Quy trình chiết xuất cao khô cà gai leo trong công nghiệp

Quy trình chiết xuất cao khô cà gai leo trong công nghiệp rất đơn giản. Tuy nhiên các bước trong quy trình cần phải được thực hiện theo trình tự. Cùng Đức Phát tham khảo quy trình chiết xuất cao khô cà gai leo tối ưu nhất và các thiết bị công nghiệp được sử dụng, trong bài viết dưới đây. 

Tham khảo các bài viết:

quy-trinh-chiet-xuat-cao-kho-ca-gai-leo-trong-cong-nghiep

Chuẩn bị nguyên liệu 

Bước đầu tiên trong quy trình là chuẩn bị nguyên liệu. Các nguyên liệu bao gồm:

  • Cà gai leo được lựa chọn kỹ theo tiêu chuẩn dược điển Việt nam. Sau đó cắt nhỏ khoảng 1 – 2 cm. 
  • Dung môi chiết là nước đảm bảo tiêu chuẩn nước sinh hoạt
  • Thiết bị chiết hồi lưu đảm bảo trong thời gian chiết không cần bổ sung thêm dung môi. 

Quy trình chiết cà gai leo 

Quy trình chiết xuất cao khô cà gai leo công nghiệp tối ưu nhất cùng các thiết bị máy móc công nghiệp sử dụng để chiết xuất.

Cà gai leo được rửa sạch sau đó cho vào nồi chiết. Cho nước ngập dược liệu, thường tỉ lệ dược liệu : nước là 1:6. 

Đun sôi và bắt đầu tính thời gian chiết. Vừa gia nhiệt vừa bật bơm tuần hoàn để đảo dịch từ dưới đáy nồi lên đỉnh nồi. Khi dung môi sôi rồi thì giảm gia nhiệt và duy trì nhiệt độ sôi. Chiết làm 3 lần theo thời gian như sau: 

quy-trinh-chiet-ca-gai-leo

Lần chiết 1

Thời gian tính từ lúc sôi là 3 giờ. Cứ 30 phút lại bơm tuần hoàn đảo dịch 1 lần. Mỗi lần bật bơm 15 phút. Đảm bảo dịch trong nồi chiết lúc nào cũng trong trạng thái sôi liu riu.

Nồi chiết đun sôi được 3 giờ thì tiến hành ngắt gia nhiệt sau đó rút lọc dịch vào nồi sau cô.

Yêu cầu của lần chiết 1:

  • Dịch chiết rút được phải kiệt, thời gian rút dịch nhanh, bã dược liệu không tắc.
  • Dịch trong không lẫn cặn dược liệu.
  • Sau đó đo tỷ trọng dịch chiết nước 1 phải đạt từ 1-1.5 %.

Lần chiết 2

Sau khi rút cạn dịch. Tiến hành cấp dung môi mới vào nồi chiết. Lượng dung môi ngập mặt dược liệu. Lần chiết 2 này thời gian gian nhiệt cũng được rút ngắn do trong nồi đã tồn dư nhiệt lượng khá lớn, thời gian đun sôi sẽ giảm xuống còn 1/2 so với lần chiết 1.

Nồi chiết cũng được đun sôi 3 giờ sau đó ngắt gia nhiệt và rút dịch. Trong quá trình chiết nước 2 này cũng thường xuyên bật bơm đảo dịch để đảm bảo nhiệt độ sôi của dịch trong nồi các vị trí như nhau.

Yêu cầu của lần chiết 2:

  • Dịch chiết rút được phải kiệt, thời gian rút dịch nhanh, bã dược liệu không tắc.
  • Dịch trong không lẫn cặn dược liệu.
  • Dịch chiết lần 2 loãng hơn nhiều so với lần 1, hàm lượng chất tan trong dung môi đạt từ 1-1.5 %.

Lần chiết 3

Bã dược liệu lúc này đã chiết gần kiệt rồi. Chính vì vậy chúng ta chỉ cần chiết thêm 2 giờ và thực hiện các bước như ở trên.

Yêu cầu của lần chiết 3:

  • Dịch chiết rút được phải kiệt, thời gian rút dịch nhanh, bã dược liệu không tắc.
  • Dịch trong không lẫn cặn dược liệu.
  • Dịch chiết lần 3 lúc này rất loãng, hàm lượng chất tan trong dung môi đạt từ 0.5-1 %.

Quy trình cô cao lỏng cà gai leo

Có rất nhiều thiết bị để cô cao. Bài viết này mình chọn phương pháp cô cao bằng nồi cô tuần hoàn chân không. Gộp các dịch chiết ở 3 lần chiết phía trên lại và tiến hành cô.

quy-trinh-co-cao-long-ca-gai-leo

Khởi động thiết bị cô tuần hoàn chân không theo các bước sau

  • Kiểm tra nguồn điện, khí, nước.
  • Bật nước làm mát bộ phận sinh hàn và ngưng tụ.
  • Khoá các van nồi cô lại, đảm bảo nồi đã kín
  • Bật hệ thống cấp chân không vào nồi cô
  • Khi áp suất chân không trong nồi cô đạt -0.04Mpa thì tiến hành mở van cấp dịch lỏng vào nồi cô. Dịch cấp vào nồi cô khoảng 10% thì khoá van cấp dịch vào.
  • Mở van cấp hơi và điều chỉnh cho nồi cô ổn định sau đó mở nhỏ van cấp dịch vào nồi cô.
  • Tiếp tục cô đến khi đạt tỷ trọng sấy phun thì dừng thiêt bị cô lại
  • Dừng thiết bị cô theo các bước sau
    • Khoá van cấp dịch.
    • Khoá van hơi.
    • Khoá van cấp chân không.
    • Mở van xả áp trong nồi cô.
    • Lấy dịch cô ra.
  • Dịch cô được cô đến cao lỏng tỷ trọng 1.1 thì tiến hành lọc sau đó chuyển sang thiết bị sấy phun sương ly tâm.

Quy trình sấy cao khô cà gai leo

Dịch cao lỏng đạt tỷ trọng sau đó để lắng gạn lọc và chuyển sang thiết bị sấy phun sương ly tâm.

Tiến hành sấy cao khô theo các thông số cài đạt sau: 

  • Nhiệt độ gió vào: 175 ± 5  độ C.
  • Nhiệt độ gió ra: 95 ± 5 độ C.
  • Tốc độ đĩa phun: 18.000 vòng/ phút.
  • Độ chênh áp tháp sấy: -0.015 Mpa.

Yêu cầu cao cà gai leo thu được

  • Cảm quan:  Cao màu nâu, tơi, mịn, không vón cục, hút ẩm nhanh khi để ra môi trường
  • Độ ẩm: độ ẩm dưới 5 %
  • Cắn không tan trong nước: Dưới 5 %
  • Tro toàn phần: Dưới 30%
  • Kim loại nặng :  dưới 20ppm
  • Định định: Dương tính
  • Định lượng: Alcanoid toàn phần >1%
  • Vi sinh: Đạt theo DĐVN5
  • Hiệu suất cao thu được: > 10%

Quy trình đóng gói cao khô

Cao khô đạt tiêu chuẩn được đóng gói theo quy cách 5kg,10kg, 15 kg.

Yêu cầu đóng gói cao khô cà gai leo

  • Cao được đóng trong 2 lần Pe, 1 lần màng phức hợp, 1 lần thùng carton theo quy cách.
  • Gói cao không được có hơi căng phồng gói.
  • Tem nhãn đầy đủ theo quy chế tem, nhãn.

Những lưu ý khi sản xuất cao khô cà gai leo

nhung-luu-y-khi-san-xuat-cao-kho-ca-gai-leo

  • Nguyên liệu sản xuất phải đạt chuẩn yêu cầu.
  • Thiết bị sản xuất phải phù hợp.
  • Quy trình sản xuất phải tối ưu.
  • Người vận hành và thực hiện quy trình phải có chuyên môn.

7 lỗi cơ bản dẫn tới hiệu suất chiết cao không đạt

  • Dược liệu cà gai leo nhiều thân, dược liệu để lâu.
  • Không đảm bảo nhiệt độ sôi trong quá trình nấu.
  • Trong quá trình đun sôi không bật bơm đảo dịch hoặc bật ít.
  • Lượng nước cho vào nồi chiết ít quá.
  • Rút dịch các nước chiết không kiệt.
  • Bị thất thoát dịch trong quá trình cô (dịch trào không thu hồi được, tai nạn thất thoát dịch).
  • Không tối ưu được thiết bị sấy gây thất thoát cao.

 

Nguyễn Đức Ngọc
Giám đốc điều hành

0919476666

Huỳnh Tuấn Lâm - chuyên gia Đức Phát

Huỳnh Tuấn Lâm
Chuyên gia về giải pháp hệ thống

0931284444

Dương Vũ Vương
Giám đốc chi nhánh Đức Phát Hồ Chí Minh

0974344345