Tìm hiểu về quy trình sản xuất thuốc trừ sâu sinh học

Thuốc trừ sâu sinh học đang dần trở thành giải pháp được nhiều nhà nông lựa chọn nhằm bảo vệ sức khỏe của cả con người lẫn cây trồng. Vậy thì làm thế nào để sản xuất được loại thuốc này? Hãy cùng Đức Phát tìm hiểu về quy trình sản xuất thuốc trừ sâu sinh học trong bài viết này.

Đôi nét về thuốc trừ sâu sinh học 

Thuốc trừ sâu sinh học là gì?
Thuốc trừ sâu sinh học là gì?

Thuốc trừ sâu sinh học là gì?

Thuốc trừ sâu sinh học là chế phẩm có nguồn gốc sinh học. Chúng được nuôi cấy trong các môi trường dinh dưỡng khác nhau theo phương pháp thủ công, bán thủ công hoặc phương pháp lên men công nghiệp. Tác dụng của thuốc trừ sâu sinh học là tiêu diệt, phòng trừ các loại sâu bọ có hại cho cây trồng mà không làm ảnh hưởng tới các loài vi sinh có lợi cho nông, lâm nghiệp.

Phân loại

Thuốc trừ sâu sinh học có thể chia thành 4 nhóm chính:

  • Thuốc trừ sâu vi sinh: Đây là loại thuốc được tạo ra từ vi sinh vật như nấm, vi khuẩn, virus, tuyến trùng. Từ đó, chúng có thể ức chế và tiêu diệt các loại vi sinh vật gây bệnh cho cây trồng. Đại diện cho loại thuốc này trên thị trường là Bacillus thuringiensisn (BT). BT được phun ra sẽ sinh trưởng và tiết ra protein tiêu diệt những mầm bệnh có hại cho cây.
  • Thuốc trừ sâu nhóm độc tố và kháng sinh: Thuốc được tạo ra trong môi trường nuôi cấy vi sinh vật, bao gồm chất gây độc (độc tố) và chất có tác động lên tế bào (kháng sinh). Ví dụ như thuốc trừ sâu được tạo ra từ Kasugamycin, Streptpmycin,… (nhóm kháng sinh) và Avermenctin, Spinosad,… (nhóm độc tố).
  • Thuốc trừ sâu nhóm thảo mộc: Thuốc được chiết tách từ các hoạt chất, thành phần có trong cây cỏ, thảo mộc hoặc dầu thực vật. Một số loại cây thảo mộc thường được dùng để chế thuốc trừ sâu như: cây thuốc lá, bột tỏi, saponin,…
  • Thuốc trừ sâu có nguồn gốc sinh học khác: Bên cạnh những nguồn sinh học trên, có thể chế thuốc trừ sâu từ tôm cua, các axit amin từ quá trình thủy phân protein, dầu khoáng,…

Công dụng

Công dụng của thuốc trừ sâu sinh học
Công dụng của thuốc trừ sâu sinh học

Công dụng chính của loại thuốc trừ sâu sinh học đó chính là diệt trừ sâu bệnh đối với cây trồng. Cơ chế của thuốc là tác động, kích thích và làm tê liệt dây thần kinh của côn trùng khiến chúng khó nuốt. Cùng với đó, thuốc làm tế bào trung tràng của chúng bị rối loạn và suy giảm sau vài ngày. Côn trùng sẽ bị ức chế các hoạt động hô hấp và hạn chế đẻ trứng khi tiếp xúc với thuốc.

Đặc biệt, thuốc trừ sâu sinh học không gây hại cho các hệ sinh thái vi sinh vật có lợi của đất, cây trồng như thuốc trừ sâu hóa học. Nhờ ưu điểm này, thuốc trừ sâu sinh học đang dần trở thành giải pháp được nhiều nhà nông lựa chọn trong sản xuất nông nghiệp.

Tham khảo: Máy Đóng Gói Thuốc Trừ Sâu Đóng Vai Trò Gì Trong Bảo Vệ Thực Vật?

Thuốc trừ sâu sinh học có độc không

 

Thuốc trừ sâu sinh học có độc không?
Thuốc trừ sâu sinh học có độc không?

Thuốc trừ sâu sinh học là sản phẩm sạch được chế tạo gần như hoàn toàn từ thiên nhiên. Vậy nên chúng cực kỳ thân thiện với môi trường không gây độc hại cho con người và vật nuôi. Không những không có độc tố ảnh hưởng đến sức khỏe mà chúng còn đem lại tác dụng phòng ngừa sâu bệnh cực kỳ hiệu quả. Hiệu quả của thuốc trừ sâu sinh học thường kéo dài vì nó không chỉ tiêu diệt lứa sâu đang phá mùa màng mà còn ngăn chặn sự sinh sôi của các lứa sâu bọ có hại tiếp theo. 

Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc trừ sâu sinh học cũng hạn chế việc gây tác động với cả những loài vi sinh, côn trùng có lợi cho nhà nông. 

Thuốc sinh học không làm hạt kết cấu đất, làm chai cứng, xói mòn, thoái hóa đất. Ngược lại, do có nguồn gốc từ tự nhiên, thuốc còn góp phần tăng độ phì nhiêu cho đất.

Có thể thấy, thuốc trừ sâu sinh học không những không gây độc hại tới con người, vật nuôi, thiên nhiên mà còn là một phương pháp an toàn, bền vững cho nhà nông.

Quy trình sản xuất thuốc trừ sâu sinh học

Quy trình sản xuất thuốc trừ sâu hầu hết được sản xuất trên công nghệ vi sinh hiện đại. Hãy cùng tìm hiểu về quy trình làm thuốc trừ sâu sinh học với các bước dưới đây nhé:

Quá trình sản xuất thuốc trừ sâu sinh học từ virus

Quy trình sản xuất thuốc trừ sâu sinh học từ virus
Quy trình sản xuất thuốc trừ sâu sinh học từ virus

Bước 1: Nuôi sâu giống và ghép cặp, nhân giống

Nuôi sâu giống và tiến hành nhân giống chúng cho đến khi bắt đầu chuyển hóa thành nhộng. Sau khi hóa nhộng, chúng sẽ tiến hành bắt cặp với nhau để sinh trứng. Trứng sau khi thu hoạch sẽ được bảo quản đến khi nở.

Bước 2: Cấy virus lây nhiễm cho sâu giống

Khi trưởng thành, virus sẽ được thả ra để lây nhiễm cho sâu giống qua đường thức ăn.

Bước 3: Nghiền, lọc và ly tâm 

Thuốc trừ sâu bắt đầu được điều chế bằng cách thu gom sâu đã nhiễm virus, nghiền nhỏ chúng, sau đó ly tâm.

Bước 4: Phối trộn 

Phần nguyên liệu được sấy khô và trộn với chất mang. Sau đó, thuốc sẽ được đem đi kiểm tra chất lượng, đảm bảo các thành phần và chỉ số đạt chất lượng, không gây hại của con người và vật nuôi. 

Bước 5: Đóng gói 

Sau khi hoàn thành, thuốc trừ sâu được đóng gói nhờ các loại máy đóng gói chuyên dụng. Bạn cũng cần lưu ý bảo quản thuốc trừ sâu trong điều kiện phù hợp. 

Loại thuốc trừ sâu được tạo ra từ virus này có khả năng kiểm soát dịch hại vô cùng nhanh chóng. Thuốc sẽ chỉ cần thời gian từ 2 đến 5 ngày để sâu bệnh có thể hoàn toàn bị tiêu diệt. Đặc biệt, khi sâu chết, virus sẽ thoát ra và tiếp tục quá trình lấy nhiễm của mình trên cơ thể sinh vật có hại khác. Điều này vừa tiết kiệm chi phí vừa giúp đảm bảo chất lượng của sản phẩm cho nhà nông.

Tham khảo: Các cách làm thuốc trừ sâu sinh học

Quy trình sản xuất thuốc trừ sâu sinh học BT công nghệ cao

Quy trình sản xuất thuốc trừ sâu sinh học từ Bacillus Thuringiensis (hay còn gọi là thuốc trừ sâu sinh học BT) được thực hiện như sau:

Quy trình sản xuất thuốc trừ sâu sinh học BT
Quy trình sản xuất thuốc trừ sâu sinh học BT

Bước 1: Chuẩn bị

Chuẩn bị các giống vi khuẩn cấp 1 không nhiễm tạp, bảo quản ở mức nhiệt 5 độ C. Giai đoạn này sẽ được thực hiện trong 3 ngày. 

Bước 2: Tăng sinh khối vi khuẩn trên môi trường T3

Tăng sinh khối vi khuẩn trên môi trường T3, thường được thực hiện trong 2 ngày. Cùng với điều kiện có nồi hấp, tủ hấp, phòng cấy vô trùng, máy lắc. Các giai đoạn thực hiện trong bước này như sau:

  • Chuẩn bị môi trường T3 gồm các thành phần: MnCl2, Na2HPO4, NaH2PO4, dịch chiết nấm men, tryptone, nước cất 1.000 ml, pH = 7
  • Thực hiện hấp 1210C, 1atm trong thời gian 20 phút
  • Môi trường để trong các bình tam giác được cây vi khuẩn BT
  • Lắc bình trong 36 giờ
  • Tiến hành đếm mật số vi khuẩn BT
  • Tiếp tục tiến hành nhuộm và quan sát bào tử dưới kính hiển vi

Bước 3: Tăng sinh khối vi khuẩn trên môi trường chất lỏng

Tăng sinh khối vi khuẩn trên môi trường chất lỏng đã qua khảo sát, bước này sẽ thực hiện trong 4 ngày:

  • Chuẩn bị môi trường MT3 gồm pepton, glucose, khoáng
  • Mỗi dòng vi khuẩn đã chuẩn bị ở bước 2 sẽ được cho vào môi trường MT3 với mật số vi khuẩn 107CFU/mL, tỷ lệ 1%
  • Lắc trong thời gian  48 giờ với mức nhiệt độ 30 đến 350C
  • Sau đó, thu dịch lỏng vi khuẩn và đem bảo tử quan sát dưới  hiện vi

Bước 4: Tăng sinh khối BT trên môi trường bán rắn đã khảo sát

Tiếp tục chuẩn bị môi trường cấy vi khuẩn BT trên môi trường MT3 trong thời gian 5 ngày. Tất cả được thực hiện trong điều kiện tủ cấy, phòng cấy vô trùng, phòng ủ và nồi hấp tiệt trùng.

  • Môi trường MT3 sẽ được chuẩn bị với mật độ vi khuẩn 107 cfu/mL và có sự xuất hiện của nhiều tinh thể đọc
  • Môi trường bán rắn sẽ được khảo sát tối ưu với 4 dòng vi khuẩn là MT6
  • Cấy giống Bt từ môi trường lỏng sang môi trường bán rắn có PH 7-8, độ ẩm 50%, ủ 60 giờ cùng tỷ lệ giống 1%
  • Sau 12 giờ, kiểm tra độ ẩm môi trường và đảo đều khối ủ
  • Sau 60 giờ ủ, thu nhận sinh khối bán rắn, đếm mật độ khuẩn lạc
  • Kiểm tra bào tử và tinh thể độc

Bước 5: Sấy sinh khối vi khuẩn

Sinh khối vi khuẩn sau khi đổ ra khay sẽ được đưa vào phòng kín. Đồng thời, khử trùng bằng tia UV và sây với máy công suất lớn 20kg/ lần. Bước này sẽ được thực hiện trong 4 ngày.

Bước 6: Nghiền sinh khối vi khuẩn

Sản phẩm sau khi sấy khô sẽ được đưa vào phòng sạch và sử dụng máy nghiền công suất lớn thực hiện nghiền nhỏ. Sau khi hoàn tất, tiến hành đếm mật độ vi khuẩn. Đồng thời, kiểm tra các bào từ và tinh thể độc dưới hiển vi.

Bước 7: Phối trộn phụ gia

Với thời gian từ 2 đến 4 giờ đồng hồ, tất cả các nguyên liệu sẽ được phối trộn với nhiều các chất phụ gia khác theo quy định. 

Bước 8: Đóng gói chế phẩm và bảo quản sản phẩm

Sau khi hoàn tất hết các khâu chế biến, sản phẩm sẽ được đóng gói nhờ máy đóng gói thuốc trừ sâu. Sản phẩm được bảo quản kỹ lưỡng theo quy chuẩn mà doanh nghiệp đã đề ra trước đó. Lưu ý, không nên tồn kho trữ hàng quá 3 tháng.

Đây là quy trình sản xuất thuốc trừ sâu sinh học BT đạt chuẩn. Hầu hết, chúng thường được thực hiện với dây chuyền và quy mô doanh nghiệp lớn.

Những máy móc được sử dụng trong quy trình sản xuất thuốc trừ sâu sinh học BT

Đối chiếu theo quy trình sản xuất nêu trên, những máy móc, thiết bị được sử dụng bao gồm:

  • Thiết bị nghiền trục: Giúp nghiền nhỏ các loại nguyên liệu khi đi qua khe hẹp giữa hai trục nghiền. 
  • Băng tải: Đưa nguyên liệu từ thiết bị này sang thiết bị khác. Băng tải giúp hoạt động giữa các máy trong dây chuyền diễn ra trơn tru.
  • Nồi trung hòa – đảo trộn: Có chức năng hòa trộn các nguyên liệu với nhau
  • Thiết bị thanh trùng dạng tấm: Làm đông tụ và tách bỏ một số hợp chất, tiêu diệt các vi sinh vật không cần thiết trong thành phẩm trước khi lên men.
  • Thiết bị lên men chìm: Là thiết bị nhằm tạo ra môi trường để nuôi cấy vi sinh vật, nấm, tế bào thực vật,… 
  • Thiết bị siêu lọc: Có chức năng lọc bỏ cặn, các chất bị lẫn trong sản phẩm.
  • Thiết bị ly tâm dạng đĩa: Dùng để tách tinh sau quá trình tách thô. Máy có lực ly tâm cực lớn, giúp loại bỏ hoàn toàn cặn sót lại.
  • Thiết bị đóng chai: Máy chiết rót, đóng chai được sử dụng trong giai đoạn chiết rót, đóng gói thuốc trừ sâu vào các chai lọ và vặn xoắn nắp, bảo quản kín sản phẩm. 

Một số lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc trừ sâu sinh học

Lưu ý khi sử dụng thuốc trừ sâu sinh học
Lưu ý khi sử dụng thuốc trừ sâu sinh học

Hiện nay, việc sử dụng thuốc trừ sâu sinh học được nhiều chuyên gia khuyến khích. Để đảm bảo đạt được hiệu quả tối ưu nhất, nhà nông cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Không nên quá lạm dụng thuốc trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Bạn chỉ nên sử dụng một lượng thuốc phù hợp tránh ảnh hưởng đến năng suất cây trồng
  • Nên sử dụng thuốc khi sâu còn non. Vì khi ấy khả năng kháng thuốc của chúng cực kém, thuốc dễ dàng phát huy tác dụng
  • Không nên phun thuốc khi trời mưa to, gió lớn. Nên lựa chọn thời điểm thích hợp trời tạnh ráo, râm mát. Điều này tránh việc phun thuốc không hiệu quả
  • Trước khi phun thuốc cần trang bị đầy đủ các loại thiết bị bảo hộ 
  • Tuân thủ đúng các nguyên tắc khi sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật
  • Tuyệt đối không được tự ý pha trộn các loại thuốc sinh học với thuốc hữu cơ trong nông nghiệp

Bài viết trên đây là những chia sẻ của Đức Phát về quy trình sản xuất thuốc trừ sâu sinh học. Hy vọng chúng tôi cung cấp những thông tin trên đây có ích đối với bạn.

Nếu có nhu cầu mua máy đóng gói thuốc trừ sâu, vui lòng liên hệ 0919476666 để được hỗ trợ.

Nguyễn Đức Ngọc
Giám đốc điều hành

0919476666

Huỳnh Tuấn Lâm - chuyên gia Đức Phát

Huỳnh Tuấn Lâm
Chuyên gia về giải pháp hệ thống

0931284444

Dương Vũ Vương
Giám đốc chi nhánh Đức Phát Hồ Chí Minh

0974344345