Việc bón phân hữu cơ giúp cải thiện cấu trúc đất, sục khí và giữ nước. Nó cũng bổ sung các vi chất dinh dưỡng quan trọng và làm tăng hoạt động của vi khuẩn trong đất. Không có gì đáng ngạc nhiên khi nhiều người làm vườn coi phân hữu cơ coi như “vàng đen”. Trong thời đại hiện nay, phân hữu cơ dần thay thế phân hóa học để đảm bảo an toàn thực phẩm. Vì thế việc ủ phân hữu cơ vi sinh là vô cùng cần thiết. Công ty Đức Phát sẽ chia sẻ cho bạn cách ủ phân hữu cơ đơn giản dưới đây nhé
Với việc tận dụng những nguyên liệu bỏ đi trong nhà, bạn sẽ tạo ra một loại phân hữu cơ cực kỳ tốt cho cây trồng. Không chỉ vậy mà còn thân thiện với môi trường, giúp ngành bảo vệ thực vật nữa đấy.
Bài viết liên quan >>
- Các cách làm thuốc trừ sâu sinh học
- Quy cách đóng gói hàng hóa chuẩn nhất
- Đậu phộng là gì? Lợi ích với sức khỏe
Tóm tắt nội dung chính
Cách ủ phân hữu cơ với 6 bước đơn giản
Bước 1: Chọn thùng chứa phân
Có rất nhiều loại thùng chứa được sử dụng để ủ phân. Bạn có thể dùng các loại thùng nhựa hình vuông hay hình nón bán sẵn trên thị trường. Hoặc có thể dùng gỗ để tự chế ra những chiếc thùng ủ phân hình vuông hoặc thùng có trục xoay tròn.
Mỗi loại thùng có một ưu điểm và hạn chế riêng. Tuy nhiên nó đều có thể dùng để ủ phân khá tốt.
Bước 2: Chọn vị trí đặt thùng phân hữu cơ
Chọn một vị trí thoát nước tốt, có nắng nhiều và thuận tiện để bạn ra vào kiểm tra chất lượng phân ủ quanh năm. Đặt thùng phân trên đất trống thay vì bê tông hoặc nền gạch để đảm bảo rằng giun và các sinh vật có lợi khác có thể xâm nhập vào thùng. Tốt nhất là loại bỏ cỏ hoặc cây cối và đào đất xuống độ sâu khoảng 15 – 20 cm.
Bước 3: Các nguyên liệu tốt nhất để ủ phân hữu cơ
Thành phần ủ phân hữu cơ có thể được chia thành hai loại chính:
- Nguyên liệu nâu: lá cây, cỏ khô, rơm rạ và giấy…
- Nguyên liệu xanh: cỏ cắt, phân tươi, rau cắt tỉa và hầu hết các loại cây xanh…
Nguyên liệu nâu |
Nguyên liệu xanh |
· Lá cây khô · Cỏ khô · Rơm · Giấy và các tông · Cành cây khô · Vỏ trứng · Túi lọc trà · Mạt cưa |
· Vụn rau củ quả sống · Vỏ trái cây tươi · Cỏ mới xén · Bã cà phê · Phân tươi · Cành cây xanh · Cỏ dại · Lá, cành tỉa từ cây cảnh |
Tham khảo 1 số sản phẩm của Đức Phát >>
Bước 4: Những nguyên liệu không nên dùng để làm phân hữu cơ
Có một số nguyên liệu mà bạn nên tránh không cho vào đống phân ủ của mình. Chẳng hạn như: chất béo thực vật và các sản phẩm từ sữa sẽ làm chậm tiến trình làm phân hữu cơ vì chúng loại trừ mất oxy – thứ mà các sinh vật hữu ích cần có. Điều đó không có nghĩa là nếu bạn thêm các nguyên liệu này vào thùng phân ủ của mình thì phân sẽ hỏng. Bạn vẫn có thể tạo ra phân ủ, nhưng nó sẽ mất nhiều thời gian hơn.
Một số nguyên liệu khác rất nguy hiểm, không nên sử dụng vì có thể gây ra ngộ độc hoặc bệnh tật. Chẳng hạn như: phân người và thú cưng; gỗ đã qua xử lý hóa học hoặc áp suất; mùn cưa; thịt và chất béo động vật.
Các nguyên liệu không nên cho vào phân ủ:
- Thịt và xương
- Gia cầm và cá
- Chất béo
- Lòng trứng
- Các sản phẩm từ sữa
- Phân người và thú cưng
- Cỏ dại có chứa chất độc
- Gỗ đã qua xử lý
Bước 5: Trộn phân hữu cơ
Sau khi phân loại được các loại nguyên liệu xanh, nguyên liệu nâu và các thành phần cần tránh, chúng ta tiến hành trộn phân xanh và phân nâu từng lớp như làm bánh vậy:
Rải một lớp cành cây khô, cỏ khô hoặc rơm dày 10 cm ở đáy thùng. Sau đó thêm một lớp các nguyên liệu màu nâu dày 10 cm, tiếp theo là một lớp mỏng phân đã ủ thành công hoặc đất vườn màu mỡ. 3 lớp nhỏ này gộp lại coi như là 1 tầng của chiếc bánh
Ở tầng thứ 2, thêm một lớp các nguyên liệu màu xanh dày 10 cm rồi phủ lên một lớp mỏng phân đã ủ thành công hoặc đất vườn màu mỡ. Làm ẩm từng lớp bằng cách phun nhẹ bằng vòi tưới hoa. Tiếp tục thêm các vật liệu thành từng tầng xen kẽ xanh và nâu cho đến khi thùng đã đầy.
Một khi bạn đã xếp đầy đủ các nguyên liệu như vậy, cứ mỗi 14 ngày hoặc lâu hơn, bạn lại xoay thùng phân một lần. Số lần xoay thùng phân càng nhiều thì phân ủ càng nhanh phân hủy. Với một chiếc thùng có trục xoay tròn như thế này, bạn có thể xoay thùng phân nhiều hơn để quá trình ủ phân hoàn thành nhanh hơn.
Bước 6: Cách sử dụng phân hữu cơ
Có thể mất từ 14 ngày đến 12 tháng để có được một thùng phân ủ. Thời gian cần thiết có thể khác nhau tùy thuộc vào nguyên liệu và phương pháp được sử dụng.
Khi bạn thấy phân hữu cơ của mình có những đặc điểm sau. Thì có nghĩa phân ủ của bạn đã phân hủy hoàn toàn:
- Phân hữu cơ nhìn thấy chuyển sang màu nâu.
- Phân hữu cơ vụn ra và trông giống như mùn cưa. Trong trường hợp nếu là mùn cưa hay gỗ thì phân ủ sẽ thành dạng hình sợi.
- Phân hữu cơ có mùi đất.
Khi phân ủ của bạn đã được phân hủy hoàn toàn tạo thành mùn thì bạn bắt đầu đem đi bón cho cây. Hoặc bạn có thể đóng bao hay để trong thùng để bảo quản sử dụng dần.
Bây giờ bạn có thể tự hào khi làm một điều có ích cho đất và môi trường. Cây cối, hoa, và rau xanh sẽ cảm ơn bạn bằng cách phát triển mạnh mẽ và lành mạnh hơn bao giờ hết. Chúc bạn thành công với cách ủ phân hữu cơ vi sinh đơn giản này!
Nguồn : Compost Info Guide
Nguyễn Đức Ngọc
Giám đốc điều hành
0919476666
Huỳnh Tuấn Lâm
Chuyên gia về giải pháp hệ thống
0931284444
Dương Vũ Vương
Giám đốc chi nhánh Đức Phát Hồ Chí Minh
0974344345