Nghệ Thuật Thưởng Trà Ngắm Hoa Của Người Việt

Phong cách thưởng trà ngắm hoa của người Việt vốn là nghệ thuật và cũng là một nét đẹp văn hóa. Thời xa xưa, đây được coi là một thú vui của giới quý tộc Việt Nam. Qua thời gian, nghệ thuật thưởng trà, ngắm hoa đã có nhiều thay đổi. Vậy nghệ thuật thưởng trà ngắm hoa của người Việt có nguồn gốc như thế nào? Phong cách thưởng trà, ngắm hoa tại từng thời kỳ ra sao? Ngày nay, văn hóa thưởng trà tại Việt Nam có ý nghĩa như thế nào? 

Nghệ Thuật Thưởng Trà Ngắm Hoa Của Người Việt

Trà đạo là gì?

Trà đạo là quá trình thưởng trà và đàm đạo về nhân sinh, những triết lý của cuộc sống. Trà đạo có thể coi là một môn nghệ thuật bởi nó có giá trị, ý nghĩa thể hiện trong phong cách pha trà và đem lại những bài học sâu sắc cho con người.

Trà đạo là gì?

Nguồn gốc của trà đạo

Về nguồn gốc, nghệ thuật thưởng trà ngắm hoa đã xuất hiện từ sớm tại nhiều nước. 

Trà đạo có nguồn gốc từ nước nào?

Cách đây 4000 năm người Trung Hoa đã biết đến loại lá trà rừng để làm thuốc chữa bệnh và đến thế kỉ thứ 8 người dân Trung Hoa đã tô điểm cho trà và đưa trà vào vương quốc thi ca. Tại thời điểm đó, người Trung Hoa coi trà như là một thú vui tao nhã, có người lại coi đó là một lí tưởng để sống, nếu không có trà cuộc sống kém ý nghĩa đi nhiều.

Có nhiều tài liệu lại cho rằng trà đạo có nguồn gốc từ Thiền Tông Phật Giáo vào năm 815. Khi ấy, một nhà sư người Nhật Bản tên Eisai trở về quê hương sau quá trình tìm thầy học đạo tại Trung Quốc. Ông đã mang theo hạt giống trà gieo ở các ngôi chùa tại quê nhà của mình. Sau đó, văn hóa uống trà được biết đến và nhân rộng tại Nhật Bản.

Trà đạo có nguồn gốc từ nước nào

Đến thế kỉ thứ 15, người Nhật Bản đã tôn vinh trà vào hàng tôn giáo thẩm mỹ học, với một cái tên rất tín ngưỡng, được xây dựng trên nền tảng của sự tôn trọng, ngưỡng mộ về cái đẹp, một sự hài hòa, lặng lẽ giữa cuộc sống xô bồ, giữa sự khắc nghiệt của cuộc đời. Người dân xứ hoa Anh Đào đã đặt ra cái tên Trà Đạo, với ý chỉ trạng thái của Tâm, diễn biến của Tâm khi uống trà.

Nguồn gốc nghệ thuật trà ở Việt Nam

Nguồn gốc nghệ thuật trà ở Việt Nam

 

Tại Việt Nam, theo truyền thuyết dân gian và các nghiên cứu, trà xuất hiện từ khoảng 4000 năm trước vào thời các vị vua Hùng. Trà xuất hiện lần đầu tiên trong truyền thuyết Trương Chi – Mỵ Nương, một mối tình lãng mạn của sử Việt cổ và diễn ra vào khoảng năm 2879 – 257 TCN. Một bằng chứng nữa cho thấy trà xuất hiện ở thời đại vua Hùng là các địa danh từng xuất hiện trong câu chuyện kể vào thời đại của vua Hùng Duệ Vương. Một vị quý phi của vua Hùng đã về làng Văn Luông (Văn Phú), Phú Thọ dạy dân trồng chè, trồng bông để sinh sống. Qua thời gian, các vùng đất trồng chè, trồng bông năm xưa đã tạo nên xóm Bãi Chè, xóm Bông vẫn còn tồn tại cho đến nay.

Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác cho rằng nghệ thuật thưởng trà tại Việt Nam mới ra đời từ những năm Việt Nam trở thành một tỉnh của Trung Quốc và Việt Nam đã du nhập nét văn hóa lâu đời này. 

Xem thêm: Máy đóng gói trà ảnh hưởng thế nào đến doanh nghiệp sản xuất trà

Phong cách thưởng trà tại Việt Nam qua các thời kỳ

Nghệ thuật trà ở Việt Nam xưa và nay có những điểm chung nhưng cũng có nhiều sự phát triển

Phong cách thưởng trà xưa

Ban đầu, văn hóa thưởng trà tại Việt Nam được sử dụng bởi các vị sư trong chùa chiền. Các nhà sư cho rằng trà giúp con người tỉnh táo, rửa được những sân si của hồng trần. 

Sau đó, nét thưởng trà lan ra và được giới quý tộc ưa chuộng. Lúc này, phương pháp pha trà rất công phu. Để có một chén trà, người pha trà cần chắt lọc những giọt sương mai trên lá sen khi mặt trời mới ló hoặc lấy nước trên thượng nguồn của những con suốt. Người ta cho rằng chỉ có sương mai, nước trên thượng nguồn mới đủ trong sạch để pha trà. 

Phong cách thưởng trà xưa

Dần dần, trà bắt đầu được tầng lớp trung lưu sử dụng. Trong đó, nhà Nho là tầng lớp thưởng trà nhiều nhất. Họ thường mượn trà và hương hoa, ánh trăng để làm thơ, bàn luận văn chương thi phú và ngẫm về sự đời.

Từ đó, trà dần trở thành lối tiêu khiển được mọi tầng lớp ưu chuộng. Ngay cả những giai cấp thấp trong xã hội lúc bấy giờ cũng yêu thích trà đạo. 

Vào thời phong kiến, mời trà là một hành vi hiếu khách của hầu hết gia đình Việt Nam. Cách pha trà cũng cầu kỳ và tốn nhiều công sức. Gia chủ không được tiếp khách bằng những tách trà còn hoen ố nước trà cũ. Ấm nước trà nguội cũng không bao giờ được đem ra. Khi uống trà phải uống từ ngụm nhỏ để cảm nhận dư vị của trà. 

Xem thêm: Quy trình sản xuất trà ở Việt Nam

Phong cách thưởng trà nay

Phong cách thưởng trà nay

Ngày nay, nghệ thuật thưởng trà ở Việt Nam đã khác đi nhiều. Rõ ràng nhất là cách thưởng trà rất đa dạng, từ giản dị cho đến cầu kỳ đều có. Trà được sử dụng ở những nơi trang trọng như cưới hỏi, các cuộc gặp gỡ cũng như trong gia đình và mọi nơi khác.

Mặc dù thưởng trà không còn là một nét văn hóa chỉ dành cho người sành trà, nhưng nó vẫn giữ được một số đặc điểm của ngày xưa. Đó là tính chất hiếu khách khi mời trà. Những ấm trà dùng để tiếp khách phải sạch sẽ, không đọng trà cũ và không tiếp khách trà nguội. 

Nghệ thuật trà đạo được thực hiện như thế nào?

Nghệ thuật trà đạo được thực hiện như thế nào?

Dân gian có câu: nhất nước, nhì trà, tam pha, tứ ấm, ngũ trạch, lục nhạc. Vì vậy, nghệ thuật trà đạo sẽ được bàn qua câu nói này

Nhất nước

Để trà có hương vị đậm và thơm ngon, yếu tố quan trọng đầu tiên là nước. Tùy theo điều kiện, bạn có thể sử dụng nước suối đầu nguồn, nước sương ban mai hoặc nước tinh khiết  để pha trà. Chỉ cần nước trong, sạch, không có cặn bẩn là đã đủ để pha một ấm trà ngon.

Nhì trà

Điều thứ hai đương nhiên không thể thiếu là trà. Hiện nay, có rất nhiều loại trà để bạn lựa chọn. Phổ biến nhất là trà xanh, trà ô long, trà đen, trà phổ nhĩ, … Mỗi loại trà này lại cho màu nước trà khác nhau, đem lại những hương vị và dư âm khác nhau.

Tam pha

Tiếp đó, để có trà ngon bạn phải biết cách pha trà. Ví dụ cách pha trà xanh như sau:

Đầu tiên, bạn đun sôi nước ở nhiệt độ 90 – 96 độ C. Sau đó đổ nước nóng vào ấm trà và đậy nắp lại. Cho lượng trà vừa đủ vào ấm. Khi ấm trà đã nóng lên, rót hết nước ra chuyên trà và các ly để làm nóng ấm chén.

Cho lượng trà vừa đủ vào ấm. Đổ nước nóng vào ấm trà sao cho ngập trà và đổ đi càng nhanh càng tốt. Lượt nước đầu này không dùng để uống mà để làm các lá trà bắt đầu nở ra. Tốt nhất khi làm công đoạn này không nên dùng nước sôi mà chỉ nóng ở 70-80 độ.

Tiếp tục đổ nước sôi vào ấm trà rồi đậy nắp từ 10 đến 40 giây. Phương pháp này gọi là hãm trà.

Hết thời gian hãm trà, hãy rót hết nước từ ấm trà vào chuyên rồi từ chuyên rót ra các chén uống trà. Việc rót ra chuyên giúp ngừng ngay quá trình hãm trà trong ấm. Bên cạnh đó, hãy mở nắp ấm sau khi rót trà ra chuyên để trà không bị “nẫu” vì nhiệt độ cao trong ấm.

Khi đã uống hết trà ở chuyên, bạn lặp lại công đoạn hãm trà và rót trà cho những lần pha tiếp theo. Thời gian hãm ở lần sau thường lâu hơn lần trước. Một ấm trà có thể pha từ 5-8 lần hãm trà trước khi hương vị bị nhạt.

Xem thêm: Cơ sở sản xuất trà cần những giấy phép gì

Tứ ấm

Điều quan trọng tiếp theo là bộ ấm chén trà. Một bộ trà đầy đủ sẽ gồm 1 ấm, 1 chuyên (chén to nhất) và 4 chén uống trà. Ấm trà có thể là ấm đất, ấm Tử Sa, ấm sành, ấm sứ, ấm thủy tinh. Tùy theo điều kiện của mỗi người có thể lựa chọn loại ấm trà thích hợp. 

Ngũ trạch

Ngũ trạch nghĩa là không gian thưởng thức trà. Thông thường, điều kiện cơ bản để thưởng trà là không gian yên tĩnh, gắn kết với thiên nhiên. Vườn hoa, ánh trăng, ngọn núi đều là những nơi lý tưởng để thưởng trà.

Lục nhạc

Lục nhạc là những âm thanh trong quá trình thưởng trà. Đó có thể là tiếng chim hót, tiếng suối róc rách, những âm thanh của thiên nhiên hoặc tiếng đàn ca nhẹ nhàng.

Cuối cùng, thưởng trà quan trọng nhất là trà và cái hồn trà. Tâm phải thư giãn, tập trung thưởng thức hương vị của trà và không gian xung quanh mới có thể thấy được cái hay, cái đẹp của việc thưởng trà ngắm hoa. 

Ý nghĩa văn hóa thưởng trà ngắm hoa của người Việt

Ý nghĩa văn hóa thưởng trà ngắm hoa của người Việt

Trà là một thức uống truyền thống lâu đời của người Việt ta. Qua những văn hóa trà đạo như việc chọn nước, chọn trà, pha trà đúng cách, trà phải được thưởng thức khi còn nóng và nhâm nhi từng ngụm nhỏ, có thể thấy trà đạo mang ý nghĩa sâu sắc với người Việt.

Nó được coi là loại thức uống để giúp lòng thanh tịnh, xóa bỏ đi những u sầu, khúc mắc còn vương trần tục. Ngoài ra, trà thể hiện ý nghĩa tâm linh trọng Chân, trọng Thực, trọng cái hay, cái đẹp. Những sự tỉ mỉ, trang trọng trong cách mời trà và pha trà, sự công phu khi chế biến trà đã phần nào chỉ ra được tinh thần tốt đẹp đó.

Như vậy, Đức Phát đã cùng các bạn tìm hiểu về nghệ thuật thưởng trà của người Việt. Hy vọng các bạn sẽ thêm yêu trà và đạt được những sự vui vẻ, thư giãn khi uống trà cùng gia đình, bạn bè. 

Mọi nhu cầu mua máy đóng gói trà vui lòng liên hệ hotline hoặc trực tiếp tới show room để được tư vấn miễn phí.

Nguyễn Đức Ngọc
Giám đốc điều hành

0919476666

Huỳnh Tuấn Lâm - chuyên gia Đức Phát

Huỳnh Tuấn Lâm
Chuyên gia về giải pháp hệ thống

0931284444

Dương Vũ Vương
Giám đốc chi nhánh Đức Phát Hồ Chí Minh

0974344345