Gia vị được ví như linh hồn của mỗi món ăn, không chỉ tạo nên hương thơm đặc trưng mà còn mang lại hương vị kích thích tất cả các giác quan. Từ hơn 2000 năm TCN, gia vị đã dần len lỏi vào đời sống và trở thành một phần không thể thiếu trong ẩm thực. Đặc biệt, gia vị từ thực vật là một trong những loại gia vị vô cùng đa dạng, chứa đựng nhiều lợi ích tuyệt vời. Vậy gia vị có nguồn gốc thực vật là gì? Hãy cùng chúng tôi khám phá và tìm hiểu về sức hấp dẫn kỳ diệu mà chúng mang lại trong bài viết dưới đây nhé!
Tóm tắt nội dung chính
Gia vị có nguồn gốc thực vật là gì?
Gia vị có nguồn gốc thực vật là những nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên được sử dụng để tăng thêm hương vị, màu sắc và giá trị dinh dưỡng cho món ăn, đa dạng các loại khác nhau như: dạng lá, quả, hạt,… Với các hương vị chua, cay khác nhau ngoài vị mặn, ngọt của các loại gia vị thông thường, chúng được kết hợp theo từng món tùy khẩu vị và nguyên liệu bạn dùng.
Ngoài ra, dùng gia vị đúng cách còn có thể điều hòa theo nguyên lý tương sinh và âm dương, mang lại lợi ích sức khỏe đặc biệt. Việc kết hợp gia vị hợp lý không chỉ làm bữa ăn trở nên hấp dẫn mà còn tăng cường giá trị dinh dưỡng, giúp cơ thể hấp thu dưỡng chất tốt hơn.
Các loại gia vị thông thường
Trong căn bếp nhỏ của mỗi gia đình, nhắc đến gia vị là sẽ nhớ ngay đến những loại gia vị thông dụng như: muối, đường, mì chính, hạt nêm, nước mắm và nước tương. Đây là bí quyết làm tăng thêm hương vị mặn, ngọt cho món ăn trở nên đậm đà hơn. Bữa ăn của bạn sẽ trở nên kém hấp dẫn nếu thiếu đi gia vị, vậy nên hãy tận dụng chúng như chìa khóa cho một món ăn ngon.
Bên cạnh các loại gia vị thông thường đó, gia vị có nguồn gốc từ thực vật cũng đóng vai trò quan trọng, tạo điểm nhấn đặc biệt cho món ăn. Chúng được sử dụng trong một vài món nhất định và chứa đựng những lợi ích không ngờ về sức khỏe.
Các loại gia vị có nguồn gốc thực vật
Tất cả các loại gia vị có nguồn gốc thực vật bao gồm các loại lá, quả, hạt, củ và thảo mộc,… mang đến sự đa dạng phong phú và đều có tác dụng tốt cho sức khỏe khi tận dụng và chế biến đúng cách. Chúng làm giàu hương vị, đồng thời cung cấp các thành phần dinh dưỡng cần thiết trong bữa ăn hàng ngày.
Gia vị dạng lá
Đầu tiên và phổ biến nhất trong loại gia vị này là các loại lá như hành lá, bạc hà, rau răm, rau húng quế, cần tây, kinh giới, rau mùi, thì là, tía tô, hương thảo, mùi tàu, đinh lăng, và ngổ…
Mỗi loại lá này đều có hình dáng và hương vị đặc trưng riêng biệt, không thể thay thế cho nhau. Và đa số gia vị có nguồn gốc các loại lá giúp bữa ăn gia đình ngon đậm đà hơn kèm theo những công dụng tốt cho sức khỏe.
Ví dụ :
- Rau mùi có lá mềm, mọc thẳng từ gốc lên, hình ống, rỗng ruột, màu xanh, chia thùy rộng ở phần gốc thân cây, vị cay và hương thơm như vỏ quýt.
- Rau răm lại có thân mọc bò ở gốc, lá nhọn ở chóp, với bề mặt có nhiều đường gân song song, vị hơi cay, nồng và mùi hắc.
- Đinh lăng có thân nhẵn, lá mọc so le, kép lông chim, lá chét có răng cưa nhọn, vị nhạt, hơi đắng.
- Lá tía tô mọc đối, mép lá có răng cưa, mặt dưới hoặc cả hai mặt có màu tía, nâu hoặc xanh lục có lông nhám, vị cay, tính ấm, thường được dùng để ăn cùng cháo, có tác dụng giải cảm.
Gia vị dạng quả
Các gia vị có nguồn gốc thực vật, đặc biệt là dạng quả như chanh, quất, ớt, sấu, me, khế chua, dứa, chuối xanh, quả dọc,… cũng đóng vai trò quan trọng không kém. Những loại gia vị này thường bổ sung vị chua, cay cho món ăn ngoài vị mặn, ngọt của các gia vị thông thường.
Cách sử dụng gia vị dạng quả rất phong phú và linh hoạt. Chẳng hạn, để tạo vị chua cho nước rau muống luộc, có người ưa dùng chanh, trong khi người khác lại chọn sấu, có người thì thích dùng me, trong khi người khác lại chọn dứa. Việc lựa chọn gia vị dạng quả phù hợp không chỉ phụ thuộc vào khẩu vị cá nhân mà còn phụ thuộc vào sự phối hợp hài hòa với các nguyên liệu khác trong món ăn.
Gia vị dạng hạt, bột
Gia vị dạng hạt, bột ở Việt Nam chủ yếu gồm có hạt tiêu, hạt ngò, và hạt dổi. Tuy nhiên, khi nhắc đến Ấn Độ – một quốc gia nổi tiếng về gia vị, chúng ta không thể không kể đến một số loại gia vị dạng hạt phổ biến sau:
- Bạch đậu khấu: Loại hạt này có mùi thơm và vị ngọt dịu, thường xuất hiện trong các món tráng miệng.
- Hạt thì là: Với màu nâu xám và hương thơm nồng, hạt thì là mang đến một vị “ấm”, “cay nhẹ” và “mang hương của đất”.
- Hạt rau mùi: Có hương thơm cam quýt giống như lá rau mùi. Khi ăn, cần rang khô hạt cho đến khi chúng chuyển sang màu vàng nâu.
- Hạt nhục đậu khấu (mace): Hạt nhục đậu khấu là phần nhân phơi hay sấy khô của cây nhục đậu khấu. Phần bỏ bên ngoài của hạt khi tươi sẽ có màu đỏ sẫm. Sau khi sấy khô, mace chuyển sang màu vàng và có hương vị dễ chịu, ấm áp.
- Hạt mù tạt: Có màu đen, vàng hoặc nâu, hạt mù tạt có vị cay, giúp giảm vị tanh cho các món ăn.
- Hạt cỏ cà ri: Hình dáng giống hạt kê, màu vàng, với mùi hương rất thơm.
Gia vị dạng củ
Gia vị dạng củ khác với dạng quả ở chỗ chúng không mọc từ hoa mà là do cấu trúc thực vật biến đổi và phình to để lưu trữ chất dinh dưỡng. Những gia vị dạng củ phổ biến bao gồm tỏi, hành tây, hành củ, gừng, nghệ, củ kiệu, và củ riềng. Đây đều là những loại gia vị quen thuộc trong các bữa ăn của người Việt.
- Tỏi có vị hăng cay, có thể ăn sống hoặc phi thơm với dầu ăn trước khi chế biến món ăn.
- Hành tây, với mùi hăng nồng, khi nấu chín sẽ mất đi vị cay và trở nên ngọt ngào.
- Gừng, loại củ màu vàng với vị cay và được gọt bớt vỏ trước khi sử dụng.
- Nghệ có màu vàng hoặc đỏ, mùi mù tạt, vị hơi cay nóng và đắng, dùng cả trong ẩm thực lẫn trong y học và dược mỹ phẩm.
Gia vị dạng nước
Một số loại hoa quả có thể cung cấp nước cốt giúp tăng thêm hương vị cho món ăn. Trong đó, phổ biến nhất là nước cốt dừa, nước dừa và đường thốt nốt. Điều quan trọng cần lưu ý là nước cốt dừa và nước dừa là hai khái niệm khác nhau.
Nước cốt dừa được chế biến từ cơm dừa nạo nhuyễn và xay mịn, tạo ra một loại nước màu trắng, thơm, ngọt và có độ sánh mịn, hơi béo ngậy. Trong khi đó, nước dừa là phần nước tự nhiên chứa bên trong quả dừa. Nước dừa có màu trong suốt hoặc hơi trắng đục, mang hương thơm và vị ngọt thanh mát để giải khát hoặc làm nguyên liệu cho các món ăn và thức uống.
Hiểu rõ sự khác biệt giữa hai loại nước cốt này sẽ giúp bạn sử dụng đúng cách, tạo nên những món ăn ngon và hấp dẫn hơn.
Gia vị thảo mộc
Gia vị thảo mộc là những loại gia vị xuất phát từ vỏ, rễ, quả mọng, hạt hoặc bộ phận của các loại cây thảo mộc có thể điểm qua một số loại phổ biến bao gồm quế, cam thảo, đinh hương, và hương thảo.
- Đinh hương có hình dáng giống chiếc đinh và thường được xay hoặc nghiền thành bột. Đinh hương có mùi thơm nồng, vị cay ngọt và hơi tê, nhưng cần lưu ý không kết hợp đinh hương với nghệ vì chúng “kị” nhau.
- Quế có nguồn gốc từ vỏ khô của thân cây quế và mang hương thơm nhẹ nhàng cùng vị cay the. Quế có thể được dùng trong chế biến cả món ăn lẫn đồ uống, làm tăng thêm hương vị đặc trưng cho các món ăn.
- Cam thảo là loại thảo mộc có vị ngọt và mùi thơm nhẹ, dùng trong y học cổ truyền và nấu ăn để tăng cường hương vị cũng như mang lại lợi ích sức khỏe.
- Hương thảo, thuộc họ cây bạc hà, có vị hơi đắng và mùi thơm giống lá thông trộn với vỏ chanh vàng. Đây là một hương thơm đặc biệt, dễ gây ấn tượng mạnh với những ai từng ngửi hoặc thấy trong các món ăn.
Gia vị có tốt cho sức khỏe không? Lợi ích của việc sử dụng gia vị có nguồn gốc thực vật
Gia vị hoàn toàn có thể mang lại những tác dụng tốt cho sức khỏe nếu được tận dụng một cách hợp lý. Chúng cung cấp dưỡng chất cho cơ thể, giúp món ăn đậm đà hơn và cũng giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh. Việc sử dụng gia vị đúng cách có thể cải thiện trải nghiệm ẩm thực và hỗ trợ sức khỏe toàn diện.
Lợi ích của việc sử dụng gia vị có nguồn gốc thực vật:
- Tăng cường hương vị cho món ăn: Gia vị có nguồn gốc thực vật giúp món ăn trở nên thơm ngon, hấp dẫn hơn.
- Cung cấp dưỡng chất cho cơ thể: Gia vị có nguồn gốc thực vật cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất và các hợp chất có lợi cho sức khỏe.
- Giúp tiêu hóa tốt hơn: Một số loại gia vị có nguồn gốc thực vật như gừng, ớt giúp kích thích tiêu hóa, tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa.
- Tăng cường hệ miễn dịch: Các loại gia vị có nguồn gốc thực vật như tỏi, nghệ giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại các bệnh tật.
Các món ăn chế biến cùng gia vị có nguồn gốc thực vật
Ở Việt Nam, có một số món ăn kết hợp cùng gia vị được coi là “signature” cho những tín đồ ẩm thực. Dưới đây là danh sách các món ăn, thức uống được kết hợp với gia vị có nguồn gốc thực vật hoặc dùng gia vị từ thực vật trong quá trình chế biến, mà hầu như người Việt nào cũng quen thuộc và đã từng nếm thử:
- Trứng vịt lộn: Ăn kèm rau răm để tăng hương vị đậm đà.
- Bún ngan: Kết hợp với rau húng chó để tạo sự thanh mát.
- Bún đậu mắm tôm: Thêm rau kinh giới để tăng cường hương vị đặc trưng.
- Thịt xào: Chế biến với sả ớt để tạo nên món ăn thơm ngon, hấp dẫn.
- Canh bí: Thêm hành lá và rau mùi để tăng độ tươi ngon.
- Phở: Sử dụng quế, hồi, hành củ, hành lá và rau mùi để tạo nên nước dùng đậm đà, thơm phức.
- Thịt bò xào: Kết hợp với hành tây và cần tây để tăng hương vị.
- Canh cá chua: Nấu cùng dứa để tạo hương vị chua ngọt hài hòa.
- Trà đào cam sả quế: Thức uống giải khát thơm ngon và tốt cho sức khỏe.
- Trà gừng: Tốt cho sức khỏe, đặc biệt trong những ngày lạnh.
- Nước chấm: Sử dụng chanh, quất, tỏi, ớt, tiêu để tạo nên hương vị đậm đà, hấp dẫn.
Xem thêm: 2 Cách pha trà gừng đơn giản và sử dụng sao cho hợp lý
Bên cạnh những món ăn truyền thống, bạn có thể khám phá vô số công thức chế biến phong phú khác sử dụng gia vị có nguồn gốc thực vật, mang đến sự mới mẻ cho bữa ăn gia đình. Việc lựa chọn gia vị thích hợp cho món ăn phản ánh sự khéo léo, tinh tế, nhạy bén của một người đầu bếp. Qua bài viết trên, Đức Phát, đơn vị chuyên cung cấp máy đóng gói gia vị, hy vọng bạn đã có những lời giải đáp riêng cho mình. Chúc bạn sẽ có những bữa ăn thơm ngon, bổ dưỡng bên gia đình, bạn bè!
Nguyễn Đức Ngọc
Giám đốc điều hành
0919476666
Huỳnh Tuấn Lâm
Chuyên gia về giải pháp hệ thống
0931284444
Dương Vũ Vương
Giám đốc chi nhánh Đức Phát Hồ Chí Minh
0974344345