Năm 2022 đi qua với sự thành công của ngành cà phê Việt Nam. Với vị thơm rất đậm đà, cafe Việt Nam đã chiếm lĩnh được trái tim của quốc tế những năm gần đây và liên tục xuất khẩu hàng triệu tấn cà phê mỗi năm. Tình hình của các doanh nghiệp sản xuất cafe trong năm 2023 liệu có sáng sủa như năm 2022 không? Vai trò của máy móc trong chuỗi dây chuyền sản xuất cà phê như thế nào?
Tóm tắt nội dung chính
Tình hình ngành cafe Việt Nam năm 2022
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải Quan, năm 2022, Việt Nam đã xuất khẩu 1,78 triệu tấn cà phê. Tổng kim ngạch đạt trên 4,06 tỷ USD. Đây là mức cao nhất trong hơn 1 thập kỷ qua.
Sở dĩ có tình trạng này vì trong năm qua, Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã tăng lãi suất 7 lần khiến tỷ giá USD/VND tăng cao. Giá cafe đạt mức tốt cả nội địa và xuất khẩu. Chớp thời cơ này, các doanh nghiệp sản xuất cafe đã tích cực thu gom hàng để đẩy mạnh xuất khẩu. Kết quả là năm 2022, Việt Nam đã xuất khẩu lượng cafe tăng gần 14% so với năm 2023.
Theo Sở giao dịch Hàng hóa Việt Nam, Việt Nam hiện đứng đầu thế giới về xuất khẩu cafe Robusta, chiếm 36%. Brazil đứng thứ hai chiếm 28%. Indonesia đứng thứ ba chiếm 13%. Uganda đứng thứ tư chiếm 7%.
Như vậy, Việt Nam hiện là một trong những thị trường xuất khẩu cafe lớn nhất của thế giới. Ngành cà phê của Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng phát triển trong nước và ngoài nước.
Xem thêm: Mối quan hệ Cà phê sữa đóng gói và bệnh gan
Các doanh nghiệp sản xuất cafe sẽ ra sao trong năm 2023?
Liệu tình hình của cafe nội địa và xuất khẩu trong năm 2023 có bùng nổ như năm 2022?
Các chính sách ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu cafe năm 2023
Thách thức cho ngành cafe
Năm 2022 là một năm bùng nổ của xuất khẩu cafe. Tuy nhiên, do lượng cafe xuất khẩu tăng cao trong khi sản lượng năm 2022 chỉ tăng 9% so với năm 2021, sản lượng cà phê thu hoạch vào cuối năm 2022 thậm chí giảm do mưa lớn, điều này gây ảnh hưởng đến lượng cà phê xuất khẩu vào đầu năm 2023.
Bên cạnh đó, FED đang giảm dần đà tăng lãi suất, đưa tỷ giá USD/VND về lại mức bình thường để kiểm soát lạm phát nên nó sẽ khiến nhu cầu xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam bị thu hẹp.
Ngoài ra, một số chính sách mới của EU được cho rằng sẽ gây ra thách thức cho Việt Nam. Cụ thể, EU nghiêm cấm nhập khẩu cafe có liên quan đến nạn chặt phá rừng. Đây là sắc lệnh nhằm hướng đến sự phát triển bền vững của cà phê nói chung. EU không chỉ yêu cầu sản lượng, chất lượng mà còn cả yếu tố môi trường. Quy định mới về dư lượng thuốc trừ sâu trong cafe là 0,1 mg/kg cũng là một thử thách cho các doanh nghiệp sản xuất cafe.
Trong khi đó, ở Việt Nam, nạn đốt gốc thông, bạch đàn để chiếm đất trồng cà phê sớm đã không xa lạ. Nếu muốn phát triển ngành xuất khẩu cà phê, Việt Nam sẽ phải thay đổi, cải tiến để theo kịp xu hướng ngành sản xuất, xuất khẩu. Máy móc và công nghệ cũng là một yếu tố luôn được cân nhắc trong trường hợp này.
Điểm sáng cho ngành cafe
Bên cạnh những thông tin không mấy tích cực, vẫn có những điểm sáng cho ngành cafe năm 2023. Cụ thể, Trung Quốc đang mở cử nền kinh tế sau đại dịch Covid 19. Là một cường quốc với tỷ lệ dân số đứng đầu thế giới, rõ ràng Trung Quốc vẫn là một thị trường lớn đối với Việt Nam.
Tiếp đó, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã điều chỉnh mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu từ 2,7% lên 2,9%. Sự tăng trưởng trở lại của các nước lớn như Mỹ, EU mang đến kỳ vọng về chi tiêu của người dân với mặt hàng cafe, đem lại hy vọng đẩy mạnh xuất khẩu cho doanh nghiệp tại Việt Nam.
Chưa hết, cafe Arabica và Robusta có sự chênh lệch giá. Trong tình trạng suy thoái kinh tế, nhiều người chuyển sang dùng Robusta để tiết kiệm chi phí. Như vậy, lượng tiêu dùng cafe Robusta có thể sẽ được phát triển.
Các thị trường xuất khẩu cà phê như Brazil và Indonesia đang thu hẹp và giảm sút. Đây sẽ là điều kiện để Việt Nam mở rộng xuất khẩu cafe.
Đâu là con đường của nhà máy sản xuất cafe trong năm 2023?
Xem thêm: Lợi ích và tác hại của Cafein? Uống cafe như nào cho đúng cách?
Với cả những thách thức và điểm sáng được nêu trên, có thể thấy cafe vẫn là một mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam. Mặc dù khó có thể đạt được kết quả tốt như năm 2022, song các doanh nghiệp vẫn sẽ có cơ hội tiếp tục đưa cafe thương hiệu Việt ra thế giới. Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam dự báo Việt Nam vẫn sẽ là quốc gia xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới trong giai đoạn từ năm 2023 đến năm 2033.
Làm thế nào để doanh nghiệp sản xuất cafe giữ vững đà phát triển trong năm 2023?
Về vĩ mô, các doanh nghiệp cần xác định lộ trình phát triển bền vững. Làm sao để cân bằng lợi ích trong nước và xuất khẩu? Làm sao để cân bằng giữa môi trường tự nhiên và trồng cafe? Để quốc tế biết đến cafe Việt đã là một con đường dài. Vậy làm thế nào để điều đó tiếp tục duy trì và phát triển?
Nâng cao chất lượng của sản phẩm
Nguồn gốc, xuất xứ và thành phần của sản phẩm ngày càng được chú trọng. Người tiêu dùng quan tâm đến sản phẩm có từ đâu. Đó có phải một khu vực nổi tiếng sản xuất ra loại sản phẩm đó không? Hàm lượng của những thành phần có trong sản phẩm ra sao?
Ngoài ra, hiện nay nhiều người mong muốn sử dụng sản phẩm organic, hoàn toàn xuất xứ từ thiên nhiên, không sử dụng các chất bảo quản, thuốc trừ sâu hay các chất hóa học độc hại khác. Đây là xu hướng chung diễn ra trên toàn thế giới. Vấn đề sức khỏe và an toàn thực phẩm được các quốc gia ưu tiên hơn bao giờ hết. Vì vậy, các nông trại trồng trọt, nhà máy sản xuất cafe phải lưu ý điều này.
Chuyên nghiệp hóa bộ máy sản xuất
Để nâng tầm với quốc tế và bắt kịp những nhu cầu của các thị trường lớn, mọi thứ sẽ được kiểm soát khắt khe hơn từ chất lượng sản phẩm cho đến bộ máy sản xuất. Doanh nghiệp sớm hay muộn cũng phải áp dụng công nghệ. Máy móc sẽ được ứng dụng từ những công đoạn nuôi trồng cho đến đóng gói cafe. Đây là một điều không thể thiếu để tăng hiệu suất và chất lượng của cafe.
Bao bì của sản phẩm cũng cần được chú trọng
Nhiều doanh nghiệp vẫn lầm tưởng “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Nhưng thực tế cho thấy, nếu bao bì của sản phẩm không đủ “cao cấp” thì khó có thể được người tiêu dùng lựa chọn.
Hiện nay, thiết kế của sản phẩm là một trong những yếu tố quyết định hành vi mua hàng. Vì vậy, doanh nghiệp không còn đóng gói cafe thủ công nữa. Để xuất khẩu, cafe phải giữ được hương thơm, mùi vị cũng như độ kín của bao bì cho đến khi lên kệ hàng. Đóng gói thủ công không thể nào đạt tới được trình độ này. Vì vậy, các doanh nghiệp sản xuất cafe sẽ phải ứng dụng máy đóng gói cafe.
Xem thêm: Máy đóng gói cà phê hòa tan tuyệt vời như thế nào?
Máy đóng gói cafe có lợi ích như thế nào với doanh nghiệp?
Điều đầu tiên bạn có thể thấy là máy đóng gói cà phê giúp bao bì của sản phẩm trở nên cao cấp và chuyên nghiệp hơn.
Tiếp đó, máy đóng gói cafe giúp bảo quản cafe tốt hơn do các mối hàn kín, không để lọt không khí từ bên ngoài vào sẽ làm hỏng mùi vị của cafe.
Thứ ba, nếu các doanh nghiệp ứng dụng máy móc, doanh nghiệp nên tự động hóa toàn bộ quy trình sản xuất chứ không riêng một giai đoạn nào.
Cuối cùng, máy đóng gói cafe có rất nhiều lợi ích. Máy có thể tích hợp nhiều chức năng in date, kết hợp cùng máy dán nhãn để đem lại bao bì đẹp nhất cho sản phẩm.
Qua bài viết này, Đức Phát đã cho thấy những thách thức cùng tiềm năng phát triển của ngành cafe trong năm 2023. Có rất nhiều biện pháp để doanh nghiệp duy trì vị thế của cafe Việt. Hãy thực sự nắm rõ thị trường, nhu cầu và định hướng phát triển. Sau đó, doanh nghiệp có thể nắm được trái tim của người tiêu dùng cafe.
Nguyễn Đức Ngọc
Giám đốc điều hành
0919476666
Huỳnh Tuấn Lâm
Chuyên gia về giải pháp hệ thống
0931284444
Dương Vũ Vương
Giám đốc chi nhánh Đức Phát Hồ Chí Minh
0974344345