Cơ Sở Sản Xuất Trà Cần Những Giấy Phép Gì?

Trà là một thứ đồ uống phổ biến trên toàn thế giới cũng như tại Việt Nam. Ban đầu, trà chỉ có một loại duy nhất là trà truyền thống. Qua thời gian, nền công nghiệp trà phát triển và có thêm trà túi lọc, trà hòa tan và trà đóng chai. Dù sản xuất, kinh doanh loại trà nào thì doanh nghiệp cũng phải tuân thủ những quy định của pháp luật. Nếu bạn chưa biết những quy định thì hãy đọc bài viết này để hiểu cơ sở sản xuất trà cần những giấy phép gì

Cơ sở sản xuất là gì? Cơ sở kinh doanh là gì?

Cơ sở sản xuất là gì? Cơ sở kinh doanh là gì?

Trước hết cần phân biệt rõ sự khác nhau giữa cơ sở sản xuất và cơ sở kinh doanh.

  • Cơ sở sản xuất là đơn vị thực hiện toàn bộ quy trình tạo ra sản phẩm. Đó là trồng trọt, chăn nuôi, thu hoạch nguyên liệu, sơ chế, chế biến nguyên liệu, đóng gói, vận chuyển sản phẩm tới cơ sở kinh doanh.
  • Cơ sở kinh doanh là đơn vị bán, phân phối sản phẩm tới người sử dụng, tiêu thụ sản phẩm. Cơ sở kinh doanh không tham gia vào quá trình tạo thành sản phẩm mà chỉ lưu trữ, bảo quản sản phẩm để bán. 

Về tính pháp lý, cơ sở sản xuất, kinh doanh có thể là doanh nghiệp, hộ gia đình, hợp tác xã hoặc tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Xem thêm: Máy đóng gói trà chanh hot “rần rần” mỗi mùa cuối năm

Những giấy cơ sở sản xuất kinh doanh trà phải có

Giấy phép kinh doanh trà là những tài liệu, giấy tờ cần thiết. Nó giúp cơ quan nhà nước biết cơ sở đủ điều kiện hoạt động. Bên cạnh đó, hoạt động quản lý của cơ quan nhà nước sẽ dễ dàng hơn. Giấy phép kinh doanh trà còn giúp tăng thêm độ uy tín cho cơ sở sản xuất. Người tiêu dùng sẽ tiếp cận nhiều hơn nếu cơ sở có đầy đủ giấy phép kinh doanh trà.

Những giấy phép kinh doanh trà mà cơ sở sản xuất cần phải có bao gồm:

  • Giấy chứng nhận đăng ký Doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký Hợp tác xã hoặc Giấy chứng nhận đăng ký Hộ kinh doanh
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm thực phẩm và bản tự công bố sản phẩm 

1. Giấy chứng nhận đăng ký Doanh nghiệp (GCNDKDN) hoặc Giấy chứng nhận đăng ký Hợp tác xã (GCNDKHTX) hoặc Giấy chứng nhận đăng ký Hộ kinh doanh (GCNDKHKD)

Theo nguyên tắc, hoạt động sản xuất, kinh doanh tác động đến rất nhiều người. Đặc biệt với thực phẩm, nó còn tác động trực tiếp đến sức khỏe của người sử dụng. Vì vậy các cơ sở cần có giấy phép cơ sở sản xuất kinh doanh trà để chứng minh tư cách của mình.

Giấy chứng nhận đăng ký Doanh nghiệp (GCNDKDN) hoặc Giấy chứng nhận đăng ký Hợp tác xã (GCNDKHTX) hoặc Giấy chứng nhận đăng ký Hộ kinh doanh (GCNDKHKD)

 

Tùy theo tư cách pháp lý là doanh nghiệp, hợp tác xã hay hộ kinh doanh, hồ sơ và thủ tục cấp Giấy chứng nhận sẽ khác nhau. Cơ quan cấp Giấy chứng nhận cũng khác nhau. 

Đăng ký Doanh nghiệp

Để đăng ký doanh nghiệp, bạn phải chọn loại hình doanh nghiệp muốn thành lập. Các loại hình doanh nghiệp hiện nay bao gồm:

  • Doanh nghiệp tư nhân
  • Công ty hợp danh
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
  • Công ty cổ phần
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được quy định từ Điều 19 đến Điều 22 Luật Doanh nghiệp 2020. Trong đó, doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp lý. Vì vậy, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp chỉ cần Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp và Bản sao giấy tờ pháp lý của chủ doanh nghiệp tư nhân.

Thủ tục đăng ký doanh nghiệp

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, bạn có thể nộp hồ sơ tới Cơ quan đăng ký kinh doanh. Theo Luật Doanh nghiệp 2020, có ba cách để thực hiện đăng ký doanh nghiệp:

  • Đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh
  • Đăng ký doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính
  • Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử

Tuy nhiên thực tế hiện nay, thủ tục đăng ký doanh nghiệp tại Hà Nội và Hồ Chí Minh bắt buộc phải thực hiện qua mạng điện tử. Rất nhiều địa phương khác cũng tiến hành thủ tục đăng ký qua mạng điện tử để giảm tải thời gian cho doanh nghiệp.

Cơ quan đăng ký kinh doanh (CQDKKD) sau khi tiếp nhận hồ sơ sẽ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ trong thời hạn 03 ngày làm việc. 

  • Trường hợp hồ sơ hợp lệ, CQDKKD sẽ cấp GCNDKDN cho doanh nghiệp.
  • Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, CQDKKD gửi thông báo bằng văn bản các nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
  • Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp, CQDKKD phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Đăng ký hợp tác xã

Để đăng ký hợp tác xã, bạn cần lưu ý hồ sơ và thủ tục thành lập hợp tác xã.

Hồ sơ đăng ký hợp tác xã 

Để thành lập hợp tác xã, bạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký thành lập hợp tác xã 
  • Bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân của người có thẩm quyền đăng ký
  • Hợp đồng cung cấp dịch vụ hoặc văn bản ủy quyền; bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân của người được ủy quyền (trong trường hợp ủy quyền)
  • Điều lệ
  • Phương án sản xuất, kinh doanh
  • Danh sách thành viên hợp tác xã
  • Danh sách hội đồng quản trị (HDQT), Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Ban kiểm soát hoặc Kiểm soát viên
  • Nghị quyết Hội nghị thành lập
Thủ tục đăng ký hợp tác xã

Người có thẩm quyền đăng ký nộp hồ sơ tại Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi Hợp tác xã đặt trụ sở chính hoặc nộp trực tuyến. 

Sau khi tiếp nhận hồ sơ, thời gian xem xét hồ sơ là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ. 

  • Trường hợp hồ sơ hợp lệ: Hợp tác xã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã
  • Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện: Phòng Tài chính – Kế hoạch phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung.

Đăng ký hộ kinh doanh

Để thành lập hộ kinh doanh, bạn cần biết hồ sơ và thủ tục đăng ký hộ kinh doanh.

Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh

Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh bao gồm những giấy tờ sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh
  • Giấy tờ pháp lý của chủ hộ kinh doanh hoặc thành viên hộ gia đình
  • Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh 
  • Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên
Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh

Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh được thực hiện như sau:

  • Người thành lập hộ kinh doanh nộp hồ sơ tại Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở
  • Sau khi nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ xem xét hồ sơ trong thời hạn 03 ngày làm việc 
  • Nếu hồ sơ hợp lệ, Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh được cấp cho hộ kinh doanh. Nếu hồ sơ không hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo và nêu rõ lý do, các yêu cầu sửa đổi, bổ sung.

2. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Với mọi sản phẩm là thực phẩm, cơ sở đều cần giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm. Giấy phép kinh doanh trà bắt buộc phải có sau GCNDKDN, GCNDKHTX, GCNDKHKD là Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. 

Xem thêm: Máy Đóng Gói Trà Ảnh Hưởng Như Thế Nào Đến Doanh Nghiệp Sản Xuất Trà?

Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Điều kiện chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Điều 4 Văn bản hợp nhất số 08/VBHN-BYT Nghị định Quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ Y tế. Điều kiện để được chứng nhận cơ sở sản xuất đủ điều kiện an toàn thực phẩm bao gồm:

  • Quy trình sản xuất thực phẩm bố trí theo nguyên tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm cuối cùng
  • Tường, trần, nền nhà khu vực sản xuất, kinh doanh, kho sản phẩm không thấm nước, rạn nứt, ẩm mốc
  • Trang thiết bị, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm dễ làm vệ sinh, không thôi nhiễm chất độc hại, không gây ô nhiễm đối với thực phẩm
  • Có ủng hoặc giày, dép để sử dụng riêng trong khu vực sản xuất thực phẩm
  • Bảo đảm không có côn trùng và động vật gây hại xâm nhập vào khu vực sản xuất và kho chứa thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm; không sử dụng hóa chất diệt chuột, côn trùng và động vật gây hại trong khu vực sản xuất và kho chứa thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm;
  • Người trực tiếp sản xuất phải được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và được chủ cơ sở xác nhận và không bị mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp khi đang sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận

Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận theo mẫu
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc GCNDKDN
  • Danh sách người sản xuất thực phẩm đã được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm có xác nhận của chủ cơ sở

Thủ tục cấp Giấy chứng nhận

Thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được thực hiện như sau: 

  • Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ qua dịch vụ công trực tuyến hoặc đường bưu điện
  • Cơ quan tiếp nhận hồ sơ xem xét hồ sơ. Trường hợp hồ sơ hợp lý, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thành lập đoàn thẩm định và lập Biên bản thẩm định trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho cơ sở trong thời hạn 05 ngày làm việc. Nếu quá 30 ngày kể từ khi nhận thông báo, cơ sở không bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu thì hồ sơ không còn giá trị. 
  • Nếu kết quả thẩm định đạt yêu cầu, cơ sở được cấp Giấy chứng nhận trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả thẩm định.

3. Phiếu kết quả kiểm nghiệm thực phẩm và bản tự công bố sản phẩm

Phiếu kết quả kiểm nghiệm thực phẩm và bản tự công bố sản phẩm

Thủ tục và cũng là giấy phép kinh doanh trà cuối cùng cơ sở sản xuất cần có là bản tự công bố thực phẩm. Tuy nhiên, để có giấy phép, bên cạnh bản tự công bố sản phẩm, cơ sở sản xuất cần có phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm đạt chuẩn ISO 17025. 

Tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân và nộp 01 bản đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. 

Sau khi tự công bố sản phẩm, tổ chức, cá nhân mới được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm. Ngoài ra, cơ sở chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó.

Như vậy, Đức Phát đã chỉ ra các hồ sơ, thủ tục để xin giấy phép kinh doanh trà. Việc không thực hiện đúng có thể bị phạt vi phạm hành chính.  Vì vậy bạn nên có đầy đủ giấy phép kinh doanh cũng như giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm. Bạn có thể tự thực hiện các thủ tục hoặc sử dụng dịch vụ của các công ty, văn phòng luật. Máy đóng gói trà của Đức Phát cũng luôn là một người đồng hành được tin cậy cho rất nhiều các cơ sở sản xuất khác, hãy ghé qua chúng tôi để tham khảo. Chúc các bạn thành công!

Nguyễn Đức Ngọc
Giám đốc điều hành

0919476666

Huỳnh Tuấn Lâm - chuyên gia Đức Phát

Huỳnh Tuấn Lâm
Chuyên gia về giải pháp hệ thống

0931284444

Dương Vũ Vương
Giám đốc chi nhánh Đức Phát Hồ Chí Minh

0974344345