Quy trình sản xuất yến hũ – yến chưng đạt chuẩn

Yến hũ hay yến chưng được biết đến là một món ăn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và cũng là một trong lựa chọn yêu thích của nhiều người. Tuy nhiên, công đoạn chế biến lại không đơn giản, đặc biệt là khi phải đảm bảo chất lượng và độ tươi ngon của yến. Để hiểu rõ hơn về quy trình sản xuất yến hũ – yến chưng, hãy cùng Đức Phát tìm hiểu kĩ hơn qua bài viết này nhé!

Quy trình sản xuất yến hũ - yến chưng đạt chuẩn
Quy trình sản xuất yến hũ – yến chưng đạt chuẩn

Sự tiện lợi của yến hũ – yến chưng

Yến hũ – yến chưng trở nên phổ biến và được nhiều người ưa thích không chỉ vì giá trị dinh dưỡng của nó, ưu điểm lớn nhất đó là sự tiện lợi. Nếu như tổ yến thô khiến người tiêu dùng mất nhiều thời gian để sơ chế và nấu nướng thì yến hũ yến chưng lại sở hữu rất nhiều ưu điểm:

  • Dễ dàng sử dụng: Yến hũ chưng sẵn có thể dùng ngay sau khi mở nắp, không cần qua các bước chuẩn bị và chế biến phức tạp. Điều này rất tiện lợi cho những người bận rộn.
  • Dễ dàng bảo quản: Đóng gói trong hũ thủy tinh kín giúp bảo quản lâu dài, giữ nguyên độ tươi ngon và an toàn vệ sinh thực phẩm. Hũ yến có thể giữ trong ngăn mát tủ lạnh, kéo dài thời gian sử dụng.
  • Dễ dàng mang theo: Thiết kế nhỏ gọn của hũ yến chưng dễ dàng mang theo khi đi làm, đi học hoặc đi du lịch, tiện lợi mọi lúc mọi nơi.
  • Đa dạng hương vị: Có nhiều loại hương vị khác nhau như yến chưng đường phèn, yến chưng hạt sen, yến chưng táo đỏ, giúp người tiêu dùng dễ dàng lựa chọn theo sở thích.

Nguyên liệu sản xuất yến hũ – yến chưng

Nước

Nước là thành phần chiếm tỉ lệ lớn nhất trong một hũ yến. Thông thường, một tổ yến sẽ chưng khoảng 450 – 500 ml nước cho 10gr tổ yến đã tinh chế sạch và sấy khô. Với yến tươi khi chưng sẽ cần khoảng 800 – 900 ml nước cho 1 lạng yến tươi (khoảng 20g yến khô khi nở ra).

Tổ yến thô

Quy trình sản xuất yến hũ – yến chưng không thể thiếu nguyên liệu quan trọng nhất là tổ yến. Tùy theo nhà sản xuất mà hàm lượng tổ yến có trong yến hũ dao động 5 – 30%. Với những dòng sản phẩm yến hũ có thành phần yến sào càng cao thì giá thành cũng càng cao hơn. Có 2 loại yến chính:

  • Yến hoang dã: Được thu hoạch trên vách đá, hang động nơi chim yến sinh sống. Do tính chất nguy hiểm và hạn chế số lượng đảo có thể khai thác nên loại yến sào này thường có giá cao nhất so với các loại yến sào khác trên thị trường.
  • Yến nuôi: Được thu hoạch từ các tổ yến trong nhà nuôi yến, phổ biến hơn và giá thành hợp lý hơn so với yến hoang dã.
Tổ yến thô
Tổ yến thô

Khi lựa chọn tổ yến, cần chú ý các yếu tố sau:

  • Màu sắc: Tổ yến nguyên chất thường có màu trắng ngà hoặc vàng nhạt. Tổ yến có màu sắc lạ, quá trắng hoặc quá vàng có thể đã qua xử lý hóa chất.
  • Kết cấu: Tổ yến thật có kết cấu chắc chắn, không dễ vỡ và có mùi thơm nhẹ.
  • Nguồn gốc xuất xứ: Chọn mua tổ yến từ các nhà cung cấp uy tín, có chứng nhận về nguồn gốc và chất lượng.

Đường phèn

Trong quy trình sản xuất yến hũ – yến chưng, thay vì sử dụng các loại đường như đường trắng, đường mía, người ta sẽ dùng đường phèn. Vì đường phèn có vị ngọt thanh, không gắt, giúp tăng cường hương vị mà không làm mất đi vị ngon tự nhiên của yến. Đường phèn cũng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Đường phèn được sử dụng trong nước yến chưng yêu cầu phải khô ráo, không chảy nước, không bẩn, đảm bảo các yêu cầu về đường sản xuất trong thực phẩm theo quy định đề ra. 

Các nguyên liệu bổ sung

Ngoài nguyên liệu chính là tổ yến thô, một số nhà sản xuất thường bổ sung thêm các thành phần như táo đỏ, kỷ tử, hạt sen, nước dừa để bổ sung dinh dưỡng cho hũ yến cũng như làm tăng vị thơm ngon. 

Yến chưng táo đỏ kỷ tử hạt sen
Yến chưng táo đỏ kỷ tử hạt sen

Các chất phụ gia

Bên cạnh các nguyên liệu bổ sung, một số chất phụ gia được sử dụng trong sản xuất yến hũ để cải thiện kết cấu, màu sắc và hương vị của sản phẩm. Các chất phụ gia này được sử dụng trong một lượng nhỏ nhưng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng của hũ yến chưng.

Một số chất phụ gia được thêm vào thành phần của yến hũ yến chưng như Agar, Sodium Alginate, Xanthan Gum, Sodium Carboxymethyl Cellulose, Caramel IV, hương liệu thực phẩm.

Quy trình sản xuất yến hũ – yến chưng

Bước 1: Làm sạch và chế biến 

Bước đầu tiên của quy trình sản xuất yến hũ – yến chưng là làm sạch. Tổ yến thô cần phải được rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn và các tạp chất. Bạn cần đổ tổ yến vào một cái chậu lớn, đổ nước sạch vào ngâm khoảng 10-15 phút để làm mềm tổ yến. Sau đó dùng tay hoặc thìa nhẹ nhàng khuấy đều tổ yến trong nước để loại bỏ bụi bẩn. Nếu cần, bạn có thể thay nước và rửa thêm vài lần cho đến khi nước trong.

Sau khi rửa sạch, tổ yến cần được ngâm trong nước sạch (nước lạnh, hoặc ấm, không ngâm nước nóng) khoảng 1-2 giờ. Mục đích của việc ngâm là để tổ yến mềm ra và dễ dàng tách lông và tạp chất.

Làm sạch tổ yến
Làm sạch tổ yến

Khi tổ yến đã mềm, bước tiếp theo là tách lông và các tạp chất bám trên tổ yến. Các nhân viên sẽ dùng nhíp nhỏ để cẩn thận tách các sợi lông và các tạp chất khác ra khỏi tổ yến. Quá trình này cần thực hiện nhẹ nhàng để không làm tổ yến bị vỡ.

Bước 2: Chưng tổ yến

Trước khi chưng, tổ yến cần được xé nhỏ để dễ dàng chưng. Sau đó bạn cho tổ yến vào nồi để chưng trong vòng 30-45 phút. Trong quá trình chưng, cần kiểm tra thường xuyên để đảm bảo nước không bị cạn.

Lưu ý, nồi chưng và nước chưng cần phải đảm bảo sạch sẽ để thành phẩm không bị bẩn, dính tạp chất gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Đường phèn sẽ được thêm vào ở bước này. Đồng thời khi yến đã chín, bạn có thể thêm các nguyên liệu khác như hạt sen, táo đỏ, kỷ tử đã chuẩn bị và tiếp tục chưng trong 15 -10 phút để hương vị được hòa quyện với nhau. 

Bước 3: Chiết rót và đóng nắp

Sau khi đã chưng chín tổ yến và phối trộn thêm các nguyên liệu khác, hỗn hợp thu được sẽ đem đi chiết rót vào chai và thực hiện đóng nắp. Quá trình này, các doanh nghiệp nên sử dụng các loại máy móc để tiến hành nhanh và chính xác. Bạn có thể tham khảo máy chiết rót đóng chai của công ty Đức Phát uy tín và chất lượng. 

Xem thêm: Hệ thống chiết rót chai 3 in 1

Bước 4: Thanh trùng 

Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, yến sau khi được chiết rót vào các hũ, chúng cần được thanh trùng. Bạn có thể sử dụng nồi hấp hoặc tủ hấp công nghiệp có khả năng duy trì nhiệt độ ổn định và có thể chứa nhiều hũ yến chưng cùng một lúc. 

Nhiệt độ của nồi hấp hoặc tủ hấp nằm ở mức từ 85°C đến 95°C. Đây là khoảng nhiệt độ lý tưởng để tiêu diệt các vi khuẩn và mầm bệnh mà không làm hỏng sản phẩm. Thời gian hấp từ 15 đến 30 phút, tùy thuộc vào thể tích của hũ và loại sản phẩm. Thời gian này đủ để tiêu diệt các vi khuẩn gây hại mà không làm mất chất lượng của yến chưng.

Sau khi quá trình thanh trùng hoàn tất, các hũ yến chưng cần được làm mát bằng cách để nguội dần ở nhiệt độ phòng. Lưu ý, bạn không nên đặt hũ vào môi trường lạnh ngay lập tức, điều này có thể gây ra sự thay đổi nhiệt độ đột ngột và ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

Bước 6: Dán nhãn 

Kết thúc quy trình sản xuất yến hũ – yến chưng là bước dán nhãn sản phẩm. Các doanh nghiệp có thể sử dụng máy dán nhãn tự động tiết kiệm thời gian và công sức. Ngoài ra, để những hũ yến thêm chắc chắn trong quá trình bảo quản và vận chuyển, bạn nên sử dụng thêm máy phóng nhãn tự động.  

Máy dán nhãn tự động
Máy dán nhãn tự động

Xem thêm: Máy đóng gói bao bì tự động – uy tín #1 Việt Nam

Trên đây là những chia sẻ của Đức Phát về quy trình sản xuất yến hũ – yến chưng đạt chuẩn. Hy vọng, bài viết này có ích với bạn. Để biết thêm chi tiết và đặt mua các loại máy đóng gói hãy liên hệ trực tiếp tới hotline: 0919476666 để được tư vấn và báo giá trực tiếp.

 

Nguyễn Đức Ngọc
Giám đốc điều hành

0919476666

Huỳnh Tuấn Lâm - chuyên gia Đức Phát

Huỳnh Tuấn Lâm
Chuyên gia về giải pháp hệ thống

0931284444

Dương Vũ Vương
Giám đốc chi nhánh Đức Phát Hồ Chí Minh

0974344345