xuất bia, là nguồn cung cấp tinh bột cho quá trình đường hóa nói chung và rất giàu protein. Có nhiều loại malt được sử dụng trong sản xuất bia như malt vàng, malt nâu, malt đen, và malt chocolate. Nhà sản xuất bia có thể kết hợp nhiều loại malt để tạo ra loại bia mong muốn.

Malt đại mạch trong sản xuất bia 
Malt đại mạch trong sản xuất bia 

Ở mỗi một quốc gia, nền nông nghiệp lại có những đặc trưng riêng nên quy trình sản xuất bia của họ có thể có thêm thế liệu như gạo, lúa mì, bo bo, yến mạch và cả đường tinh luyện để thay thế một phần malt đại mạch nhằm giảm chi phí sản xuất. Các nước vùng Đông Nam Á chủ yếu sử dụng thế liệu là gạo, trong khi đó các quốc gia Châu Phi lại sử dụng bo bo, lúa miến,….

Xem thêm: Bia bơ Harry potter: Thức uống “không cồn” mê hoặc giới trẻ

Nước

Nước là thành phần chiếm tỷ lệ cao nhất, chiếm khoảng 90-95% khối lượng bia. Ngoài việc tham gia vào thành phần của bia, nước còn đóng vai trò quan trọng trong toàn bộ quy trình sản xuất. Nó là dung môi hòa tan các hợp chất hóa học như tinh bột, đường, protein, chất béo trong hạt malt, cũng như các hợp chất đắng và thơm trong hoa bia. 

Các phân tử nước cũng tham gia vào quá trình thủy phân các hợp chất cao phân tử thành các hợp chất đơn giản hơn để nấm men sử dụng. Sau đó, nấm men tiếp tục phát triển và sống trong môi trường nước này.

Để người dùng được thưởng thức một thức uống chất lượng thì nước cũng cần được lựa chọn theo những tiêu chuẩn sau:

  • Đảm bảo về độ an toàn không nhiễm tạp chất hay các thành phần khác
  • Nước đã qua kiểm định và đảm bao chứa 6 loại ion thiết yếu (canxi, bicarbonatemagie, magie, clorua, natri và sulfate

Hoa bia

Hoa bia hay còn gọi là hoa houblon, là nguyên liệu quan trọng sau malt đại mạch, mang lại vị đắng dịu và hương thơm đặc trưng cho bia, đồng thời giúp tạo và giữ bọt, ổn định thành phần sinh học của sản phẩm. Trong sản xuất bia, người ta chỉ sử dụng hoa cái chưa thụ phấn.

Hoa bia được sản xuất thành nhiều loại khác nhau. Với những cánh hoa được sấy dưới nên nhiệt 50°C, thường được ngâm trực tiếp với bia là loại hoa sấy nguyên cánh. Ngược lại, với loại được nghiền thành bột và nén gọn lại thì là hoa viên.

Nấm men

Nấm men đóng vai trò chuyển hóa các hợp chất lên men trong dịch nha sau khi nấu thành cồn và CO2. Trong quá trình lên men, nấm men sản xuất ra các hợp chất tạo mùi và vị thơm cho bia. 

Mỗi chủng men khác nhau sẽ cho ra hương vị bia đặc trưng, các hãng bia cần bảo vệ nghiêm ngặt các chủng nấm men của mình. Loại nấm men được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất bia là Saccharomyces cerevisiae.

Quy trình sản xuất bia 

Sơ đồ quy trình sản xuất bia 
Sơ đồ quy trình sản xuất bia

Bước 1: Nghiền nguyên liệu

Nghiền nhỏ hạt malt (hoặc hạt gạo) đến kích thước yêu cầu để các thành phần trong nguyên liệu có thể hòa tan vào nước và giải phóng ra enzym để xúc tác quá trình thủy phân sau đó.

Quy trình công nghệ sản xuất bia sẽ được thực hiện bắt đầu với bước nghiền nguyên liệu. Các hạt malt (hoặc hạt gạo) sẽ được nghiền đến kích thước yêu cầu để các thành phần trong nguyên liệu có thể hòa tan vào nước và giải phóng ra enzym để xúc tác quá trình thủy phân sau đó.

Mục đích chính của bước này là thúc đẩy quá trình phân hủy và lên men nhanh trong quá trình tạo bia.

Bước 2: Phối trộn và tán nhuyễn nguyên liệu

Sau khi quá trình nghiền nguyên liệu, chúng sẽ được chuyển vào bồn ngâm. Trong đó, nguyên liệu sẽ được trộn lẫn với nước nóng nhờ công nghệ sản xuất bia hiện đại.

Ở bước này, thiết bị sẽ sử dụng nhiệt độ cao để nấu chín phần nguyên liệu vừa chuẩn bị. Nhờ sự hoạt động của enzym thủy phần trong 10% malt lót để phân cắt các lớp chất cao phân tử có trong lúa mạch.

Mục đích của bước này là phá vỡ màng tế bào của tinh bột và làm đứt các liên kết giữa chứng. Từ đó, ta tạo ra các phân tử thấp hơn dễ hoà tan với nước. 

Bước 3: Tách nguyên liệu

Quy trình này sẽ thực hiện trong nồi tách, các chất ngọt sẽ được tách ra khỏi vỏ trấu nhờ Enzim hoạt động. Lượng enzym này xuất hiện là đường tự nhiên được tạo ra từ mạch nha trong quá trình phối trộn. Đường sẽ được tách ra từ nước mạch nha thông qua quá trình lọc hoặc cô đặc.

Sau khi tách, phần đường này sẽ có tác dụng lên men bia chuyển thành cồn và CO2.

Bước 4: Gia nhiệt

Sau khi có nước mạch nha đã phối trộn và đường đã được tách, hỗn hợp được đưa vào hệ thống gia nhiệt. Quá trình gia nhiệt giúp đưa hỗn hợp nước mạch nha và đường lên nhiệt độ cần thiết để tiến hành quá trình lên men. Đây là bước trước khi cho hoa bia.

Bước 5: Tách và làm lạnh

Sau giai đoạn gia nhiệt, hỗn hợp sẽ lại được chuyển đến bồn xoáy trong quy trình để tách phần hoa bia còn sót lại. Sau đó, hỗn hợp được làm lạnh nhanh chóng để đạt nhiệt độ phù hợp.

Bước 6: Quy trình lên men bia

Sau khi đã có nước mạch nha và men bia, quy trình lên men bia chính bắt đầu. Men sẽ được thêm vào quá trình thông qua ống bơm vào tháp nhờ dây chuyền sản xuất bia tự động. Nồng độ men được pha vào nước mạch nha và tạo thành hỗn hợp men và đường.

Quá trình này được tiến hành trong các thùng ủ. Nơi men sẽ chuyển đổi đường thành cồn và CO2 thông qua quá trình lên men. Trong giai đoạn này, bia phát triển hương vị đặc trưng và cồn cũng được sản xuất.

Bước 7: Ủ bia

Tiếp theo, bia sẽ được ủ trong thùng ủ để cho các phản ứng hóa học diễn ra và hương vị bia bắt đầu hình thành. Bia ủ sẽ cần một lượng thời gian nhất định. Nó có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng hoặc thậm chí nhiều năm. Điều này còn phụ thuộc vào từng loại bia và hương vị mà doanh nghiệp muốn có được.

Trong quá trình ủ, nhiệt độ và điều kiện ủ được kiểm soát cẩn thận. Điều này giúp đảm bảo rằng bia phát triển đúng hương vị, màu sắc và độ sủi bọt.

Bước 8: Hoàn thiện chất lượng sản phẩm

Lọc bia

Trải qua quy trình này, tất cả các loại nấm men, hạt phân tán cơ học, nhựa đắng, loại tạp chất khác sẽ được loại bỏ. Nhờ sự trợ giúp của các bộ lọc đạt chuẩn ở các dạng ủ, thô và mịn đạt chuẩn. khi ấy thành phẩm của bạn sẽ được bảo quản tốt hơn với khoảng thời gian dài hơn trên thị trường. Điều quan trọng hơn, sẽ tăng cảm quan đối với người tiêu dùng về sản phẩm của doanh nghiệp bạn.

Quá trình lọc bia 
Quá trình lọc bia

Đóng chai và đóng thùng

Thành quả nhận được là loại bia tinh khiết nhất. Các doanh nghiệp sẽ tiến hành sử dụng dây chuyền chiết rót bia chai tự động cũng như các loại máy đóng gói tự động để đóng chai hoặc lon tùy thuộc vào từng thiết kết. Trong chai sẽ được cấp thêm một lượng khí CO2 phù hợp để tạo áp suất và bảo quản bia tươi hơn, ngon hơn.

Bên cạnh đó, trong quá trình này không thể thiếu máy dán nhãn chai bia tốc độ cao in ra hàng loại bao bì có tính bền và thẩm mỹ cao.

Máy dán nhãn bia chai tốc độ cao
Máy dán nhãn bia chai tốc độ cao

Đánh giá và kiểm tra chất lượng sản phẩm 

Để có thể sản xuất được những chai bia thơm ngon, hương vị đạt chuẩn, có nhiều yếu tố ảnh hưởng, trong đó có:

  • Chất lượng nguyên liệu: Nguyên liệu tươi mới và sạch sẽ đảm bảo hương vị bia tốt nhất.
  • Quy trình sản xuất: Mỗi bước trong quy trình sản xuất phải được thực hiện cẩn thận và chính xác để đảm bảo chất lượng sản phẩm cuối cùng.
  • Bảo quản và phân phối: Bia cần được bảo quản ở nhiệt độ thích hợp và tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp để giữ được hương vị tốt nhất.

Vì vậy, trước khi tung ra thị trường, các nhà sản xuất cần đánh giá hương vị, màu sắc và độ trong suốt của bia sau quá trình sản xuất, đo độ cồn, pH và hàm lượng carbon dioxide để đảm bảo chất lượng bia đáp ứng tiêu chuẩn. 

Đánh giá chất lượng bia 
Đánh giá chất lượng bia

Việc kiểm tra lượng chất bảo quản có trong bia sau quá trình sản xuất cũng rất quan trọng. Các doanh nghiệp cần đảm bảo rằng bia không có chất bảo quản vượt quá mức cho phép. Đặc biệt cần thực hiện các phân tích và thử nghiệm để kiểm tra lượng chất bảo quản có trong bia. Cần tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn liên quan đến chất bảo quản trong sản xuất bia. Đặt sự an toàn và chất lượng của sản phẩm lên hàng đầu cân đối trong việc sử dụng chất bảo quản.

Xem thêm: Bia tươi là gì? Phân biệt 2 dòng bia hơi và bia tươi trên thị trường

Bài viết trên đây là những chia sẻ của Đức Phát về quy trình sản xuất bia đạt chuẩn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp có ích đối với bạn. Nếu còn băn khoăn về bất kỳ vấn đề gì liên quan đến máy móc sản xuất thì có lên liên hệ ngay với Đức Phát. Chúng tôi luôn sẵn lòng tư vấn cho các bạn mọi lúc, mọi nơi.

 

Nguyễn Đức Ngọc
Giám đốc điều hành

0919476666

Huỳnh Tuấn Lâm - chuyên gia Đức Phát

Huỳnh Tuấn Lâm
Chuyên gia về giải pháp hệ thống

0931284444

Dương Vũ Vương
Giám đốc chi nhánh Đức Phát Hồ Chí Minh

0974344345