Quy Trình Sản Xuất Bột Ngũ Cốc Sạch, Chất Lượng Cao

Bột ngũ cốc, bột dinh dưỡng là một loại thực phẩm có chứa nhiều dưỡng chất, vitamin, có lợi cho sức khỏe. Chúng thích hợp sử dụng cho hầu hết mọi lứa tuổi và đối tượng. Ngay cả người già yếu, bệnh nhân, trẻ nhỏ, thanh niên, người lớn đều có thể sử dụng. Do đó, quy trình sản xuất bột ngũ cốc cũng cần đảm bảo an toàn, vệ sinh để có thể đáp ứng được với đối tượng sử dụng rộng rãi. 

Tại bài viết dưới đây, bạn hãy cùng Đức Phát tìm hiểu rõ hơn về quy trình sản xuất bột ngũ cốc thực hiện như thế nào nhé!

Quy trình sản xuất bột ngũ cốc đạt chuẩn

Hiện nay, quy trình sản xuất bột ngũ cốc công nghiệp đạt chuẩn được thực hiện như sau:

Quy trình sản xuất bột ngũ cốc
Quy trình sản xuất bột ngũ cốc, bột dinh dưỡng đạt chuẩn

Hãy cùng xem chi tiết các bước sản xuất bột ngũ cốc dưới đây nhé!

Chuẩn bị nguyên liệu

Bột ngũ cốc, bột dinh dưỡng thường có thành phần từ nhiều loại hạt khác nhau giúp bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho người sử dụng. Các loại nguyên liệu được sử dụng cho bột ngũ cốc rất đa dạng, phổ biến nhất có thể kể đến: Lúa mạch, gạo lứt, hạt chia, hạnh nhân, hạt điều, óc chó, macca, hạt dẻ, các loại đậu,… Tùy theo mục đích, công dụng, đơn vị sản xuất sẽ lựa chọn loại nguyên liệu và công thức, tỷ lệ phối trộn riêng. 

Chuẩn bị nguyên liệu
Chuẩn bị các loại hạt làm bột ngũ cốc

Trong quy trình sản xuất bột ngũ cốc, công đoạn đầu tiên là chuẩn bị nguyên liệu. Các loại hạt, nguyên liệu thô sẽ được thu hoạch. Sau đó, nhân công có thể sử dụng máy kết hợp thủ công để phân loại, kiểm tra chất lượng của nguyên liệu. Đa phần các loại máy sàng rung sẽ giúp phân loại hạt theo kích thước, trọng lượng, giúp chọn ra những hạt to, đạt yêu cầu về trọng lượng, loại bớt những hạt lép, nhỏ. Còn nhân công sẽ kiểm tra và loại bỏ những hạt bị hư hỏng, có mùi vị lạ. 

Sơ chế nguyên liệu

Tại công đoạn này, hạt ngũ cốc sẽ được rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn. Việc rửa hạt có thể sử dụng các loại máy rửa dược liệu công nghiệp, kết hợp với máy sàng rung và máy thổi khô để đảm bảo đẩy nhanh tiến độ, tiết kiệm thời gian cho việc phân loại, làm sạch nguyên liệu. 

Sơ chế nguyên liệu
Sơ chế phân loại, rửa và thổi khô hạt

Một số loại hạt ngũ cốc nguyên cám sẽ được nghiền bằng con lăn kim loại hoặc xát để loại bỏ lớp vỏ cám bên ngoài. Bên cạnh đó, một vài loại hạt trước khi được nấu chín cũng sẽ được ngâm để hạt nở và loại bớt các độc tố còn tích trong áo vỏ. Thời gian ngâm dao động từ 6 – 8 giờ tùy từng loại hạt.

Sau khi rửa sạch và thổi khô, hạt ngũ cốc sẽ được nấu chín, rang chín bằng nồi áp suất. Cuối cùng, hạt sẽ được trộn cùng với các loại vitamin, hương liệu, muối, sau đó hạt được sấy khô và làm nguội. 

Tại bước sơ chế này, các loại hạt có thể được sơ chế theo các phương pháp khác nhau tùy theo tính chất, đặc tính của mỗi loại hạt. 

Sấy 

Sau khi nấu, rang chín và làm nguội, hạt cần được sấy để giảm độ ẩm xuống mức thích hợp rồi mới nghiền thành bột. Việc sấy hạt cần sử dụng máy sấy công nghiệp để đảm bảo nhiệt độ sấy đạt mức thích hợp và ổn định trong thời gian sấy. 

Ngũ cốc được sấy bằng thiết bị sấy trục hoặc hầm sấy. Nhiệt độ thích hợp cho công đoạn sấy là 75 – 80 độ C. Sau khi sấy, ngũ cốc sẽ hình thành từng mảng mỏng, nhỏ, độ ẩm đạt 5%. 

Xem thêm: Bột ngũ cốc đóng gói có tốt không? Các loại bột ngũ cốc đóng gói được ưa chuộng

Nghiền

Một công đoạn không thể thiếu trong quy trình làm ra bột ngũ cốc là bước nghiền mịn ngũ cốc. Công đoạn này giúp cán vỡ, đưa hạt ngũ cốc trở thành dạng bột mịn như sản phẩm chúng ta thường thấy, giúp người sử dụng dễ dàng pha chế với nước hoặc chế biến cùng cháo, súp, sữa chua và các món ăn khác. 

Nghiền bột ngũ cốc
Nghiền bột ngũ cốc

Việc nghiền mịn ngũ cốc thường sử dụng các loại máy nghiền bột ngũ cốc, máy nghiền mịn  chuyên dùng cho bột khô. Muốn điều chỉnh độ mịn của bột, đơn vị sản xuất có thể lựa chọn loại máy nghiền và thời gian nghiền thích hợp. Tuy nhiên thông thường bột ngũ cốc được nghiền mịn ở mức tương đối để dễ dàng sử dụng. Nếu nghiền quá nhỏ mịn, bụi bột dễ bay trong không khí, gây ảnh hưởng tới quá trình đóng gói và sử dụng.

Phối trộn

Sau khi nghiền, bột ngũ cốc sẽ được phối trộn với một số nguyên liệu như các chất vi dinh dưỡng, bột sữa để tăng độ đồng đều cho sản phẩm, tạo hương vị và màu sắc đúng với tiêu chuẩn. Như vậy, các bước tạo thành sản phẩm bột ngũ cốc đã được hoàn thiện.

Đóng gói bột ngũ cốc

Bột ngũ cốc thành phẩm sẽ được đóng gói vào bao bì dạng túi, gói hoặc lọ, hộp. Để bảo quản tốt nhất hương vị, bột ngũ cốc nên được đóng gói vào các gói nhựa tráng nhôm. Nó giúp sản phẩm không bị ảnh hưởng bởi nước, độ ẩm hay nhiệt độ bên ngoài. Định lượng của mỗi gói phù hợp với một lần sử dụng. Các gói nhỏ có thể được đóng vào hộp giấy hoặc đóng túi lớn. Với phương pháp đóng gói này, bột ngũ cốc sẽ được bảo quản kín, chỉ tiếp xúc với môi trường bên ngoài khi sử dụng và không làm ảnh hưởng tới các gói bột ngũ cốc còn lại. 

Bột ngũ cốc đóng gói dạng túi
Bột ngũ cốc đóng gói dạng túi

Nếu bột ngũ cốc được đóng gói vào lọ, hộp, túi zipper, khi sử dụng bạn cần lưu ý đóng thật kín, tránh để sản phẩm tiếp xúc quá lâu và tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Bột ngũ cốc có thể bị giảm hương vị, vón cục do gặp độ ẩm cao, làm ảnh hưởng tới chất lượng của sản phẩm. Vì vậy, quá trình này cần được thực hiện bằng các loại máy đóng gói chuyên nghiệp.

Bạn có thể tham khảo thêm một số loại hình đóng gói bột ngũ cốc phổ biến nhất hiện nay.

Bột ngũ cốc dạng hộp

Bột ngũ cốc dạng hộp
Bột ngũ cốc dạng hộp

Bột ngũ cốc được đóng vào túi lớn và đóng vào hộp giấy carton. Ưu điểm của kiểu hình đóng gói này là đem lại thẩm mỹ cho sản phẩm, dễ dàng làm quà tặng,…

Xem thêm: Hiệu quả của máy đóng gói bột ngũ cốc trong bảo quản thực phẩm

Bột ngũ cốc đóng chai, lọ nhựa

Bột ngũ cốc dạng chai, lọ nhựa
Bột ngũ cốc dạng chai, lọ nhựa

Bột ngũ cốc được đóng trong chai, lọ nhựa cũng rất phổ biến, dễ lấy, dễ sử dụng nên được nhiều người ưa chuộng.

Bột ngũ cốc đóng túi zipper

Bột ngũ cốc đóng gói túi zipper
Bột ngũ cốc đóng gói túi zipper

Túi zipper là một loại hình đóng gói tiết kiệm và vẫn đẹp mắt cho sản phẩm. Không chỉ bột ngũ cốc, rất nhiều loại thực phẩm khác như ngũ cốc nguyên hạt, granola, hoa quả sấy, bánh kẹo,… đều được nhiều đơn vị sản xuất đóng gói trong túi zipper.

Quá trình đóng gói bột cần được thực hiện bằng máy đóng gói bột ngũ cốc nếu đóng gói vào túi, gói. Nếu đóng gói bột ngũ cốc vào lọ, hộp, bạn cần có máy chiết bột và máy dán màng seal nhôm.

Kết luận

Bột ngũ cốc là một trong những sản phẩm có quy trình sản xuất tương đối đơn giản, không quá phức tạp. Dù vậy, để tạo ra bột dinh dưỡng, các công đoạn đều phải cẩn thận, tỉ mỉ. Các máy móc, công nghệ cũng được ứng dụng để rút ngắn thời gian, tối ưu quy trình, nâng cao chất lượng. Trên đây là mô tả chi tiết về các bước quy trình sản xuất bột ngũ cốc. Đức Phát hy vọng bạn có thể dựa theo bài viết này xây dựng dây chuyền sản xuất bột ngũ cốc thật hiệu quả.

Nguyễn Đức Ngọc
Giám đốc điều hành

0919476666

Huỳnh Tuấn Lâm - chuyên gia Đức Phát

Huỳnh Tuấn Lâm
Chuyên gia về giải pháp hệ thống

0931284444

Dương Vũ Vương
Giám đốc chi nhánh Đức Phát Hồ Chí Minh

0974344345