Khám phá quy trình sản xuất thức ăn cho tôm – bí quyết đột phá năng suất nuôi trồng

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm, chất lượng thức ăn đóng vai trò quyết định đến sự phát triển và năng suất của doanh nghiệp. Thức ăn không chỉ cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, mà còn giúp nâng cao sức khỏe và sức đề kháng của tôm, từ đó mang lại lợi nhuận cao cho người nuôi. Nhưng làm thế nào để sản xuất ra loại thức ăn cho tôm đạt chuẩn? Trong bài viết này Đức Phát sẽ cùng bạn khám phá toàn bộ quy trình sản xuất thức ăn cho tôm, từ khâu chọn lựa nguyên liệu, cho đến khi thức ăn đến tay người nuôi.

Quy trình sản xuất thức ăn cho tôm
Quy trình sản xuất thức ăn cho tôm

Tầm quan trọng của thức ăn trong nuôi tôm

Thức ăn được xem là nguồn dinh dưỡng chủ yếu giúp tôm phát triển nhanh chóng, khỏe mạnh và có khả năng chống chọi với bệnh tật. Chất lượng thức ăn không chỉ ảnh hưởng đến tỷ lệ sống, mà còn quyết định thời gian nuôi, trọng lượng và kích cỡ tôm thu hoạch.

  • Công dụng của thức ăn chuyên dụng: Thức ăn cho tôm không chỉ là nguồn năng lượng mà còn chứa các chất dinh dưỡng như protein, vitamin và khoáng chất giúp tăng trưởng và nâng cao sức đề kháng.
  • Ảnh hưởng của thức ăn đối với năng suất: Nếu sử dụng thức ăn không đạt tiêu chuẩn, tôm dễ mắc bệnh và năng suất sẽ giảm. Ngược lại, thức ăn đạt chuẩn sẽ giúp người nuôi rút ngắn thời gian thu hoạch và tăng trọng lượng tôm.
  • Các loại thức ăn phổ biến: Thức ăn cho tôm hiện nay gồm hai loại chính: viên nén và thức ăn sinh học. Thức ăn dạng viên nén thường chứa nhiều dưỡng chất cần thiết, còn thức ăn sinh học là lựa chọn an toàn và thân thiện với môi trường.

Xem thêm: Tại sao chó cần thức ăn riêng? Quy trình sản xuất thức ăn cho chó

Nguyên liệu sản xuất thức ăn cho tôm

Một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định đến chất lượng thức ăn là nguồn nguyên liệu đầu vào. Các nguyên liệu thường được sử dụng bao gồm:

  • Chất đạm: Được lấy từ cá, bột đậu nành, hoặc các sản phẩm thủy sản khác. Đây là nguồn protein cần thiết cho sự phát triển của tôm.
  • Chất béo: Thường được bổ sung qua dầu cá hoặc dầu thực vật, giúp tôm có đủ năng lượng và duy trì sự phát triển.
  • Vitamin và khoáng chất: Các thành phần này giúp tăng sức đề kháng cho tôm, giúp chúng chống lại các loại bệnh tật.
  • Phụ gia: Các chất kết dính và bảo quản giúp duy trì độ bền của thức ăn và kéo dài thời gian bảo quản.

Quy trình sản xuất thức ăn cho tôm chi tiết

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

Trong quy trình sản xuất thức ăn cho tôm, việc lựa chọn nguyên liệu được xem là yếu tố nền tảng quyết định chất lượng của sản phẩm. Nguyên liệu phải đảm bảo sạch, an toàn và có hàm lượng dinh dưỡng cao. Thông thường, các nguyên liệu phổ biến bao gồm:

  • Bột đạm từ cá (chiếm khoảng 25-40% thành phần): Bột cá được chọn từ các loại cá nhỏ hoặc cá phế phẩm từ ngành chế biến thủy sản. Đây là nguồn cung cấp protein chính cho thức ăn tôm.
Nguyên liệu sản xuất thức ăn cho tôm
Nguyên liệu sản xuất thức ăn cho tôm
  • Bột đậu nành (chiếm khoảng 20-30% thành phần): Đây là một nguồn đạm thực vật phổ biến, có khả năng thay thế một phần đạm từ động vật.
  • Chất béo: Thường sử dụng dầu cá hoặc dầu thực vật để bổ sung năng lượng.
  • Vitamin và khoáng chất: Thường bổ sung dưới dạng premix, bao gồm các vitamin như A, D, E, K và các khoáng chất như canxi, photpho, magie.

Bước 2: Nghiền nguyên liệu

Nguyên liệu được chuyển sang công đoạn nghiền để đạt được kích thước mịn cần thiết giúp tối ưu hóa việc hấp thụ dinh dưỡng của tôm. Độ mịn của nguyên liệu tùy thuộc vào loại tôm và giai đoạn phát triển của chúng. 

Ở bước này, cần lưu ý là nếu nguyên liệu có nguồn gốc từ biển (chứa hàm lượng chất béo cao) phải được xay cùng với ngũ cốc và bánh dầu. Bạn có thể sử dụng máy nghiền thực phẩm để rút ngắn thời gian và tiết kiệm công sức trong bước này.

Máy nghiền siêu mịn
Máy nghiền siêu mịn

Các loại máy nghiền chuyên dụng

Xem thêm: Khám phá quy trình nghiền dược liệu chuẩn công nghiệp

Bước 3: Sàng lọc vật liệu

Nguyên liệu thô sau khi được xử lý nghiền cần phải sàng để loại bỏ các vật liệu không mong muốn. Các thành phần này được truyền qua kích thước lưới tiêu chuẩn và sàng tới kích thước mong muốn.

Bước 4: Trộn vật liệu

Sau khi đã sàng lọc kỹ lưỡng, bước tiếp theo là trộn các nguyên liệu theo một công thức cụ thể. Điều này giúp các thành phần hòa quyện và đồng nhất với nhau, tạo thành một hỗn hợp hoàn chỉnh. Trong quá trình trộn, có thể bổ sung thêm các chất lỏng như nước, dầu cá hoặc lecithin để hỗ trợ việc liên kết và hòa trộn tốt hơn.

Bên cạnh đó, các chất kết dính và phụ gia cũng đóng vai trò quan trọng để tạo ra hỗn hợp đồng nhất. Đồng thời, việc bổ sung vitamin và khoáng chất vào giai đoạn này cũng cần thiết để đảm bảo dinh dưỡng.

Máy trộn cánh quạt đơn trục
Máy trộn cánh quạt đơn trục

Thời gian trộn cần thiết để hoàn thành quá trình này thường kéo dài từ 20 đến 30 phút, giúp tất cả nguyên liệu kết hợp một cách hoàn hảo. Khi hỗn hợp đã đạt được độ đồng nhất cần thiết và các nguyên liệu đã được kết hợp với liều lượng chính xác, chỉ cần ép viên là sản phẩm đã sẵn sàng để sử dụng

Các loại máy trộn chuyên dụng: 

Bước 5: Ép viên

Sau khi nguyên liệu được trộn đều, quá trình ép viên sẽ định hình thức ăn thành các viên nhỏ có kích thước phù hợp với tôm. Viên thức ăn cho tôm thường có đường kính từ 1.5mm đến 3mm, tùy thuộc vào kích thước và loài tôm nuôi.

Máy ép cám viên
Máy ép cám viên

Nguyên liệu cần cho vào máy ép cám viên, nhiệt độ có thể tăng lên khoảng 80-100°C, giúp tiêu diệt các vi khuẩn có hại và nâng cao tính ổn định của thức ăn. Tỷ lệ nén của viên thức ăn cũng phải được điều chỉnh để đảm bảo thức ăn không tan quá nhanh khi thả vào nước.

Xem thêm: Top 5 loại máy ép cám viên phổ biến trên thị trường

Bước 6: Sấy khô và làm nguội

Để bảo quản thức ăn cho tôm, ngăn ngừa sự phát triển của nấm mốc, chúng cần được sấy khô, giữ độ ẩm dưới mức 12%. Bạn có thể sử dụng tủ sấy hoặc hầm sấy để sấy các viên thức ăn, sau đó dùng thiết bị làm nguội để đảm bảo hình dạng và độ cứng của viên.

Thiết bị làm nguội
Thiết bị làm nguội

Bước 7: Đóng gói và bảo quản

Bước cuối cùng trong quy trình, thức ăn được đóng gói cẩn thận để bảo quản lâu dài. Thức ăn thường được đóng gói trong các túi giấy khổ cao được bọc bằng polythene để đóng gói thức ăn, giúp tránh làm hư hỏng chất lượng thức ăn trong quá trình vận chuyển và hấp thụ độ ẩm khi cất giữ. Máy đóng gói tự động được sử dụng để đóng bao thức ăn một cách nhanh chóng và chính xác, giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm. 

Máy đóng gói thức ăn cho tôm
Máy đóng gói thức ăn cho tôm

Ngoài ra, thức ăn phải được lưu trữ trong kho trong điều kiện khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ trung bình dưới 30°C và độ ẩm dưới 70%. Các bao thức ăn nên được đặt trên các kệ gỗ, không đặt dưới sàn hay để chạm vào tường vì rất sẽ dẫn đến sự phát triển của nấm mốc.

Bạn cũng nên tránh đặt ở những nơi có nắng mặt trời trực tiếp vì chúng sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng vitamin và chất béo của thức ăn. Đặc biệt, không nên lưu trữ thức ăn quá 3 tháng sau khi sản xuất.

Những lưu ý khi sản xuất thức ăn thủy hải sản

Đảm bảo quy trình sản xuất đúng kỹ thuật: Tuân thủ các bước từ lựa chọn nguyên liệu, nghiền, trộn, ép viên đến sấy khô và đóng gói. Sự chính xác trong từng giai đoạn giúp đảm bảo thức ăn đạt tiêu chuẩn dinh dưỡng và an toàn.

Lựa chọn nguyên liệu có nguồn gốc rõ ràng: Nguyên liệu cần phải được kiểm tra kỹ lưỡng về hàm lượng dinh dưỡng và các yếu tố an toàn trước khi đưa vào sản xuất. Điều này giúp đảm bảo sức khỏe của thủy hải sản và tránh các rủi ro về an toàn thực phẩm.

Lưu ý trong qua quá trình sản xuất thức ăn cho tôm
Lưu ý trong qua quá trình sản xuất thức ăn cho tôm

Tuân thủ quy định về chất cấm: Không sử dụng các chất cấm trong sản xuất thức ăn chăn nuôi thủy hải sản. Việc này không chỉ đảm bảo an toàn cho sản phẩm mà còn tránh vi phạm pháp luật và bảo vệ sức khỏe của vật nuôi và môi trường.

Xây dựng công thức phối chế thức ăn phù hợp: Công thức phối chế phải được thiết kế dựa trên nhu cầu dinh dưỡng cụ thể của từng loài và giai đoạn phát triển của chúng. Điều này đảm bảo thức ăn cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết và hỗ trợ sự phát triển tối ưu của thủy hải sản.

Ghi chép và theo dõi toàn bộ quy trình sản xuất: Hồ sơ sản xuất giúp theo dõi và kiểm soát chất lượng, phát hiện sớm các vấn đề, và cung cấp thông tin cần thiết cho việc đánh giá và cải tiến quy trình sản xuất.

Xem thêm: Khám phá quy trình sản xuất thức ăn cho mèo chuẩn nhất

Kết luận

Quy trình sản xuất thức ăn cho tôm không chỉ đòi hỏi công nghệ tiên tiến mà còn phải tuân thủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về chất lượng và an toàn. Đầu tư vào thức ăn chất lượng cao sẽ giúp người nuôi tôm nâng cao hiệu quả kinh doanh, giảm thiểu rủi ro và tối ưu hóa năng suất. Nếu bạn đang hoạt động trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, việc chọn lựa chọn và sử dụng các loại máy móc trong sản xuất có vai trò rất quan trọng trọng việc nâng cao hiệu suất và chất lượng sản phẩm. Nếu bạn có nhu cầu hay bất cứ thắc mắc gì về các loại máy móc của Đức Phát, hãy liên hệ 0919476666 để được tư vấn cụ thể.

Nguyễn Đức Ngọc
Giám đốc điều hành

0919476666

Huỳnh Tuấn Lâm - chuyên gia Đức Phát

Huỳnh Tuấn Lâm
Chuyên gia về giải pháp hệ thống

0931284444

Dương Vũ Vương
Giám đốc chi nhánh Đức Phát Hồ Chí Minh

0974344345