Hiện nay trên thị trường đang tràn lan những chiếc khẩu trang lọc bụi không rõ nguồn gốc, chất lượng kém. Vậy bạn hãy thử tự tay làm cho mình những chiếc khẩu trang chống bụi tốt nhất và giá rẻ hơn xem? Các bạn sẽ yên tâm hơn khi sử dụng đấy. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách may khẩu trang đẹp cực đơn giản tại nhà và đồng thời hướng dẫn cách sử dụng, bảo quản đúng cách nhé.
Tham khảo các bài viết
Tóm tắt nội dung chính
Cách may khẩu trang tại nhà
Để thực hiện cách may khẩu trang chống nắng đơn giản, trước hết các bạn cần chuẩn bị những nguyên vật liệu cần có để may như sau:
Bước 1: Vật dụng cần có
Chuẩn bị những nguyên vật liệu như sau:
– Vải cotton chất liệu bông sợi mỏng, mềm, thấm hút tốt. Nên chọn các hoa văn phù hợp với từng đối tượng sử dụng. Ví dụ như: vải có họa tiết hoạt hình dành cho các bé nhỏ (khẩu trang minion), vải in hoa lá dành cho phụ nữ, vải in kẻ caro dành cho nam giới,…Thật ra bạn cũng có thể tận dụng những vật dụng có sẵn trong nhà như may từ vải vụn.
– Một miếng vải mỏng màu trắng tính chất mềm mịn, thấm hút mồ hôi làm lót tốt.
– Kim, chỉ, và 2 đoạn dây thun loại tròn sợi nhỏ để làm quai đeo.
– Mẫu giấy: In mẫu lên trên
Bước 2: Cắt các mảnh vải để làm khẩu trang.
Gấp vải làm đôi, mặt phải hướng vào trong. Ghim mảnh giấy mẫu 1 vào lớp vải đôi (mặt in hướng lên trên) và dùng phấn hoặc bút đánh dấu dọc theo mép của mảnh giấy. Cắt ra trên các dòng được đánh dấu. Kẹp khoảng 3 mm (⅛in) vào khoảng cho phép của đường may ở các điểm đánh dấu nhỏ. Sử dụng mảnh mẫu 2 để cắt lớp lót và bộ lọc. Cắt các cạnh trên và dưới của các mảnh cho bộ lọc mỗi phần 1 cm (⅜in) để chúng vừa khít hơn với mặt.
Bước 3: Khâu đường may ở giữa
Loại bỏ các mảnh giấy mẫu nhưng để lại các mảnh vải lại với nhau. Khâu các mảnh lại với nhau dọc theo đường may cong ở giữa cách mép 1 cm (⅜in). Sau đó cắt các khoản của đường may thành 5 mm ( 3 ⁄ 16 in). Các khoản phụ cũng có thể được cắt bớt theo đường khâu dọc theo đường cong.
Quan trọng: Không cắt vào đường may. Khâu các đường nối trên lớp lót và đường may ở giữa trên bộ lọc tương tự.
Bước 4: Khâu đường may ở giữa.
Khâu vào mỗi bên của đường may ở giữa trên tất cả các mảnh (khẩu trang bên ngoài, lớp lót và bộ lọc) cách nhau 2 mm (một khoảng nhỏ (⅛in) bên cạnh các mép của đường may mở được ép. Điều này sẽ làm cho đường may nằm phẳng.
Bước 5: Hoàn thiện các cạnh bên của lớp lót.
Làm gọn các phần thừa ở các cạnh ngắn của lớp lót bằng đường khâu ngoằn ngoèo hẹp hoặc đường khâu vắt sổ. Sau đó nhấn các khoản phụ cấp rộng 1 cm (⅜in) vào bên trong và khâu.
Bước 6: Gấp đôi khẩu trang
Đặt lớp lót lên mặt nạ với mặt phải, ví dụ như mặt vải ‘tốt’ hướng vào trong. Ghim các cạnh trên và dưới của khẩu trang và lớp lót lại với nhau (khớp với các đường may ở giữa). Khâu các mép này lại với nhau cách mép 1cm. Lộn mặt phải của khẩu trang ra ngoài (mặt vải ‘tốt’ hiện hướng ra ngoài) và ấn phẳng các cạnh trên và dưới. Đồng thời nhấn vào phần đường may chưa được may ở cuối cả hai mép. Khâu rộng 7mm (¼”) dọc theo mép trên (chiều rộng của chân vịt của máy) từ mép này sang mép kia.
Bước 7: May các mép của khẩu trang
Nhấn các khoản dìa các mép bên của khẩu trang rộng 1,5 cm (⅝in) vào bên trong (các phần cắt nhỏ cho biết chiều rộng) và khâu các mép 1 cm (⅜in) bên cạnh các mép.
Bước 8: Chèn
Cắt dây thun thành hai mảnh bằng nhau. Sử dụng chốt an toàn làm vật lót để chèn dây thun qua vỏ bên. Chồng các đầu của dây thun lên cho vừa vặn và sử dụng ghim an toàn để cố định mỗi đầu. Sau đó, dây thun có thể được tháo ra trước khi giặt mặt nạ.
Bước 9: Chèn dây đeo.
Cắt một đoạn dây dài khoảng 16 cm (6½ inch). Uốn cong hai đầu dây và luồn vào vỏ ở mép trên (khoảng cách giữa mép trên và đường khâu). Ấn dây vào mặt khi đeo khẩu trang. Điều này sẽ đảm bảo sự phù hợp tối ưu. Chèn lớp lọc giữa lớp bên ngoài và lớp lót bên trong từ bên cạnh. Dây thun, dây và bộ lọc có thể được tháo ra trước khi giặt khẩu trang.
Công đoạn không thể bỏ qua là đóng gói khẩu trang vừa hoàn thiện một cách cẩn thận, tỉ mỉ
Nên đeo khẩu trang màu gì?
Tại sao lại cần lưu ý đến màu sắc?
Tạm bỏ qua vấn đề về khả năng lọc bụi (bài viết này sẽ không đề cập đến vấn đề này). Theo các bác sĩ da liễu thì đa số các màu sắc áo chống nắng, bịt mặt ta lựa chọn đều là màu sáng cho đẹp và “không bắt nắng”. Tuy nhiên thực tế thì các nhóm màu đó sẽ bắt nắng nhiều hơn. Khẩu trang màu đen, nâu, xám đậm mới là lựa chọn màu sắc không bắt nắng hợp lý nhất.
Vậy kiểu dáng thì sao ?
Không chỉ chọn màu mà còn phải quan tâm đến kiểu dáng. Rất nhiều người đã thực hiện đúng chỉ dẫn của bác sĩ – đeo khẩu trang màu tối nhưng sau đó vẫn quay lại phòng khám vì mặt bị nám, sạm đen. Sau khi kiểm tra, bác sĩ mới phát hiện bệnh nhân dùng khẩu trang phòng sạch có hình dáng chưa đúng. Phần lớn khẩu trang đa năng trên thị trường hiện nay đều có kiểu thiết kế không che được hết phần sống mũi và dưới mắt. Do đó, phần bị hở ra ngoài nắng, dĩ nhiên là có vấn đề gây nên tình trạng sạm màu, bắt nắng gây bỏng rát cho da.
Vì vậy hãy chọn loại khẩu trang kín mặt có kiểu dáng ôm sát phần mũi. Hiện nay có các loại khẩu trang tốt là khẩu trang n95, khẩu trang 3m, khẩu trang n99, khẩu trang 3d, khẩu trang y tế 4 lớp,…
Khẩu trang y tế giá bao nhiêu?
Những chiếc khẩu trang y tế giá rẻ được bán trên vỉa hè với mức giá chỉ từ 15 – 25 ngàn/hộp 50 chiếc với nhãn mác ghi xuất xứ từ Malaysia, Hàn Quốc hay thậm chí là Việt Nam. Mức giá quá hấp dẫn thu hút nhiều người mua. Vì khẩu trang y tế 3 lớp là loại chỉ dùng một lần nên giá càng rẻ thì càng mang lại lợi ích kinh tế. Tuy nhiên, những chiếc bịt mặt giá rẻ này lại tiềm ẩn nguy cơ với sức khỏe.
Mức giá hợp lý là 40 nghìn đồng cho 1 hộp 50 cái. Bạn có thể tìm mua tại bất kì hiệu thuốc nào cũng đều bình ổn tại mức giá đó.
>> Xem ngay máy sản xuất khẩu trang y tế mà Đức Phát cung cấp
Khẩu trang y tế dùng được mấy lần?
Nếu bạn thường xuyên đi lại và hay đến chỗ đông người thì nên sử dụng khẩu trang y tế. Mục đích là nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe cho bản thân, nhất là trong tình hình virus corona lây lan ngày càng nhanh như hiện nay. Loại này tuy nhìn đơn giản, mỏng nhưng đã được diệt khuẩn kỹ càng. Bạn dễ dàng có thể tìm mua chúng tại nhiều nhà thuốc.
Những loại chuyên dụng bạn chỉ nên xài chúng một lần hoặc một ngày. Không nên cảm thấy tiếc mà mang đi giặt lại. Bởi vì khi mang đi giặt thì cấu tạo màng lọc của khẩu trang lọc khí bị xô lệch không còn như trước nữa.
Miếng bịt mặt dùng trong y tế thường được làm từ nguyên liệu vải không dệt. Loại chất liệu này rất mỏng và sẽ dễ dàng bị tưa khi chúng ta tác động lực hay kéo giãn. Bạn hãy thử lấy 1 chiếc và xé toác ra. Kết quả là bạn sẽ thấy được 2 mảnh với những lớp lông vải tưa ra. Vì vậy, khi bạn giặt những chiếc mặt nạ phòng độc này, dù là bằng máy hay bằng tay thì cũng sẽ khiến cho lớp vải bị toạc và không còn khít đều như ban đầu nữa. Điều này làm giảm khả năng chống vi khuẩn, virus và bụi bẩn rất nhiều.
Đeo khẩu trang y tế như thế nào?
- Các chuyên gia khuyên người sử dụng 1 lần rồi cho vào thùng rác an toàn, có nắp đậy và không tái sử dụng.
- Khi đeo, phải để mặt xanh hoặc mặt đen ra bên ngoài vì nó có tính chống nước. Các giọt nước bọt lớn bắn vào sẽ không thấm vào trong. Mặt màu trắng có tính hút ẩm quay vào trong để hơi thở thoát ra thấm vào lớp lót.
- Đeo sao cho đảm bảo phải che kín cả mũi lẫn miệng. Thanh chắn trên mũi phải bóp kín vào mũi để không bị tụt xuống hở mũi.
- Khi đeo không được sờ tay vào mặt ngoài. Vì như vậy sẽ vô tình làm cho bàn tay lây nhiễm virus và các tác nhân gây bệnh khác. Sau đó truyền bệnh cho chính người đang sử dụng và cả những người xung quanh.
- Khi tháo, chỉ được cầm vào dây đeo qua tai, tháo ra cho vào thùng rác một cách an toàn. Bạn tuyệt đối không dùng tay cầm vào để tháo ra. Vì như vậy rất dễ bị lây nhiễm virus và các tác nhân gây bệnh khác cho bàn tay.
Nguyễn Đức Ngọc
Giám đốc điều hành
0919476666
Huỳnh Tuấn Lâm
Chuyên gia về giải pháp hệ thống
0931284444
Dương Vũ Vương
Giám đốc chi nhánh Đức Phát Hồ Chí Minh
0974344345