Cơm cháy chà bông được coi là một “cú hit” trong giới ăn vặt. Nó được nhiều người yêu thích bởi độ giòn tan của cơm cùng với lớp mắm sốt thơm ngây ngất, chà bông đậm đà phủ trên từng miếng. Để biến cơm cháy – một món ăn bình dân trở thành một món ăn gây nghiện như thế, bí quyết chính là một quy trình sản xuất cơm cháy chà bông được kết hợp giữa máy móc, công nghệ và những đôi bàn tay điêu luyện. Nếu bạn tò mò, hãy cùng Đức Phát khám phá xem điều gì khiến cơm cháy chà bông trở nên hấp dẫn không cưỡng nổi nhé!
Tóm tắt nội dung chính
Cơm cháy chà bông – Món ăn vặt “gây nghiện” của nhiều người
Cơm cháy chà bông là một món ăn vặt được làm từ gạo nấu chín, sau đó sấy khô rồi chiên giòn, kết hợp với nước sốt và chà bông (ruốc). Cơm cháy chà bông khi ăn có độ giòn, vị mặn mà với sự kết hợp hoàn hảo giữa vị cay, ngọt, mặn và hơi béo.
Với nhiều hương vị, cơm cháy chà bông không chỉ là một món ăn vặt mà còn kích thích vị giác, mang lại cảm giác vừa no, vừa ngon miệng. Thêm vào đó, cơm cháy chà bông có thể ăn bất kỳ lúc nào. Chính sự linh hoạt và phong phú đó đã khiến cơm cháy chà bông trở thành món ăn không thể thiếu trong danh sách đồ ăn vặt yêu thích của nhiều người.
Quy trình sản xuất cơm cháy chà bông
Bước 1: Nấu cơm
Quá trình sản xuất cơm cháy chà bông bắt đầu bằng việc nấu cơm. Nhà sản xuất sẽ lựa chọn loại gạo chất lượng cao để đảm bảo hạt cơm sau khi nấu có độ dẻo vừa phải, không quá mềm hay cứng.
Gạo được vo, rửa sạch cùng nước để loại bỏ bụi bẩn và lớp cám gạo, các vi sinh vật bám vào gạo. Ở bước này, bạn có thể sử dụng máy vo gạo công nghiệp để tiết kiệm thời gian.
Tiếp đó, gạo sẽ được dàn đều trong các khay, công nhân sẽ đổ nước vào và đặt vào tủ hấp công nghiệp để nấu chín gạo.
Bước 2: Tạo hình
Sau khi cơm chín, nó sẽ được dàn mỏng đều lên khay hoặc khuôn với độ dày được kiểm soát kỹ lưỡng. Độ dày của lớp cơm rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến độ giòn của thành phẩm khi chiên. Nếu lớp cơm quá dày thì bên trong sẽ bị mềm, không giòn đều. Nếu lớp cơm quá mỏng thì dễ bị cứng khi sấy.
Sau khi dàn mỏng đều lớp cơm, cơm sẽ được cắt tạo hình thành miếng. Thông thường, cơm cháy chà bông thường có hình chữ nhật hoặc hình tròn tùy theo nhà sản xuất.
Bước 3: Sấy khô
Sau khi tạo hình, cơm được sấy khô trong các lò sấy hiện đại. Bạn có thể tham khảo các loại tủ sấy tĩnh tuần hoàn khí 24 khay, 48 khay hoặc hầm sấy chuyên dùng cho các loại thực phẩm.
Công đoạn này là bước quyết định để cơm có thể đạt đến độ khô nhất định, sẵn sàng cho việc chiên giòn. Quá trình này giúp cơm không chỉ giòn mà còn giữ nguyên được hương vị tự nhiên. Thời gian sấy khô cơm được tùy chỉnh và kiểm soát chặt chẽ tùy theo nhu cầu của nhà sản xuất.
Bước 4: Chiên cơm với dầu
Cơm được sấy khô tuy giòn nhưng để tăng thêm hương vị, độ thơm và béo cho cơm cháy thì chúng cần được chiên qua với dầu. Những miếng cơm cháy được thả vào dầu nóng sẽ nở phồng và giòn hơn, tạo màu vàng đẹp mắt và tăng thêm độ thơm cho cơm. Thông thường, cơm cháy sẽ được chiên trong thời gian ngắn để cơm nở giòn và ngả màu vàng nhạt và được lấy ra để ráo dầu. Như vậy, cơm sẽ không bị ỉu và ngấy. Công đoạn này có thể được thực hiện bởi máy chiên cơm cháy công nghiệp tự động.
Bước 5: Phết nước sốt mắm
Nước sốt và ruốc là linh hồn của món cơm cháy chà bông. Hỗn hợp nước sốt bao gồm mắm, đường, tỏi, ớt và một số loại gia vị khác được phối trộn và nấu để có hương vị đậm đà và có độ sánh, sệt. Sau khi cơm cháy được chiên giòn, lớp nước sốt sẽ được phết đều lên bề mặt cơm để tạo ra vị mặn ngọt đặc trưng cho món ăn. Quá trình thoa nước sốt này cần sự cẩn thận để cơm thấm đều mà không bị mềm. Vì vậy, công đoạn này thường được thực hiện thủ công.
Bước 6: Rắc chà bông và thêm phụ liệu
Ở bước cuối cùng, công nhân sẽ rắc đều một lớp chà bông lên trên cơm cháy. Lớp chà bông mỏng mịn, có vị đậm vừa phải. Ngoài ra, một số nơi còn thêm hành phi, mè rang, hạt tiêu và đôi khi là đậu phộng giã nhuyễn để tăng thêm độ bùi béo cho sản phẩm. Kết quả, lớp chà bông mặn mà kết hợp cùng cơm cháy giòn tan và nước sốt đậm đà tạo nên một tổng thể hoàn hảo về hương vị. Công đoạn này cũng thường được thực hiện thủ công để đảm bảo lớp chà bông dàn đều.
Bước 7: Đóng gói và bảo quản
Cơm cháy sau khi hoàn thành sẽ được để nguội hoàn toàn và đóng gói vào túi hút chân không hoặc túi zipper hàn kín miệng để giữ được độ giòn, tránh để cơm bị ỉu hoặc mất đi hương vị đặc trưng.
Để tránh làm ảnh hưởng đến lớp chà bông ở bên trên, công đoạn đóng gói cơm cháy thường được thực hiện thủ công kết hợp các loại máy hàn miệng túi không in date cầm tay, máy hàn miệng túi mini. Bạn cũng có thể sử dụng máy đóng gói nằm ngang để đóng gói cơm cháy vào túi bao bì.
Kết luận
Không phải ngẫu nhiên mà cơm cháy chà bông trở thành món ăn “tủ” của nhiều người. Để tạo ra miếng cơm cháy giòn và thơm đậm đà như vậy là kết quả của một quy trình sản xuất cơm cháy chà bông tỉ mỉ giữa thủ công và máy móc, công nghệ. Vị ngọt, mặn, cay hòa quyện trong từng miếng cơm làm nên sức hút khó cưỡng cho món ăn. Nhờ vậy, cơm cháy chà bông không chỉ là niềm tự hào của ẩm thực Việt mà còn là một món “vũ khí” lợi hại trong danh sách những món ăn vặt yêu thích của giới trẻ hiện đại.
Nguyễn Đức Ngọc
Giám đốc điều hành
0919476666
Huỳnh Tuấn Lâm
Chuyên gia về giải pháp hệ thống
0931284444
Dương Vũ Vương
Giám đốc chi nhánh Đức Phát Hồ Chí Minh
0974344345