Để phát triển bền vững trong hoạt động sản xuất và kinh doanh sữa chua, điều đầu tiên là phải tuân thủ đầy đủ các quy định và sở hữu các giấy phép cần thiết. Chúng không chỉ giúp bạn tránh được những rủi ro pháp lý mà còn tạo dựng được niềm tin với khách hàng về chất lượng sản phẩm. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng bạn đã chuẩn bị kỹ lưỡng các giấy tờ cần thiết trước khi bắt đầu hoạt động sản xuất và kinh doanh.
Dưới đây là danh sách các loại giấy phép cần thiết cùng thông tin về cơ quan cấp phép:
Tóm tắt nội dung chính
1. Giấy phép đăng ký kinh doanh
Đây là giấy phép cơ bản mà bạn cần có để bắt đầu hoạt động kinh doanh. Bạn phải đăng ký kinh doanh và nhận giấy phép từ cơ quan quản lý xác nhận doanh nghiệp của bạn được phép hoạt động hợp pháp trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh sữa chua.
Cơ quan cấp phép: Cục Quản lý Đăng ký Kinh doanh hoặc Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh.
2. Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP)
Ngoài việc đăng ký giấy phép kinh doanh, bạn cần đảm bảo sản phẩm tuân thủ quy định luật an toàn thực phẩm. Sản phẩm lưu hành được công nhận hợp pháp mang lại sự tin tưởng đến người tiêu dùng và đối tác kinh doanh. Bên cạnh đó khẳng định chất lượng sản phẩm, tạo uy tín cho thương hiệu phát triển bền vững. Để đảm bảo sản phẩm sữa chua của bạn an toàn và hợp vệ sinh, bạn cần làm giấy phép ATTP theo các quy định hiện hành sau:
- Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2011
- Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của chính phủ; quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn thực phẩm
- Nếu cơ sở sản xuất sữa chua làm giấy phép an toàn thực phẩm không đúng theo quy định có thể bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 115/2018/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.
Cơ quan cấp phép: Bộ Y tế hoặc Cơ quan quản lý ATTP.
Hồ sơ cần thiết:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép an toàn thực phẩm (theo mẫu quy định)
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc GIấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có ngành nghề sản xuất sữa chua (có xác nhận của cơ sở)
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền
- Danh sách người sản xuất thực phẩm, kinh doanh sản xuất sữa chua đã được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm có xác nhận của chủ cơ sở
- Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp
Bạn có thể quan tâm: Quy trình sản xuất sữa chua
3. Hợp đồng gia công (nếu áp dụng)
Nếu bạn chọn một đơn vị khác gia công sữa chua, bạn cần có hợp đồng gia công sao y công chứng. Hợp đồng gia công sao y công chứng là công cụ thiết yếu để tạo sự an tâm và hợp tác hiệu quả khi có sự tham gia của một đơn vị khác vào quá trình sản xuất kinh doanh sữa chua.
4. Công bố mẫu sản phẩm sữa chua
Công bố sản phẩm sữa chua đúng quy định sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và chi phí, đồng thời đảm bảo sản phẩm của bạn đạt chuẩn chất lượng. Và để tự công bố mẫu sản phẩm sữa chua, bạn sẽ cần chuẩn bị mẫu sản phẩm để công bố ra thị trường.
Trên đây chính là những loại giấy phép cần thiết mà các cơ sở sản xuất kinh doanh sữa chua cần phải có. Các loại giấy phép trên đều có thời hạn nhất định, do đó, các cơ sở chú ý cần phải thực hiện thủ tục gia hạn giấy phép khi hết hạn. Chúng tôi hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn cũng như hiểu rõ hơn về các quy định khi kinh doanh sản xuất sữa chua!
Nguyễn Đức Ngọc
Giám đốc điều hành
0919476666
Huỳnh Tuấn Lâm
Chuyên gia về giải pháp hệ thống
0931284444
Dương Vũ Vương
Giám đốc chi nhánh Đức Phát Hồ Chí Minh
0974344345