Mì ăn liền là một loại thực phẩm tiện lợi được sử dụng tại rất nhiều nước trên thế giới. Nó không chỉ có ưu điểm là giá rẻ mà còn cung cấp đủ năng lượng, chế biến nhanh và có thể biến tấu theo nhiều cách. Cho đến nay, mì ăn liền trở nên phát triển. Ngày càng có nhiều thương hiệu mì ăn liền nổi tiếng phủ sóng trên thị trường tiêu dùng. Nhiều người quan tâm và học hỏi quy trình sản xuất mì ăn liền công nghiệp để đầu tư. Nếu bạn muốn tìm hiểu về quy trình sản xuất mì tôm hiện nay, hãy cùng Đức Phát đọc bài viết dưới đây.
Mì ăn liền là gì?
Mì ăn liền là một loại thực phẩm được chế biến và đóng gói sẵn. Để ăn mì ăn liền rất đơn giản. Bạn chỉ cần đun khoảng 200ml nước sôi, sau đó cho mì và các loại gia vị vào bát, đổ nước sôi vào và đậy kín trong khoảng 2-3 phút là có thể sử dụng. Sợi mì khi ngâm trong nước sôi sẽ mềm ra và chín. Ngoài ra, để tăng tính tiện lợi, nhiều loại mì gói được đóng trong các hộp, cốc kèm dĩa để người mua dễ sử dụng.
Mì ăn liền đã có lịch sử hình thành khá lâu dài và được sử dụng rộng rãi cho đến tận bây giờ. Với sự phát triển của mì ăn liền, sản phẩm ngày càng có nhiều hương vị, cách chế biến hơn để làm hài lòng những thực khách của mình.
Các nguyên liệu sản xuất mì ăn liền đạt tiêu chuẩn
Sợi mì ăn liền thường được làm từ bột mì hoặc khoai tây, dầu cọ, muối kéo ra thành sợi. Vì vậy, các nguyên liệu chủ yếu để sản xuất mì ăn liền bao gồm:
- Tinh bột mì
- Dầu cọ
- Bột nghệ
- Muối
- Chất điều vị
- Bột trứng
- Chất tạo xốp
- Chất chống oxy hóa
Trong đó, tinh bột mì là nguyên liệu chính. Vì vậy mì ăn liền thường có lượng kcal và carbohydrat cao. Những người bị bệnh tiểu đường, huyết áp, tim mạch, béo phì cần lưu ý điều này khi ăn mì gói.
Sơ đồ quy trình sản xuất mì ăn liền
Mì ăn liền công nghiệp có quy trình sản xuất tương đối phức tạp, cần nhiều máy móc, công nghệ hiện đại. Bạn có thể tham khảo sơ đồ quy trình sản xuất mì ăn liền dưới đây.
Quy trình sản xuất mì ăn liền
Chuẩn bị nguyên liệu
Đây là bước quan trọng nhằm đảm bảo tỷ lệ, hương vị của mì gói là tốt nhất.
Chuẩn bị bột
Bước đầu tiên trong quy trình sản xuất mì gói là chuẩn bị nguyên liệu. Tỷ lệ nguyên liệu để sản xuất mì tôm là bột mì (82 – 84%), tinh bột nhằm tăng độ dai cho sợi mì.
Chuẩn bị nước trộn bột
Khi chuẩn bị nước trộn bột, tùy theo loại mì, công thức chế biến, nhà máy sẽ cho thêm một số chất phụ gia vào để tăng thêm hương vị cho mì gói. Các chất phụ gia được cho vào như đường, muối, bột ngọt, chất màu, chất tạo độ dai, … cần đúng tỷ lệ và định lượng.
Điều lưu ý khi chuẩn bị nước trộn bột là phải đồng nhất, không được vón cục, tạo màng, kéo váng. Để làm điều này, các chất phụ gia sẽ được hòa tan trong nước nóng. Các cánh khuấy trong bồn trộn sẽ trộn phụ gia và nước trong vòng 15 phút. Sau đó, nhân công kiểm tra nồng độ của nước trộn bột. Nếu dung dịch đã đạt tiêu chuẩn, bồn nước trộn sẽ được để yên trong 2 giờ trước khi đem vào nhào bột.
Ngay trước khi nhào bột, bồn trộn sẽ được bật lại lần nữa để đảm bảo dung dịch đồng nhất.
Trộn bột
Tại bước trộn bột, protein sẽ hút nước và trương, nở ra tạo thành gluten. Việc trộn khối bột với nước giúp tạo ra một khối bột dẻo và dai, có độ đàn hồi. Đồng thời khi trộn bột, các chất phụ gia sẽ được phân tán đều trong khối bột nhào và hương vị sẽ ngấm vào khối bột, khiến cho khối bột trở thành một thể đồng nhất.
Việc trộn bột cần thực hiện bằng máy trộn công nghiệp công suất cao. Trong đó, máy sẽ trộn bột khô trước. Sau đó, nước trộn bột được cho vào, máy tiến hành trộn bột ướt và nhào từ từ trong vòng 15 – 20 phút. Điều quan trọng cần lưu ý khi trộn bột ướt là tốc độ trộn phải đều và không trộn quá lâu. Thời gian trộn dài sẽ khiến không khí vào khối bột. Sau khi trộn bột, độ ẩm của khối bột nhào đạt 30 – 33%. Khối bột phải có độ đồng đều cao, không vón cục, không rời rạc, bột dính tay và mềm dẻo.
Ở giai đoạn này, nếu trộn bột quá ướt nhão thì sẽ khó cán, dầu không ngấm đều khi chiên khiến vắt mì bị đốm. Ngược lại nếu trộn bột quá khô thì bột sẽ rời rạc, dễ bị đứt khi cán. Bên cạnh đó, các hóa chất, phụ gia để tăng màu sắc, độ nở xốp cũng cần chú ý đạt đúng tỷ lệ khi trộn và phải đảm bảo hòa tan hóa chất.
Cán bột
Sau khi trộn, khối bột nhào được chuyển xuống hệ thống cán để cán thành các lá bột. Quá trình này tức là cán dẹt khối bột để giảm bớt không khí có trong khối bột, đồng thời giúp bột dễ tạo hình, kéo sợi. Công đoạn cán bột có hai bước là cán thô và cán tinh. Bột sau khi cán có độ dày 0,8 – 1,2mm. Bề mặt bột phải mịn, có độ dày đồng đều. Lá bột không bị rách, không có lỗ xốp. Giai đoạn cán bột có tốt hay không phụ thuộc nhiều vào chất lượng gluten tại quá trình trộn, nhào bột.
Cắt sợi, đùn bông
Công đoạn cắt sợi, đùn bông quyết định phần nhiều đến tạo hình của sợi mì. Việc cắt sợi giúp định hình, kích thước cho sợi mì và việc đùn bông nhằm tăng thẩm mĩ cho sợi mì. Tại công đoạn này, lá bột được cán mỏng sẽ theo băng chuyền tới máy cắt sợi. Các dao cắt sẽ cắt dọc lá bột và tạo nên các sợi mì. Các sợi này lập tức được gỡ ra khỏi các rãnh nhờ bộ phận lược tỳ sát bề mặt trục dao. Công đoạn tách sợi mì khỏi rãnh để tránh làm chập, rối sợi mì.
Lúc này sợi mì vẫn đang có hình dạng thẳng. Khi mì đi ra khỏi dao cắt lớn, do tốc độ của băng chuyển nhỏ hơn nhiều so với tốc độ mì đi ra khỏi dao cắt, sợi mì sẽ bị đùn lại và tạo nên các gợn sóng hay còn gọi là đùn bông cho sợi mì.
Kết quả có được ở công đoạn này là sợi mì láng, không bị răng cưa, có hình gợn sóng đều nhau. Đường kính của sợi mì là 0.8 – 1mm. Điểm cần lưu ý nhất của công đoạn này là không được đề mì bị chấp, rối hay dao cắt sợi mì không đứt hẳn, gợn sóng thấp, không đều.
Hấp sợi mì
Sợi mì sau khi tạo hình được đưa vào buồng hấp để làm chín sợi mì sơ bộ, tăng độ dai, bóng và rút ngắn thời gian chiên sợi mì. Đây cũng là công đoạn làm mất hoạt tính của các enzyme có trong nguyên liệu. Sau khi hấp, sợi mì vàng, dai và mềm hơn. Độ chín của sợi mì đạt 80-90%. Quan trọng nhất, sợi mì được hấp không bị nhão, biến dạng hay dính lại trên băng tải.
Sau khi hấp xong, mì được đưa ra khỏi buồng hấp. Sợi mì được thổi nguội để làm khô sợi mì, tạo điều kiện tiến hành các bước sau.
Cắt mì theo định lượng
Sợi mì được cắt có chiều dài 20 – 25cm. Vắt mì cần cắt đúng kích thước, định lượng, không tạo răng cưa ở đầu sợi.
Nhúng nước lèo – làm ráo nước
Nước lèo là loại nước dùng đem lại hương vị cho các món mì, bún, phở. Việc nhúng mì gói vào nước lèo giúp mì có hương vị cao hơn. Vì vậy, bước tiếp theo của quy trình làm mì ăn liền là nhúng nước lèo và làm ráo nước.
Sợi mì khi hấp và thổi nguội xong có tính háo nước. Vì vậy, mì sẽ nhanh chóng hấp thụ nước lèo. Công đoạn nhúng nước lèo thường diễn ra từ 15 – 20 giây.
Tạo khuôn vắt mì
Tạo khuôn vắt mì tức là đưa mì vào một khuôn cố định như hình tròn, hình chữ nhật, hình ly… tùy theo bao bì sản phẩm. Khuôn sẽ được gắn trên xích tải để cổ định vắt mì. Tại công đoạn này, quan trọng nhất là vắt mì phải được tạo khuôn đều đặn, vuông vắn.
Chiên hoặc sấy
Bước tiếp theo trong quy trình làm mì gói là chiên hoặc sấy để giúp quá trình bảo quản mì tốt hơn. Mì sẽ trở nên giòn xốp. Ngoài ra, khi chiên, một phần nước ở trong mì chuyển thành chất béo, từ đó mì sẽ có hương thơm và mùi vị ngon hơn.
Sau công đoạn chiên hoặc sấy mì, vắt mì sẽ có độ ẩm < 4,5%. Sợi mì không bị dính dầu, cháy khét, vàng đều và không bị vỡ vụn hay đốm sống.
Làm nguội
Mì sau khi chiên cần phải làm nguội về nhiệt độ thường và làm khô dầu trên vắt mì. Thiết bị làm nguội sẽ hạn chế được quá trình oxy hóa của các chất béo có trong mì. Sau khi làm nguôi, bề mặt sợi mì sẽ khô và ráo, giảm lượng dầu dư.
Cấp gói gia vị
Quy trình sản xuất mì ăn liền về cơ bản đã hoàn thành. Mỗi khẩu phần mì ăn liền sẽ được cấp các gói gia vị để chuẩn bị cho công đoạn đóng gói, hoàn thành sản phẩm.
Đóng gói
Quy trình để đóng gói mì ăn liền cần phải ứng dụng máy đóng gói riêng. Đối với bao bì dạng gói, mì được đóng gói bằng máy đóng gói nằm ngang. Mì được chuyển vào bộ phận đóng gói bằng băng tải. Bộ phận đóng gói sẽ di chuyển cuộn màng để tạo túi và cắt, hàn các miệng túi.
Với dạng bao bì mì ly, mì cốc, mì hộp sẽ sử dụng loại máy đóng gói khác. Thông thường, các loại hộp, ly sẽ được sản xuất sẵn. Mì được cho vào các hộp, ly, cốc và máy sẽ dập nắp cho cốc. Sau đó, mì cốc sẽ được đóng màng co để bảo quản tốt sản phẩm.
Kiểm tra chất lượng
Trong quá trình sản xuất, đóng gói, mặc dù máy móc có độ chính xác cao, song không thể đảm bảo không xảy ra lỗi. Vì vậy sau quy trình làm mì ăn liền, nhân công vẫn phải kiểm tra chất lượng của mì gói trước khi đóng thùng và vận chuyển tới các đại lý phân phối.
Đóng thùng
Công đoạn cuối cùng của quy trình sản xuất mì gói là đóng thùng. Thông thường, một thùng có 30 gói mì hoặc 24 ly mì. Việc đóng thùng có thể thực hiện thủ công hoặc sử dụng máy đóng thùng carton để giảm tải. Sau khi đóng thùng, sản phẩm đã sẵn sàng để chuyển đến tay người tiêu dùng.
Các thiết bị trong quy trình sản xuất mì tôm
Quy trình sản xuất mi ăn liền công nghiệp không thể làm thủ công mà bắt buộc phải sử dụng máy móc, dây chuyền sản xuất mì tôm. Và công nghệ sản xuất mì ăn liền thường bao gồm những loại thiết bị sau:
Thiết bị nhào trộn bột
Công đoạn nhào trộn bột bao gồm có hai công đoạn chính là trộn bột khô và trộn bột ướt. Hai công đoạn này sử dụng hai loại thiết bị khác nhau, một loại máy chuyên trộn bột khô và một loại máy chuyên trộn bột ướt.
Thiết bị nhào trộn bột của Đức Phát
Hiện nay, Đức Phát cung cấp cả thiết bị trộn bột khô lẫn bột ướt. Các loại máy trộn bột khô có thể kể đến là:
Các loại máy trộn bột ướt của Đức Phát hiện có bao gồm:
Thiết bị cán bột
Thiết bị cán bột là loại thiết bị để cán mỏng khối bột nhào. Thiết bị cán bột có ưu điểm là có thể tùy chỉnh độ dày mỏng của khối bột.
Thiết bị cán bột của Đức Phát
Hiện tại, thiết bị cán bột không có sẵn tại Đức Phát. Nếu bạn có nhu cầu mua máy cán bột, hãy liên hệ với Đức Phát để được tư vấn.
Hệ thống hấp
Hệ thống hấp mì ăn liền sẽ làm chín sơ bộ mì sau khi được cắt sợi. Nhiệt độ hấp là 100 độ C. Máy sử dụng cơ chế điện gia nhiệt để tạo ra hơi và phun hơi gián tiếp vào bột để làm sợi mì chín đều, đạt mức độ hồ hóa là 85 – 90%. Hệ thống hấp được thiết kế đặt nghiêng so với mặt sàn để độ thoát hơi tốt hơn. Phần cửa buồng hấp có thể mở ra tạo điều kiện thuận lợi để vệ sinh máy.
Bộ phận cắt dao định lượng
Điểm đặc biệt của bộ phận cắt dao định lượng là cắt sợi và tạo hình cho sợi mì. Sợi mì ăn liền không thẳng mà có độ cong. Để có độ cong này cần phải đùn bông sợi mì. Dao cắt định lượng sẽ có các trục giúp các sợi mì được cắt chuẩn kích thước. Các dao cắt này đều làm từ inox chống ăn mòn để đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm.
Thiết bị chiên mì
Thiết bị chiên mì sẽ nhúng mì vào dầu và chiên mì để giảm bớt lượng nước có trong mì, đồng thời chuyển đổi thành chất béo giúp mì thơm ngon hơn. Thiết bị sẽ đảm bảo mì không bị nhúng quá nhiều dầu và nhiệt độ chiên vừa phải, không khiến mì bị cháy, vỡ vụn.
Thiết bị làm khô sợi mì
Thiết bị sấy hay làm khô sợi mì bao gồm các quạt để thổi khí, làm nguội sợi mì và bỏ bớt dầu thừa sau khi chiên. Máy sấy có vai trò quan trọng quyết định độ giòn xốp của mì ăn liền trước khi đưa vào đóng gói.
Địa chỉ mua thiết bị sản xuất mì ăn liền ở đâu uy tín?
Dây chuyền sản xuất mì ăn liền bao gồm nhiều máy móc nên chắc chắn chi phí bỏ ra không ít. Bạn cần phải cân nhắc kỹ trước khi xuống tiền đầu tư.
Nếu bạn đang tìm địa chỉ mua thiết bị sản xuất mì ăn liền uy tín, hãy tham khảo ngay Đức Phát. Chúng tôi hiện cung cấp dây chuyển sản xuất mì ăn liền. Các máy móc được nhập khẩu chính hãng từ Trung Quốc. Máy có chất lượng đạt tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, Đức Phát luôn sẵn sàng đi cùng bạn từ giai đoạn đầu tiên xây dựng nhà xưởng cho đến khi hoàn thành lắp đặt máy móc. Đức Phát sẽ tư vấn loại máy, vị trí đặt máy phù hợp và vận chuyển, lắp đặt máy tận nơi.
Mọi nhu cầu vui lòng liên hệ 0919476666 để được hỗ trợ báo giá.