Quy trình sản xuất nước ép trái cây đóng chai là một quá trình kỹ thuật phức tạp để thu hoạch, chế biến nguyên liệu từ những loại hoa quả, trái cây trở thành nước ép có vị ngọt thanh mát với đầy đủ các chất dinh dưỡng. Để đem lại chất lượng cho nước ép trái cây, mỗi bước trong quy trình đều yêu cầu phải có máy móc phù hợp, kiểm soát nghiêm ngặt nhằm đảm bảo sản phẩm cuối cùng đáp ứng được các tiêu chuẩn về dinh dưỡng và hương vị.
Tại bài viết này, hãy cùng Đức Phát tìm hiểu về quy trình sản xuất nước ép trái cây đóng chai, làm thế nào để những thương hiệu nước giải khát mang đến sự tự nhiên và tươi mới trong mỗi chai nước ép tới với người tiêu dùng nhé!
Tóm tắt nội dung chính
Quy trình sản xuất nước ép trái cây đóng chai công nghệ mới
Hiện nay, quy trình sản xuất nước ép hoa quả công nghệ mới được thực hiện theo các bước: Nguyên liệu – phân loại – rửa – chần – nghiền – xử lý enzyme – ép – lọc – phối chế – lọc membrane – chiết rót và đóng chai – sản phẩm đầu ra.
Quy trình hiện đại được tối ưu và hoàn toàn vận hành tự động bởi dây chuyền sản xuất nước ép hoa quả.
Cụ thể, quy trình sản xuất được thực hiện như sau:
Nguồn cung ứng nguyên liệu
Trước tiên để nói về nguyên liệu, nhà sản xuất có hai cách để có nguyên liệu:
Tự trồng trái cây
Đa phần các thương hiệu sản xuất nước giải khát lớn trên thế giới đều ứng dụng chu trình sản xuất khép kín, tức là toàn bộ quá trình tạo ra sản phẩm không cần sự tham gia của đơn vị bên ngoài. Nhà sản xuất tự trồng trọt, chăn nuôi, sở hữu nguyên liệu thô rồi chế biến nguyên liệu thô trở thành nước ép trái cây. Như vậy, chất lượng của sản phẩm được đảm bảo ở mức tối đa.
Tuy nhiên, nhược điểm của cách làm này là cần vốn lớn, quy trình phức tạp hơn và rủi ro về trái cây bị mất mùa, sâu bọ phá,…
Tìm nguồn cung ứng trái cây bên ngoài
Một cách khác để có được nguyên liệu là tìm nguồn cung ứng trái cây uy tín từ bên ngoài. Hiện nay, có rất nhiều hợp tác xã trồng trái cây trên cả nước có đầy đủ chứng nhận về chất lượng, xuất khẩu chính ngạch mà nhà sản xuất có thể tin tưởng.
Lựa chọn và phân loại nguyên liệu
Sau khi đã có nguyên liệu, công đoạn tiếp theo cần làm là lựa chọn và phân loại nguyên liệu đầu vào. Việc lựa chọn hoa quả tùy thuộc vào nhu cầu sản xuất và những tiêu chí của mỗi doanh nghiệp.
Tuy nhiên, đối với hoa quả, trái cây, những đặc điểm chung thường được lưu ý để lựa chọn là:
- Chọn quả có kích thước, trọng lượng đạt chuẩn.
- Vỏ căng bóng, đẹp. Quả không bị thâm, dập hay có vết nứt, rách.
- Quả không bị sâu, hư hỏng, có mùi vị lạ.
Hiện tại, việc phân loại trái cây đạt chuẩn đã có máy móc hỗ trợ, giúp nhà sản xuất chọn ra những trái cây tươi đạt chuẩn nhanh hơn.
Rửa
Công đoạn tiếp theo trong quy trình sản xuất nước ép trái cây là rửa. Trái cây sẽ được đi qua băng tải và đi vào bồn rửa. Máy sẽ phun nước áp suất cao và sục khí để rửa sạch trái cây mà không làm dập nát quả. Đồng thời, phần rác như lá, cành có trọng lượng nhẹ sẽ được đẩy nổi lên mặt nước. Một số loại máy còn có cơ chế chà sát nhẹ hoặc có bàn chải để tẩy rửa bề mặt của trái cây.
Sau quá trình sục rửa, trái cây sẽ được đưa ra khỏi bồn chứa và theo băng tải đi tới các máy tiếp theo để chế biến nước ép.
Chần sơ
Công đoạn chần trái cây nhằm tiêu diệt các vi sinh vật còn bám lại trên bề mặt trái cây sau khi rửa với nước lạnh. Đồng thời, nó cũng nhằm mục đích thủy phân Protopectin và vô hoạt hóa các enzyme. Nhờ đó, quá trình sinh hóa sẽ chậm lại, đồng thời giữ được màu sắc tươi nguyên cho hoa quả.
Trái cây sẽ được chần sơ tại nhiệt độ 75 – 100 độ C bằng nước nóng hoặc hơi nước. Thời gian chần từ 3 – 5 phút. Sau khi chần sơ, hoa quả được chuyển qua nước lạnh để làm nguội nhanh. Nếu trái cây được chần và tiếp xúc nhiệt cao quá lâu, chúng sẽ bị mềm, nhừ, dễ hỏng.
Nghiền trái cây
Trong quy trình sản xuất nước ép trái cây, nghiền là một bước không thể thiếu. Hoạt động nghiền phá vỡ các tế bào, giúp nước và các chất dịch có trong trái cây được tiết ra.
Quá trình nghiền trái cây cần thực hiện nhanh và trái cây càng được nghiền nhỏ thì quá trình ép và lọc nước càng thuận lợi. Do đó, nhà sản xuất thường sử dụng máy nghiền trái cây để tiến hành công đoạn này. Do trái cây có tính axit, nhiều vitamin, có thể ăn mòn kim loại nên buồng nghiền của máy phải làm từ inox không gỉ để không làm ảnh hưởng tới các thành phần dinh dưỡng của trái cây.
Xử lý enzyme
Trên thực tế, nước ép trái cây làm thủ công không trong suốt như bạn thường thấy mà khá đục. Sở dĩ nước ép bị đục là do các chất pectic. Để nước ép trong, không gợn đục, bạn cần enzyme pectinase. Pectin methylesterase, một loại pectinase khi phân hủy sẽ làm giảm độ nhớt của nước ép trái cây, giúp quá trình lọc dễ hơn và nước ép trái cây sẽ trong hơn.
Để xử lý enzyme, trái cây được nghiền xong sẽ cho vào bồn ủ và xử lý. Thời gian xử lý enzyme tùy thuộc vào đặc tính của loại trái cây và công thức, nhu cầu của nhà sản xuất.
Ép
Quá trình ép giúp thu dịch ép từ trái cây và lọc lần đầu bã ép. Công đoạn này phụ thuộc vào quá trình nghiền nhỏ trước đó. Tùy vào loại trái cây, có thể lựa chọn phương pháp ép phù hợp như:
- Ép trục vít
- Máy vắt ly tâm
- Máy ép khung bản
- Máy ép thủy lực
Lọc
Sau bước ép thu dịch từ trái cây là bước lọc tách cặn. Các loại nước quả trong sẽ được lọc tinh để đảm bảo chất lượng thu được có độ trong suốt cao. Còn nước quả dạng đục sẽ được lọc thô.
Để lọc nước ép hoa quả, nhà sản xuất thường sử dụng thiết bị lọc ép sử dụng dĩa lọc. Dịch sau khi lọc được thu hồi ở cửa xả bên dưới.
Sau quá trình lọc thu được nước ép có độ trong, mịn, không có cặn, bã hoa quả.
Phối chế
Quá trình phối chế là việc phối trộn nước ép trái cây nguyên chất với các nguyên liệu thành phần khác để tăng thêm hương vị, độ ngọt cho nước ép. Syrup và chất ổn định, chất bảo quản sẽ được phối trộn cùng với nước ép.
Để phối chế, có thể sử dụng thiết bị khuấy trộn có cánh khuấy mái chèo. Máy có áp lực cao sẽ trộn đều các nguyên liệu, tạo ra hỗn hợp có độ đặc, mịn, đồng nhất cao.
Lọc membrane
Lọc membrane hay còn gọi là công nghệ màng lọc MBR là công nghệ chuyên sử dụng để phân tách các tế bào vi sinh vật như vi khuẩn, nấm men, nấm sợi ra khỏi sản phẩm, giúp sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn.
Tại nhiều cơ sở sản xuất nước ép trái cây, máy bài khí và tiệt trùng được sử dụng để diệt khuẩn và rút bọt khí ra khỏi nước. Trong đó, bình bài khí sử dụng bơm hút chân không để rút toàn bộ lớp bọt ra khỏi nước ép, chuẩn bị cho việc tiệt trùng.
Máy tiệt trùng UHT sẽ cho hỗn hợp nước ép chảy qua đường ống, trao đổi nhiệt thông qua màng mỏng 2 – 30 giây rồi làm lạnh nhanh. Bằng phương pháp này, sản phẩm không chỉ được tiệt trùng, tiêu diệt các vi khuẩn, nấm men có hại mà còn bảo quản được lâu dài hơn.
Chiết rót và đóng chai
Sau khi tiệt trùng, giai đoạn chế biến nước ép trái cây đã hoàn thành. Để bảo quản và hoàn thiện sản phẩm trước khi tới tay người tiêu dùng, nước ép sẽ được chiết rót ra chai, lon, hộp và xoắn vặn nắp chai. Toàn bộ quá trình chiết rót, đóng chai nước ép trái cây nên được thực hiện hoàn toàn tự động và trong phòng vô trùng để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Các chai chiết rót sau đó được dán nhãn, tem và có thể đóng màng co, đóng lốc. Sản phẩm hoàn thiện được kiểm tra ngoại quan và đóng thùng carton. Cuối cùng, chúng được vận chuyển tới các đại lý phân phối và bán cho người tiêu dùng.
Kết luận
Nước ép trái cây là một loại đồ uống giải khát được ưa thích. Chúng có vị ngọt dễ uống, đem lại nguồn dinh dưỡng và hương vị thơm ngon. Vì vậy, các thương hiệu sản xuất nước ép trái cây luôn cố gắng tối ưu quy trình, ứng dụng công nghệ, cố gắng đem lại sản phẩm có chất lượng hoàn thiện nhất. Trên đây là quy trình sản xuất nước ép trái cây đóng chai đạt chuẩn hiện nay. Nếu bạn muốn hiểu thêm về các loại máy, hãy cùng khám phá dây chuyền thiết bị sản xuất nước ép trái cây tự động. Đức Phát hy vọng bạn có thể tìm được những quy trình, máy móc phù hợp với nhu cầu!
Nguyễn Đức Ngọc
Giám đốc điều hành
0919476666
Huỳnh Tuấn Lâm
Chuyên gia về giải pháp hệ thống
0931284444
Dương Vũ Vương
Giám đốc chi nhánh Đức Phát Hồ Chí Minh
0974344345