Viẹc sử dụng thuốc trừ sâu hóa học làm tổn hại sức khỏe con người và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Ngay từ xa xưa, cha ông chúng ta đã nghĩ ra các loại thuốc trừ sâu sinh học để diệt trừ sâu bệnh. Việc này vừa giúp diệt trừ sâu bệnh lại hoàn toàn an toàn với sức khỏe. Cùng tìm hiểu chi tiết về các cách làm thuốc trừ sâu sinh học đơn giản nhất.
Bài viết liên quan >>
- Tác dụng của nha đam với da mặt và cơ thể
- Bột năng là gì? Bột năng làm từ gì và dùng để làm gì?
- Mối quan hệ Cà phê sữa đóng gói và bệnh gan
Tóm tắt nội dung chính
Thuốc trừ sâu sinh học là gì?
Thuốc trừ sâu sinh học bao gồm các loại chế phẩm có nguồn gốc sinh học. Thành phần giết sâu có trong thuốc sinh học có thể là các vi sinh vật (nấm, vi khuẩn, virus) và các chất do vi sinh vật tiết ra (thường là các chất kháng sinh), các chất có trong cây cỏ (là chất độc hoặc dầu thực vật).
Các loại thuốc trừ sâu sinh học
Với các thành phần trên, thuốc trừ sâu sinh học có thể chia thành hai nhóm chính là:
- Nhóm thuốc vi sinh: Thành phần giết sâu là các vi sinh vật như nấm, vi khuẩn, virus.
- Nhóm thuốc thảo mộc: Thành phần giết sâu là các chất độc có trong cây cỏ hoặc dầu thực vật.
Ưu điểm của thuốc trừ sâu sinh học
Như chúng ta đã biết, các thuốc trừ sâu hóa học có ưu điểm rõ rệt là hiệu quả diệt sâu nhanh nhưng có nhược điểm quan trọng là có độ độc cao với người và các động vật có ích (trong đó có các loài thiên địch), gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy, do yêu cầu bảo vệ sức khỏe con người và sự trong sạch của môi trường, các thuốc trừ sâu hóa học cần được hạn chế sử dụng dần và thay vào đó là các thuốc trừ sâu sinh học.
An toàn với môi trường và con người
Ưu điểm nổi bật nhất của thuốc trừ sâu sinh học là ít độc với người và môi trường. Các chế phẩm vi sinh vật dùng trừ sâu và dầu thực vật hầu như không độc với người và các sinh vật có ích. Do ít độc với các loài thiên địch nên thuốc sinh học bảo vệ được sự cân bằng sinh học trong tự nhiên (cân bằng giữa thiên địch và sâu hại), ít gây tình trạng bùng phát sâu hại.
Do ít độc với người và mau phân hủy trong tự nhiên, các thuốc sinh học ít để lại dư lượng độc trên nông sản và có thời gian cách ly ngắn nên rất thích hợp sử dụng cho các nông sản yêu cầu có độ sạch cao như các loại rau, chè… Muốn có nông sản sạch và an toàn, một biện pháp quan trọng là sử dụng các thuốc sinh học trừ sâu.
Có sẵn và cách chế biến, pha chế vô cùng đơn giản
Ngoài ra, các yếu tố sinh học trừ sâu như các vi sinh vật và thực vật thường có sẵn và rất phổ biến ở mọi nơi, mọi lúc, vì vậy nguồn khai thác rất dễ dàng và hầu như vô tận. Đồng thời với các chế phẩm được sản xuất theo quy mô công nghiệp. Hiện nay người ta vẫn có thể dùng các phương pháp chế biến thô sơ để sử dụng. Có thể ra đồng thu thập các sâu bị chết vì nấm bệnh, nghiền nát trong nước rồi phun lên cây để trừ sâu. Các cây thuốc lá, thuốc lào, hạt xoan, rễ dây thuốc cá… băm nhỏ và đập nát ngâm lọc trong nước để phun cũng rất có hiệu quả.
Nhược điểm của thuốc trừ sâu sinh học
Tuy vậy, một số thuốc sinh học, như các thuốc vi sinh thường thể hiện hiệu quả diệt sâu tương đối chậm hơn so với thuốc hóa học. Sự bảo quản và khả năng hỗn hợp của các thuốc sinh học thường yêu cầu điều kiện cũng chặt chẽ hơn. Nhưng so với các ưu điểm to lớn thì các nhược điểm trên đây của thuốc sinh học là rất nhỏ. Và nó hoàn toàn có thể khắc phục được.
Vì vậy, thuốc trừ sâu sinh học ngày càng được khai thác sử dụng nhiều. Ở nước ta, ngoài các chế phẩm Bt đã được biết đến tương đối lâu. Hiện nay có nhiều chế phẩm mới đã được đăng ký sử dụng. Yêu cầu ngày càng có nhiều nông sản và thực phẩm an toàn phục vụ đời sống cũng là điều kiện quan trọng thúc đẩy sự phát triển của các thuốc sinh học.
Tham khảo 1 số máy dùng cho nông nghiệp của chúng tôi >>
Một số cách làm thuốc trừ sâu sinh học phổ biến
Hiện nay có nhiều cách chế thuốc trừ sâu sinh học. Có thể kể đến là phương pháp sử dụng các loại cây cỏ có độc khắc với sâu hại. Hay những biện pháp khác như sử dụng thuốc lào, sử dụng vỏ trứng…
Việc sử dụng các loại cây cỏ có chứa chất độc có tác dụng rất tốt trong việc bảo vệ cây trồng. Mà không gây ảnh hưởng tới sức khoẻ con người, không làm ô nhiễm môi trường. Đặc biệt có thể tự làm lấy để sử dụng.
Trong các loại củ, quả như giềng, gừng, tỏi, ớt… có chứa hàm lượng axit có tác động đến các bộ phận như mắt, da của những loài sâu bọ hại cây trồng và có thể tiêu diệt chúng. Trong rễ của cây thuốc lá; lá và thân của cây xoan, cây thuốc lá, lá của cây cà chua có chất Alkaloids. Trong hạt của quả na, hạt củ đậu… có chứa những độc tố đối với sâu bệnh hại. Sử dụng thuốc lào, thuốc lá cũng có tác dụng diệt trừ sâu hại.
Phương pháp nhận biết các loại cây cỏ có khả năng diệt côn trùng
-
Quan sát qua chất dịch (nhựa) của cây:
Nếu nhựa cây có mùi nồng, làm da người bị dị ứng nóng hoặc mẩn ngứa thì dịch của cây đó có chứa độc tố (cây thuốc lá, hạt củ đậu…).
-
Ngửi mùi:
Những cây có chứa chất độc đều có mùi nồng, hắc, cay… khó ngửi (lá và vỏ của cây xoan, lá cây thuốc lá, thuốc lào, cây cà độc dược…).
-
Quan sát các loại động vật nhỏ
Theo dõi những loài động vật nhỏ sống xung quanh cây như nhện, kiến… Nếu không có những động vật nhỏ sống quanh cây và dùng cây làm thức ăn thì có thể nhận định cây đó có chứa chất độc. Và nó có thể dùng làm thuốc trừ sâu (riêng cây thuốc lá, thuốc lào vẫn có rệp và sâu xanh gây hại).
Một số phương pháp chế biến thuốc trừ sâu vi sinh tự làm
-
Ngâm rượu, cồn:
Thu hái cây cỏ, rau có chứa độc tố như cà chua, gừng, tỏi, ớt… Rửa sạch, thái nhỏ thành lát hoặc cắt chỉ, ngâm rượu hoặc cồn trong xô, chậu… trong một thời gian tuỳ từng loại, thường ngâm trong 3 – 7 ngày để có đủ lượng độc tố cần thiết. Sau khi ngâm lọc chắt lấy nước trong rồi hoà thêm nước đem phun.
-
Đun sôi:
Rửa sạch cây cỏ, thái nhỏ, đun sôi 1 – 2 giờ, nấu xong gạn lấy nước để nguội, khi phun hoà thêm nước lã.
-
Ép (chiết xuất):
Rửa sạch cây, cỏ ngâm vào nước khoảng 15 phút sau đó cho vào giã hoặc xay lấy nước đem phun.
Cách tự chế biến thuốc trừ sâu vi sinh dùng cho quy mô gia đình:
-
Chế biến từ tỏi:
Dùng 2 – 3 củ tỏi to bóc sạch vỏ, giã nghiền nát pha với 2 cốc nước, ngâm 1 ngày, sau đó lấy ra lọc nước cốt, pha với 4 lít nước, cho vào bình tưới đem phun lên cây bị bệnh. Phun khi trời mát và đều các mặt lá cả trên, dưới, thân và gốc cây.
-
Chế biến từ ớt:
Chọn khoảng 10 quả ớt chỉ thiên cay, nghiền nát bằng máy hoặc giã nát bằng cối, ngâm ớt qua một đêm, sau đó lọc lấy nước cốt, pha với 1 lít nước, cho vào bình tưới phun lên cây bị bệnh. Phun khi trời mát và đều các mặt lá cả trên, dưới, thân và gốc cây.
-
Chế biến từ lá cà chua:
Chọn ra khoảng vài chục lá cà chua, nghiền nát rồi ngâm với khoảng 2 cốc nước qua đêm. Gạn lấy nước trong pha thêm 2 cốc nước, sau đó cho vào bình tưới phun lên cây bị bệnh. Phun khi trời mát và đều các mặt lá cả trên, dưới, thân và gốc cây.
-
Chế biến hỗn hợp gừng, tỏi, ớt, giềng:
Chuẩn bị nguyên liệu vừa đủ, rửa sạch, nghiền nát các loại củ, quả này. Sau đó đem ngâm rượu hoặc cồn trong khoảng 15 ngày để các chất cay, nóng ngấm đều với nhau. Gạn lấy nước trong và chỉ cần pha loãng với nước lã là có thể phun lên cây trồng.
Đây là loại hỗn hợp bao gồm chất cay, nóng của ớt, tỏi, gừng, giềng, rượu… nên khi phun loại dung dịch này sâu co mình lại và chết rất nhanh, có thể tiêu diệt được 85 – 90% sâu hại. Thời gian bảo quản và sử dụng thuốc tự chế này lên tới 4 – 5 tháng.
-
Chế biến từ thuốc lào (nếu không có lá thuốc lào thì có thể sử dụng thuốc lá):
Dùng một gói thuốc lào hoặc một bao thuốc lá đem ngâm trong nước ấm 1 đêm. Lọc lấy nước và thêm vào một thìa cà phê nước rửa bát. Sau đó hoà dung dịch đó với 4 – 8 lít nước cho vào bình tưới phun lên cây bị bệnh. Phun khi trời mát và đều các mặt lá cả trên, dưới, thân và gốc cây.
Phương pháp sử dụng các loại thuốc trừ sâu sinh học
Tùy theo đối tượng sâu hại trên từng loại cây trồng mà sử dụng nồng độ đặc hoặc loãng khác nhau. Khi pha chế các loại thuốc từ cây cỏ có thể cho thêm ít xà phòng, nước rủa bát… hoặc dầu khoáng nhằm làm tăng độ bám dính của thuốc. Những loại thuốc chế biến từ cây cỏ rất phù hợp để tiêu diệt các loại sâu hại rau nhằm tạo ra các sản phẩm rau, quả an toàn.
Ưu điểm :
Với các cách làm trên thì chúng ta hoàn toàn có thể tự chế thuốc trừ sâu sinh học. Từ các loại cây cỏ hàng ngày để diệt trừ sâu bệnh hại rau mà không nhất thiết phải dùng đến biện pháp hoá học. Các bạn có thể tự làm rất đơn giản như hướng dẫn. Nhờ vậy giúp tiết kiệm chi phí và giảm ô nhiễm môi trường cũng như độc hại cho cơ thể. Nếu phát hiện sớm có thể diệt trừ tới 85 -90% sâu hại. Nhờ vậy mà giúp rau củ phát triển tốt, đạt năng suất cao.
Ngày nay, khi môi trường đang bị ô nhiễm nặng nề thì các thuốc sâu sinh học càng trở nên quan trọng. Sản phẩm nông sản đều yêu cầu đạt chất lượng cao không chất hóa học. Vì thế các nhà kinh doanh đã ứng dụng máy đóng gói bao bì, cân định lượng và máy chiết rót để sản xuất các sản phẩm thuốc trừ sâu hữu cơ hoặc sinh học để phục vụ nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên chúng tôi vẫn muốn các bạn sử dụng các phương pháp chế biến trên để tiết kiệm chi phí trong sản xuất. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.
Nguyễn Đức Ngọc
Giám đốc điều hành
0919476666
Huỳnh Tuấn Lâm
Chuyên gia về giải pháp hệ thống
0931284444
Dương Vũ Vương
Giám đốc chi nhánh Đức Phát Hồ Chí Minh
0974344345