Trà Kombucha – thức uống lên men đang tạo nên cơn sốt với hương vị độc đáo, mang những lợi ích sức khỏe tuyệt vời. Hiện nay, thị trường xuất hiện nhiều thương hiệu sản xuất trà Kombucha đóng chai và lon, đáp ứng nhu cầu tiện lợi, an toàn của người tiêu dùng. Bạn là “tín đồ” của trà Kombucha? Vị chua thanh, sảng khoái của trà đã chinh phục bạn? Vậy hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu dây chuyền sản xuất trà kombucha công nghiệp diễn ra như thế nào và cần những máy móc thiết bị gì nhé!
Tóm tắt nội dung chính
Trà Kombucha là gì?
Trà Kombucha là một loại trà lên men có nguồn gốc từ Trung Quốc, được làm từ trà đen hoặc trà xanh kết hợp với đường và một loại vi khuẩn và nấm men đặc biệt gọi là SCOBY (Symbiotic Culture of Bacteria and Yeast). Quá trình lên men thường kéo dài từ 7 đến 14 ngày, trong đó vi khuẩn và nấm men chuyển hóa đường thành axit, enzyme và khí CO2, tạo ra hương vị đặc trưng và có gas nhẹ.
Xuất hiện từ hàng ngàn năm trước, Kombucha được mệnh danh là “trà bất tử” với hương vị chua ngọt, sủi bọt nhẹ và tiềm năng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như: cải thiện hệ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch, chống oxy hóa, giải độc gan, hỗ trợ giảm cân,…
Xem thêm: Cách Làm Trà Kombucha Đơn Giản, Dễ Làm Cho Người Mới Bắt Đầu
Dây chuyền sản xuất trà Kombucha công nghiệp
Khi sản xuất trà Kombucha ở quy mô công nghiệp sẽ có nhiều thách thức cần giải quyết. Dây chuyền sản xuất bao gồm nhiều giai đoạn phức tạp, yêu cầu nghiêm ngặt về công nghệ và thiết bị. Điều này đòi hỏi các nhà sản xuất phải hiểu rõ bản chất và các yếu tố của quá trình lên men để đảm bảo sản phẩm an toàn và chất lượng khi đưa ra thị trường. Ngoài ra, việc bảo quản và thời hạn sử dụng của sản phẩm cũng là một yếu tố quan trọng cần được đặc biệt chú trọng.
Sơ đồ các bước trong quy trình sản xuất trà Kombucha
Dưới đây là sơ đồ tổng quát các bước trong quy trình sản xuất trà Kombucha:
Máy móc và các bước chi tiết trong quy trình
Bước 1: Lựa chọn nguyên liệu trà
Quá trình bắt đầu với việc chọn lựa nguyên liệu trà, một bước quyết định đến chất lượng sản phẩm cuối cùng. Các loại trà phổ biến như trà xanh, trà ô long và trà đen thường được sử dụng. Trà đen thường tạo ra con men khỏe mạnh nhất, trong khi trà ô long và trà xanh thường tạo ra con men mỏng hơn. Hương vị của từng loại trà sẽ khác nhau, và việc phối trộn các loại trà có thể tạo ra hương vị độc đáo cho thương hiệu. Các loại trà được chọn phải đảm bảo không chứa chất bảo quản và tạp chất, đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng cao.
Xem thêm: Uống trà có tác dụng gì? Lợi ích của trà với sức khỏe con người
Bước 2: Gia nhiệt nước – trích ly
Trong bước này, trà khô được ngâm trong nước nóng để trích ly các chất hòa tan. Nhiệt độ nước trích ly phải phù hợp để đạt hiệu suất tối ưu mà vẫn giữ được chất lượng và cảm quan tốt nhất cho trà. Thông thường, tỷ lệ trích ly sẽ từ 5g đến 10g trà trên mỗi lít nước, và thời gian trích ly dao động từ 5 đến 10 phút. Quá trình này cũng giúp tiêu diệt các vi sinh vật có thể gây hại.
Bước 3: Lọc
Sau khi trích ly, dịch trà cần được lọc để tách bã trà. Mục đích là làm cho dịch trà trong, không bị vẩn đục, từ đó tăng giá trị thẩm mỹ của sản phẩm và thuận tiện cho quá trình lên men sau này. Các thiết bị lọc có thể là lồng đựng hoặc túi vải, và việc chọn thiết bị phù hợp sẽ tùy thuộc vào quy mô sản xuất.
Bước 4: Làm lạnh nhanh
Quá trình này nhằm giảm nhanh nhiệt độ của dịch trà xuống khoảng 8 – 10°C, giúp hạn chế sự xâm nhập của vi sinh vật và giữ được hương vị đặc trưng của trà. Hạ nhiệt đột ngột là một quy trình quan trọng để đảm bảo trà có thể được bảo quản lâu dài.
Bước 5: Nấu siro
Đường được nấu thành siro với nồng độ 60 – 70%. Quá trình nấu siro gồm ba giai đoạn: hòa tan đường trong nước, đun sôi dung dịch nước đường, và chuyển hóa đường thành siro. Trong quá trình này, đường được bồn trộn gia nhiệt có cánh khuấy đun sôi để tiêu diệt vi sinh vật, đồng thời giúp biến saccharose thành glucose và fructose, và giảm độ nhớt của dung dịch đường. Sau khi nấu, siro cần được lọc và làm lạnh nhanh để không bị sẫm màu và giữ được chất lượng.
Bước 6: Lọc – làm nguội siro
Mục tiêu của quá trình này là loại bỏ hoàn toàn các tạp chất cơ học như rác và đất cát lẫn vào đường trong suốt quá trình vận chuyển và bảo quản. Để giảm độ nhớt, cần tiến hành lọc khi đường ở trạng thái nóng. Sau khi lọc, cần làm lạnh nhanh chóng để ngăn chặn siro bị sẫm màu, đồng thời đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Yêu cầu thành phẩm siro:
- Màu sắc trong suốt, không màu hoặc có màu vàng nhạt.
- Có mùi đặc trưng của siro, không có mùi vị lạ.
- Brix: 60 – 70%.
Bước 7: Phối trộn
Dịch siro sau khi làm lạnh sẽ được phối trộn bằng máy trộn siro với dịch trà để tạo thành dung dịch đồng nhất. Nhiệt độ của dịch trà sau khi phối trộn cần được điều chỉnh về mức 28–32°C để chuẩn bị cho quá trình lên men. Quá trình phối trộn cần đảm bảo tỷ lệ hợp lý để đạt được hương vị mong muốn và độ ngọt phù hợp.
Bước 8: Chỉnh pH
Để tránh nhiễm vi sinh vật lạ và nấm mốc, pH của dịch trà cần được điều chỉnh về mức ≤ 4,2. Khoảng pH này là điều kiện bất lợi cho sự phát triển của đa số vi sinh vật và nấm mốc, giúp bảo vệ quá trình lên men diễn ra một cách an toàn và hiệu quả.
Bước 9: Lên men
Nấm Kombucha cần được rửa sạch bằng nước lạnh để loại bỏ tạp chất trước khi thả vào dịch trà. Tỷ lệ nấm Kombucha so với dịch trà thường dao động từ 2 – 10%. Quá trình lên men diễn ra trong điều kiện hiếu khí, ở nhiệt độ 28 – 32°C, kéo dài từ 3 đến 7 ngày, tùy thuộc vào tỷ lệ nấm Kombucha và điều kiện lên men. Việc kết thúc lên men sẽ dựa trên các thông số pH và Brix cuối, thường là pH 2,3 – 2,5 và Bx 10 – 10,4 để đạt được mùi vị hài hòa.
Bước 10: Vớt nấm Kombucha
Sau khi quá trình lên men hoàn tất, nấm Kombucha được vớt ra để thu lấy dịch lên men. Nấm Kombucha này có thể tái sử dụng cho các quá trình lên men khác. Thao tác vớt nấm phải đảm bảo điều kiện vệ sinh nghiêm ngặt để tránh nhiễm vi sinh vật từ bên ngoài.
Bước 11: Lọc dịch lên men
Dịch lên men cần được lọc để loại bỏ cặn và xác vi sinh vật, giúp sản phẩm trong và không vẩn đục. Quá trình lọc phải đảm bảo giữ nguyên mùi vị và màu sắc đặc trưng của sản phẩm.
Bước 12: Phối hương
Để tăng giá trị cảm quan và đa dạng hóa sản phẩm, các loại hương như chanh, đào, ổi, việt quất có thể được thêm vào. Nhà sản xuất sẽ tùy chỉnh các loại hương vị phù hợp với mục đích và thị trường tiêu thụ để tạo hương vị như mong muốn.
Bước 13: Chiết lon
Sản phẩm sau khi phối hương sẽ được máy chiết rót vào lon, chai và viền mí. Kombucha đựng trong lon thường có hạn sử dụng lâu, bảo quản ở nhiệt độ phòng. Các nhà sản xuất ưu tiên sử dụng bao bì đóng lon vì giá thành và khả năng vận chuyển tốt.
Xem thêm: MÁY CẤP LON
Bước 14: Thanh trùng – tiệt trùng
Quá trình này nhằm tiêu diệt nấm men, vi khuẩn, và ngăn chặn hoàn toàn quá trình lên men, đồng thời kéo dài thời gian bảo quản sản phẩm. Chế độ thanh trùng sẽ tùy thuộc vào bao bì mà sản xuất chọn (nhựa, thủy tinh hoặc kim loại) và lựa việc lựa chọn công nghệ xử lý thanh trùng hay tiệt trùng (rót nóng, hấp tiệt trùng hoặc UHT).
Bạn có thể quan tâm: Cơ Sở Sản Xuất Trà Cần Những Giấy Phép Gì?
Trà Kombucha không chỉ là một thức uống giải khát độc đáo với hương vị chua ngọt, thanh mát mà còn chứa đựng tiềm năng kinh doanh to lớn. Việc nắm vững quy trình sản xuất kết hợp với trang bị đầy đủ máy móc và thiết bị hiện đại sẽ là nền tảng vững chắc giúp bạn bước vào và chinh phục thị trường đầy triển vọng này. Trên đây là những thông tin chia sẻ của Đức Phát về dây chuyền sản xuất trà Kombucha trong công nghiệp. Nếu có nhu cầu đặt mua các loại máy cần thiết để sản xuất hãy liên hệ trực tiếp tới hotline: 0919476666 để được tư vấn và báo giá.
Nguyễn Đức Ngọc
Giám đốc điều hành
0919476666
Huỳnh Tuấn Lâm
Chuyên gia về giải pháp hệ thống
0931284444
Dương Vũ Vương
Giám đốc chi nhánh Đức Phát Hồ Chí Minh
0974344345