Bên cạnh các loại nước tinh khiết, nước lọc, nước điện giải cũng là một loại nước quan trọng. Nó có thể cung cấp khoáng chất thiết yếu và duy trì cân bằng điện giải cho cơ thể. Tuy nhiên cũng giống như nước tinh khiết, quy trình sản xuất nước điện giải cần phải ứng dụng máy móc và công nghệ hiện đại để đảm bảo chất lượng và độ an toàn. Vì vậy, trong bài viết này, Đức Phát sẽ đưa ra các bước để tạo ra một chai nước điện giải.
Tóm tắt nội dung chính
Nước điện giải là gì? Vai trò của nước điện giải
Nước điện giải là loại nước đã qua quá trình điện phân để tạo ra hai loại nước: nước kiềm (độ pH cao) và nước axit (độ pH thấp). Nước kiềm thường được dùng để uống, giúp cân bằng độ pH trong cơ thể, trong khi nước axit được dùng cho mục đích vệ sinh và làm sạch.
Nước điện giải được biết đến với khả năng cung cấp khoáng chất như natri, kali, canxi và magie. Đây là những yếu tố cần thiết để hỗ trợ các hoạt động cơ bản của cơ thể như duy trì sự cân bằng nước, hỗ trợ hoạt động của cơ bắp và thần kinh, đồng thời cải thiện quá trình tiêu hóa.
Vai trò của nước điện giải
Bổ sung khoáng chất
Sau khi hoạt động thể chất hoặc mất nước, cơ thể dễ mất cân bằng điện giải gây mệt mỏi. Lúc này, nước điện giải giúp bổ sung các khoáng chất cần thiết, ngăn ngừa hiện tượng mất nước.
Cân bằng độ pH
Nước kiềm giúp trung hòa axit dư thừa trong cơ thể, từ đó duy trì ổn định của pH máu và các cơ quan quan trọng.
Tăng cường sức khỏe tổng thể
Với thành phần giàu khoáng chất, nước điện giải có thể giúp hỗ trợ hệ miễn dịch và tăng cường sức khỏe tim mạch.
Cách sử dụng nước điện giải
Nước điện giải có lợi cho sức khỏe, nhưng bạn đã biết nên uống nước điện giải vào lúc nào chưa? Để tận dụng tối đa lợi ích của nước điện giải, bạn nên uống nhiều lần trong ngày, đặc biệt là vào buổi sáng và sau khi vận động, hoạt động thể thao. Nước điện giải sẽ giúp bổ sung khoáng chất sau một đêm dài. Cơ thể sẽ phục hồi nhanh chóng bằng cách cân bằng lượng khoáng đã mất do đổ mồ hôi khi vận động.
Tuy nhiên, bạn cần tránh uống nước điện giải với các loại thuốc bởi nước có độ pH cao, dễ gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ thuốc.
Quy trình sản xuất nước điện giải
Dưới đây là quy trình sản xuất nước điện giải hiện đại, đảm bảo chất lượng và tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.
Bước 1: Lọc và xử lý nước thô
Để tạo ra nước điện giải, chúng ta sẽ đi từ các nguồn nước thô. Nước thô xuất phát từ các nguồn tự nhiên như sông, hồ hoặc nước máy. Nước thô sẽ được xử lý để loại tạp chất và vi khuẩn có hại. Công đoạn này giúp đảm bảo nước điện giải không bị nhiễm khuẩn, đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Để lọc và xử lý nước thô, hệ thống RO thường được sử dụng. Hệ thống bao gồm nhiều giai đoạn lọc, từ màng lọc thô, màng lọc carbon hoạt tính cho đến màng siêu mịn, giúp đảm bảo nước đầu vào hoàn toàn tinh khiết và an toàn, chuẩn bị cho quá trình điện phân.
Bước 2: Điện phân nước
Sau khi nước được lọc và xử lý, nó được đưa vào hệ thống điện phân. Quá trình điện phân này nước sẽ được tách thành các ion H+ và OH- thông qua các điện cực làm từ titanium và platinum. Việc điện phân nước là chìa khóa để tạo ra nước kiềm – loại nước có khả năng cân bằng độ pH của cơ thể và giàu khoáng chất có lợi.
Kết quả sau khi điện phân, chúng ta sẽ có nước kiềm giàu hydrogen và nước axit. Nước axit này không dùng để uống mà được sử dụng để khử trùng hoặc làm sạch.
Bước 3: Bổ sung khoáng chất
Sau quá trình điện phân, nước điện giải thường được bổ sung thêm khoáng chất để cải thiện hương vị và tăng cường lợi ích sức khỏe. Sở dĩ cần bổ sung khoáng chất vì các khoáng chất không chỉ cải thiện mùi vị của nước mà còn giúp cân bằng điện giải trong cơ thể, đặc biệt quan trọng cho những người hoạt động thể chất nhiều hoặc sống trong môi trường nóng ẩm.
Để bổ sung khoáng chất, bạn cần trang bị hệ thống máy bổ sung khoáng tự động. Hệ thống sẽ tự động đưa các khoáng chất như natri, kali, canxi và magie vào nước. Tỷ lệ các khoáng chất được đưa vào nước có thể cài đặt, điều chỉnh và kiểm soát.
Bước 4: Kiểm tra chất lượng
Nước khi đã điện phân và thêm khoáng chất sẽ chuyển sang công đoạn kiểm tra bằng hệ thống máy đo chuyên dụng. Các thông số như độ pH, hàm lượng khoáng chất và độ tinh khiết của nước sẽ được đánh giá để đảm bảo sản phẩm đạt chuẩn.
Bước kiểm tra này giúp đảm bảo nước điện giải sản xuất ra không chứa tạp chất, đạt chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và giữ nguyên được các khoáng chất cần thiết.
Bước 5: Chiết rót đóng chai
Nước điện giải đã hoàn thiện các bước được đưa vào quy trình đóng chai. Ở bước này, bạn nên sử dụng máy đóng gói dây chuyền chiết rót chai đóng lốc. Dây chuyền thường bao gồm:
- Máy cấp chai
- Máy rửa chai
- Máy thổi khô chai
- Hệ thống chiết rót chai 3 in 1 bao gồm chiết rót, cấp và xoắn nắp chai
Các chai nhựa được rửa sạch, thổi khô và đưa vào máy chiết rót. Tại đây, nước được chiết vào chai theo định lượng. Nắp chai sẽ được vặn, xoắn, đóng chắc vào chai. Sau khi đóng chai, nước điện giải được dán nhãn và đóng thành lốc. Cuối cùng, các lốc chai sẽ được đóng vào thùng carton và chuyển tới các nơi phân phối.
Đóng chai và đóng gói là bước cuối cùng đảm bảo nước điện giải giữ được chất lượng, hương vị trước khi đến tay người tiêu dùng.
Kết luận
Nước điện giải đóng vai trò rất quan trọng trong việc bù khoáng, bù nước cho cơ thể. Vì vậy quy trình sản xuất nước điện giải cũng phải thực hiện các bước một cách nghiêm ngặt. Các loại thiết bị, máy móc, máy đóng gói phải đạt chuẩn, đảm bảo tính an toàn vệ sinh. Qua bài viết này, Đức Phát hy vọng bạn sẽ hiểu về nước điện giải. Nếu bạn có nhu cầu đầu tư dây chuyền sản xuất nước điện giải, hãy liên hệ ngay Đức Phát để được tư vấn chi tiết.
Nguyễn Đức Ngọc
Giám đốc điều hành
0919476666
Huỳnh Tuấn Lâm
Chuyên gia về giải pháp hệ thống
0931284444
Dương Vũ Vương
Giám đốc chi nhánh Đức Phát Hồ Chí Minh
0974344345