Màng co là một giải pháp đóng gói giúp bảo vệ sản phẩm khỏi bụi bẩn, độ ẩm và các tác nhân môi trường khác. Việc sử dụng màng co không chỉ giúp giữ nguyên trạng thái của sản phẩm mà còn nâng cao tính thẩm mỹ, hỗ trợ trong việc trưng bày và quảng bá thương hiệu. Tuy nhiên, với sự đa dạng của sản phẩm trên thị trường, có nhiều loại màng co khác nhau để đáp ứng nhu cầu bảo quản và đóng gói riêng biệt. Lựa chọn loại màng co phù hợp với từng ngành sản xuất là yếu tố quan trọng giúp tối ưu chi phí và nâng cao hiệu quả đóng gói. Vì vậy, hãy cùng Đức Phát tìm hiểu về các loại màng co phổ biến hiện nay cùng ứng dụng của chúng trong bài viết này nhé!
Tóm tắt nội dung chính
Các loại màng co phổ biến hiện nay
Tại sao cần đóng gói màng co?
Đầu tiên, bạn có tự hỏi tại sao chúng ta cần màng co không? Màng co là một loại màng bao bọc một phần hoặc toàn bộ bề mặt sản phẩm. Màng co giúp bảo vệ sản phẩm khỏi tác động từ môi trường như bụi bẩn, nước, độ ẩm và vi khuẩn, mối mọt. Bên cạnh đó, nhờ có màng co, sản phẩm được giữ nguyên hình dạng, tránh bị trầy xước do va đập, ma sát trong quá trình vận chuyển. Đóng gói màng co đôi khi nâng cao tính thẩm mỹ, giúp sản phẩm nhìn chuyên nghiệp và thu hút hơn. Ngoài ra, chúng hỗ trợ cho công đoạn dán tem nhãn, bảo vệ thông tin của sản phẩm khỏi bị rách, xước.
Các loại màng co phổ biến
Với những vai trò của màng co, loại màng đóng gói này đã và đang được phát triển. Thậm chí, nhiều loại màng co được ra đời để phục vụ cho những nhu cầu đóng gói khác nhau của nhà sản xuất. Các chất liệu màng co thường khác nhau về độ dày, độ co giãn và độ bám dính. Bạn có thể nhận biết một số loại màng co như sau:
- Màng co PVC (Polyvinyl Chloride): Trong suốt, màng mỏng nhưng bền, dễ co lại khi có tác động nhiệt, ôm sát sản phẩm, chống thấm nước tốt, có độ co giãn và dẻo. Độ dẻo của màng co tùy thuộc vào hàm lượng chất hóa dẻo. Do đó, màng co PVC được chia thành hai loại là màng co PVC cứng và màng co PVC mềm.
- Màng co PE (Polyethylene): Dày và dai hơn màng PVC và màng POF, có độ bền kéo tốt, chịu tải cao, chống va đập tốt, co nhiệt nhẹ, thích hợp để bọc lốc sản phẩm.
- Màng co POF (Polyolefin): Màng có tính dẻo dai, không độc hại, độ trong suốt cao, phù hợp cho thực phẩm, dược phẩm.
- Màng co PET (Polyethylene Terephthalate): Có tính chịu nhiệt cao, chống thẩm tốt. Màng PET cứng cáp nhất, có khả năng chống va đập tốt, khó bị trầy xước.
Các cách co màng thường được sử dụng
Ở trên, chúng ta tìm hiểu về các loại màng co. Tiếp theo đây là các cách co màng thường được ứng dụng trong đóng gói hiện nay.
- Co màng kín: Màng sẽ bọc kín toàn bộ bề mặt sản phẩm. Cách co màng này thường dùng đối với thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm, văn phòng phẩm để bảo vệ sản phẩm khỏi vi khuẩn và bụi bẩn. Ví dụ như hộp trà túi lọc, hộp cà phê, sách, hộp kem dưỡng da,…
- Co màng hở: Màng chỉ bọc một phần sản phẩm. Loại màng hở thường dai và dẻo, vì vậy cần tạo khoảng trống để dễ mở. Màng co hở thường ứng dụng cho lốc nước ngọt, bia.
- Co màng điểm: Màng chỉ bọc một số vị trí cần thiết như cổ chai, miệng chai, tay cầm hộp sản phẩm.
Ứng dụng của các loại màng co
- Màng PVC thường được sử dụng để bọc nước giải khát, bánh kẹo, trái cây và các loại thực phẩm tươi sống. Ngoài ra, màng PVC cũng ứng dụng với các sản phẩm như đĩa, hộp mỹ phẩm, các sản phẩm tiêu dùng, đồ công nghệ điện tử, ống dẫn nước,… Màng PVC có thể co màng kín hoặc co màng hở 2 đầu.
- Màng POF là loại màng được sử dụng rộng rãi cho rất nhiều ngành khác nhau, từ thực phẩm như hộp bánh, hộp trà, hộp cà phê, mì ly ăn liền, sách giấy cho đến các sản phẩm như chai xịt muỗi, gỗ, nhựa,… Màng POF chỉ đóng gói co màng kín.
- Màng PE chuyên dùng để quấn pallet hàng hóa, các loại thùng carton trong quá trình vận chuyển, lưu kho. Đặc biệt, màng PE được dùng để đóng gói hàng hóa xuất khẩu.
- Màng PET, với độ dày và cứng cáp của mình, có thể bọc các loại chai thủy tinh hoặc nhựa, hộp đựng, lon kim loại,… Một điểm đặc biệt nữa của màng co PET là có thể co nhiệt, ôm sát cả các loại sản phẩm có hình dạng bất thường như đồ chơi, chai nước,…
Các thiết bị đóng gói màng co cần biết
Máy sấy thủ công
Máy chuyên dùng cho quy trình đóng gói màng co thủ công. Bạn sẽ cho sản phẩm, đồ dùng vào trong túi, sau đó sử dụng súng nhiệt hoặc máy sấy di chuyển xung quanh sản phẩm. Màng gặp nhiệt độ sẽ co lại bao sát bề mặt sản phẩm.
Cách co màng này phù hợp với các cơ sở sản xuất nhỏ, hộ gia đình.
Máy đóng gói co màng nhiệt
Máy đóng gói co màng nhiệt bao gồm máy đóng gói màng và buồng co màng nhiệt. Nguyên lý hoạt động của máy là đóng gói lớp màng trong suốt bọc bên ngoài sản phẩm. Sau đó, sản phẩm đã đóng màng được đưa vào buồng co màng nhiệt. Trong buồng, nhiệt độ cao được tỏa ra khiến màng co lại. Sau khi co màng, sản phẩm theo băng tải ra ngoài.
Máy đóng gói co màng nhiệt phù hợp với các loại màng PVC, PE.
Máy co màng hơi nước
So với máy co màng nhiệt sử dụng nhiệt độ cao trực tiếp để co màng, máy co màng hơi nước sẽ phun, xịt hơi nước từ nhiều hướng xung quanh để làm màng co lại dần dần. Vì sử dụng hơi nước, máy co màng thường được kết hợp với máy phóng nhãn và máy tạo hơi nước.
Cách co màng này thường dùng với các sản phẩm nhạy cảm với nhiệt độ cao, phù hợp để co màng các sản phẩm nước uống, chai đóng bình, đóng lốc, chai thuốc xịt côn trùng,…
Kết luận
Màng co đóng vai trò quan trọng trong ngành đóng gói, giúp bảo vệ sản phẩm và nâng cao giá trị thẩm mỹ. Việc lựa chọn đúng loại màng co và máy đóng gói sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình sản xuất, tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả bảo vệ sản phẩm. Do đó, các doanh nghiệp nên nghiên cứu kỹ từng loại màng co cũng như thiết bị phù hợp để đạt hiệu quả tối đa.
Nguyễn Đức Ngọc
Giám đốc điều hành
0919476666
Huỳnh Tuấn Lâm
Chuyên gia về giải pháp hệ thống
0931284444
Dương Vũ Vương
Giám đốc chi nhánh Đức Phát Hồ Chí Minh
0974344345