Top Các Cách Làm Sữa Chua Tại Nhà Đơn Giản Mà Hiệu Quả

Sữa chua là một món ăn đã được khoa học chứng minh rằng rất tốt cho sức khỏe. Được lên men từ sữa, sữa chua có mùi thơm và hương vị rất đặc trưng. Cả người lớn và trẻ em đều được khuyến khích ăn sữa chua hàng ngày. Nhưng nhiều người không thích quy trình sản xuất sữa chua công nghiệp vì lo ngại có hương liệu và các chất bảo quản, làm mất đi chất lượng tự nhiên của sữa chua. Vì vậy, họ tìm công thức làm sữa chua tại nhà. Sau đây, để Đức Phát bày cho bạn top các cách làm sữa chua tại nhà đơn giản, tiết kiệm nhé!

Lợi ích mà sữa chua mang lại

loi-ich-ma-sua-chua-mang-lai

Sữa chua là sản phẩm từ sữa có sự tham gia của vi khuẩn Lactobacillus bulgaricus và Streptococcus thermophilus. Vi khuẩn sẽ biến lactose trong sữa thành axit lactic, làm sữa đặc lại. Dưới đây là một số tác dụng mà sữa chua đem lại cho con người:

Cung cấp chất dinh dưỡng

Có thể bạn không biết, nhưng chỉ với 1 cốc sữa chua nhỏ, nó cũng chứa hầu hết các chất dinh dưỡng mà cơ thể cần. Một cốc sữa chua chứa đến 49% nhu cầu canxi mà cơ thể cần nạp hàng ngày. Ngoài ra, sữa chua cung cấp 38% lượng phốt pho, 12% lượng magie và 18% lượng kali mà cơ thể cần nạp một ngày.

Sữa chua chứa nhiều vitamin B, đặc biệt là vitamin B12 và riboflavin. Đây là những chất giúp cơ thể chống lại bệnh tim mạch và các dị tật bẩm sinh ống thần kinh khác.

Một chất dinh dưỡng khác vốn không có trong sữa chua là vitamin D. Nhưng trong quá trình sản xuất, vitamin D thường được cho vào sữa chua để tăng hệ miễn dịch, giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh như tim mạch và trầm cảm.

Giàu protein

Protein, hay còn gọi là đạm, là một chất cực kỳ cần thiết cho cơ bắp và sức khỏe. Nếu bạn muốn tăng cân hoặc giảm cân, bạn không thể không biết đến calo và protein. 200g sữa chua có thể cung cấp 12g protein. Đặc biệt, sữa chua Hy Lạp là một loại sữa chua đặc biệt có thể cung cấp tới 22g protein. 

Có lợi cho hệ tiêu hóa

Một số loại sữa chua có chứa các vi khuẩn sống hoặc men vi sinh có lợi cho sức khỏe. Những vi khuẩn hoặc men vi sinh này có tác dụng giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích và một số rối loạn tiêu hóa phổ biến. Bifidobacteria có trong sữa chua cải thiện các triệu chứng đầy hơi, ngăn ngừa tình trạng tiêu chảy hoặc táo bón.

Tăng cường hệ miễn dịch

Sữa chua, đặc biệt là những loại có chứa probiotics sẽ giúp tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch cho cơ thể. Cụ thể, probiotics là một chất có khả năng chống viêm, có thể ngăn ngừa việc nhiễm virus dẫn đến rối loạn đường ruột.

Bên cạnh probiotics, sự có mặt của magie, selen, kẽm cũng là những khoáng chất vi lượng có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch. Vitamin D có trong sữa chua còn có khả năng ngăn ngừa cảm cúm, cảm lạnh.

Đẩy mạnh sức khỏe xương khớp

Sữa chua có chứa canxi, protein, kali, phốt pho và vài trường hợp chứa vitamin D. Đây đều là những chất có tác dụng ngăn ngừa loãng xương. Một số nghiên cứu đã cho thấy việc ăn các loại thực phẩm từ sữa hàng ngày như sữa chua có thể giúp xương chắc khỏe.

Sữa chua có lợi cho hệ tim mạch

Một số nghiên cứu cho thấy việc hấp thụ chất béo bão hòa có trong sữa chua có thể làm tăng nồng độ cholesterol có lợi (HDL cholesterol). Sữa chua còn làm giảm tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch. Tăng huyết áp – một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tim – cũng được ổn định khi ăn sữa chua.

Sữa chua có lợi trong việc kiểm soát cân nặng

Sữa chua có hàm lượng protein cao. Nó giúp tăng các hormone peptide YY và GLP-1 là những hormone giảm cảm giác thèm ăn. Ngoài ra, sữa chua có hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng hàm lượng calo khá thấp. Vì vậy, ăn sữa chua cùng với một chế độ dinh dưỡng, luyện tập lành mạnh có thể làm giảm trọng lượng cơ thể, tỷ lệ mỡ cơ thể và vòng eo. 

Xem thêm: 2 cách làm thạch rau câu tươi mát cho ngày hè 

Có nên làm sữa chua tại nhà không?

co-nen-lam-sua-chua-tai-nha-khong

Có thể thấy sữa chua đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của chúng ta. Hiện nay, cũng có rất nhiều hãng lớn sản xuất và kinh doanh sữa chua trên thị trường. Nhưng lý do nào khiến nhiều người lựa chọn tự làm sữa chua tại nhà. Làm sữa chua tại nhà đem lại những lợi ích nào?

Đương nhiên, sữa chua công nghiệp và sữa chua tự làm đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng.

Ưu, nhược điểm của sữa chua công nghiệp

Với sữa chua công nghiệp, bạn không tốn công chế biến mà có thể mua và sử dụng ngay. Sữa chua công nghiệp hiện nay cũng có nhiều loại sản phẩm đa dạng. Từ sữa chua không đường, sữa chua ít đường, sữa chua các vị trái cây, sữa chua bổ sung lợi khuẩn probiotics, … Rất nhiều loại sữa chua đã được tạo ra để phục vụ cho mọi đối tượng từ trẻ em, người lớn, người già và người mắc các bệnh tiêu hóa, tiểu đường, tim mạch, …

Tuy nhiên, sữa chua công nghiệp thường chứa các chất ổn định và hương liệu. Chất ổn định giúp sữa chua bảo quản được lâu hơn. Còn hương liệu giúp sữa chua có thêm hương vị ngon hơn. Dù vậy, đây vẫn là những hóa chất được cho thêm vào chứ không phải sữa chua tự nhiên. 

Bên cạnh đó, sữa chua có giá thành khá cao. Nếu trước đây, sữa chua có giá khoảng 3000 – 4000 đồng/hộp thì bây giờ giá trung bình là 6000 – 8000 đồng/hộp. Việc có giá này là quy trình sản xuất sữa chua tương đối phức tạp. Các yêu cầu về công nghệ, an toàn thực phẩm cũng vô cùng khắt khe. 

Ưu, nhược điểm của sữa chua tự làm

Với sữa chua tự làm, ưu điểm đầu tiên và nổi bật nhất là có thể tiết kiệm chi phí, giá thành. Điều này là dễ hiểu bởi làm sữa chua tại nhà không yêu cầu máy móc, công nghệ cầu kỳ. Hơn nữa, sữa chua tự làm không chứa hương liệu, chất bảo quản, phụ gia nên đảm bảo chất lượng tự nhiên, tuyệt đối an toàn. 

Tuy nhiên, để làm sữa chua, bạn cần thực hiện nhiều công đoạn. Sữa chua mất 6-8 tiếng để hoàn thành. Việc tiến hành lên men sữa chua cũng phải thực hiện đúng tỷ lệ, thao tác. Nếu không sữa chua rất dễ bị tách nước, hư hỏng. Do không sử dụng các chất bảo quản, chất phụ gia nên sữa chua sẽ có hương vị tự nhiên hơn. Đôi khi, hương vị tự nhiên không đa dạng và thơm ngon như sữa chua công nghiệp.

Xem thêm: Quy trình sản xuất sữa tươi tiệt trùng đạt chuẩn

Có nên làm sữa chua tại nhà?

Việc có nên làm sữa chua tại nhà là tùy vào cân nhắc của bạn. Đức Phát đã chỉ ra ưu, nhược điểm cho mỗi loại sữa chua. Bạn có thể lựa chọn cái phù hợp với điều kiện, khả năng của bạn. 

Cách làm sữa chua trắng tại nhà

Có hai cách làm sữa chua ngon tại nhà từ sữa Ông Thọ hoặc từ sữa tươi. Cách làm sữa chua tại nhà bằng sữa Ông Thọ và sữa tươi có gì khác nhau? Hãy cùng đi vào từng cách làm sữa chua dưới đây.

cach-lam-sua-chua-trang-tai-nha

Cách làm sữa chua từ sữa Ông Thọ

Công thức làm sữa chua từ sữa Ông Thọ vô cùng đơn giản. Bạn cần có những nguyên liệu sau:

  • 1 lon sữa đặc Ông Thọ
  • 1 hũ sữa chua
  • 500ml sữa tươi
  • Các lọ nhỏ để đựng sữa chua

Bước 1: 

Đổ toàn bộ sữa Ông Thọ vào một cái nồi cỡ vừa. Sau đó, hòa sữa đặc với nước. Nước phải pha theo tỷ lệ 2 sôi : 1 lạnh. Nghĩa là bạn cho 2 lon nước sôi và 1 lon nước lạnh vào nồi và khuấy đều cho đến khi sữa đặc tan hoàn toàn.

Cuối cùng, cho sữa tươi vào và khuấy đều lần nữa. Sữa tươi bạn có thể chọn sữa không đường nếu không thích ăn sữa chua quá ngọt.

Bước 2:

Đặt nồi lên bếp, đun nóng đến khoảng 80 độ. Khi xung quanh bắt đầu nổi bọt sôi lăn tăn thì tắt bếp. Bạn hãy bắc nồi ra và chờ cho sữa nguội.

Bước 3:

Khi sữa đã nguội, bạn lấy hũ sữa chua làm men cái cho vào hỗn hợp sữa và khuấy đều đến khi hòa tan vào nhau. Lưu ý rằng: phải chỉ cho sữa chua vào khi sữa đã nguội. Nếu không, men có trong sữa chua sẽ bị chết, khiến quá trình lên men không diễn ra được.

Sau khi đã có hỗn hợp, bạn rót sữa ra các lọ nhỏ để đem ủ.

Bước 4:

Bạn có thể ủ sữa chua bằng nồi cơm điện hoặc máy ủ sữa chua. Nếu ủ sữa chua bằng nồi cơm điện, bạn có thể thực hiện như sau:

  • Xếp các lọ sữa chua nhỏ vào nồi cơm điện
  • Từ từ rót nước ấm vào nồi đến khi mực nước cao bằng 2/3 lọ sữa
  • Đậy nắp nồi cơm, cắm điện và bấm cook. Để qua một đêm, sữa đã đông đặc lại và lên men chua, có mùi thơm đặc trưng.
  • Lấy sữa chua ra và để vào tủ lạnh là có thể ăn

Nếu ủ bằng máy ủ chuyên dụng, bạn chỉ cần để các lọ sữa vào máy ủ. Thời gian lên men là 6-8 tiếng vào mùa đông và 4-6 tiếng vào mùa hè.

Cách làm sữa chua từ sữa tươi

Nguyên liệu làm sữa chua từ sữa tươi bao gồm:

  • 1 lít sữa tươi có/không đường (tùy khẩu vị)
  • 1 hũ sữa chua có/không đường (tùy khẩu vị)
  • 30g đường
  • 1/2 muỗng cà phê muối

Cách làm sữa chua tại nhà từ sữa tươi có những bước nào?

Bước 1: 

Bắc nồi lên bếp, bật lửa nhỏ. Cho sữa tươi, đường và muối vào nồi, vừa cho vừa khuấy đều tay khoảng 3 phút cho đến khi muối và đường tan hết, sữa bắt đầu nóng. 

Bước 2:

Sau khi đun nóng sữa, cho hũ sữa chua làm men cái vào. Trộn đều tay thêm 2 phút với lửa nhỏ. Sau khi sữa chua hòa quyện vào sữa thì tắt bếp.

Lưu ý: Trong quá trình cho sữa chua vào, bạn chỉ để lửa nhỏ, giữ độ nóng ấm vừa đủ cho hỗn hợp và không được để hỗn hợp sôi. Nếu không, men sẽ chết và không thể ủ thành công.

Bước 3:

Đổ hỗn hợp vào những hũ nhỏ và cho cho vào giữa khay. Dùng túi nilon bọc các hũ nhỏ và phủ 1 lớp khăn lên trên. Đem khay ra ngoài nắng phơi trong vòng 5-6 tiếng (tùy vào tình trạng nắng) để sữa chua lên men, đông lại. Nếu trời không đủ nắng, bạn có thể ủ bằng nồi cơm điện trong vòng 6-8 tiếng.

Sau khi đã ủ men, bạn cho sữa chua vào ngăn mát tủ lạnh là có thể sử dụng ngay. 

Xem thêm: Doanh nghiệp sản xuất nước đóng chai cần biết những gì? 

Cách làm sữa chua dẻo

cach-lam-sua-chua-deo

Nguyên liệu để làm sữa chua dẻo bao gồm:

  • 2 hũ sữa chua
  • 1 hộp sữa đặc
  • 550ml sữa tươi không đường
  • 500ml nước sôi

Bước 1: 

Đổ sữa chua và sữa đặc vào nồi. Sau đó trộn đều cho đến khi sữa chua và sữa đặc hòa quyện vào nhau tạo thành hỗn hợp. Cho tiếp sữa tươi không đường và đổ từ từ nước sôi vào. Vừa đổ vừa khuấy đều cho đến khi hỗn hợp hòa lẫn với nhau.

Lưu ý: Khi khuấy chỉ khuấy theo một chiều nhất định và nên đổ nước sôi vào từ từ để không làm chết men.

Bước 2:

Sau khi đã có hỗn hợp sữa chua, đậy kín nồi bằng nắp và ủ sữa chua trong khoảng 12 tiếng.

Bước 3: 

Hết thời gian ủ lên men, bạn đổ sữa chua ra các lọ nhỏ và cho vào ngăn mát tủ lạnh. Nếu bạn muốn sữa chua đặc hơn, bạn có thể để sữa chua vào ngăn mát tủ lạnh ủ thêm 12 tiếng nữa.

Lưu ý khi làm sữa chua dẻo

Sữa chua dẻo khi hoàn tất có màu trắng, mịn, sánh đều và tương đối lỏng so với sữa chua truyền thống. Do không có chất bảo quản nên sữa chua cần được sử dụng ngay. Trường hợp để trong ngăn mát tủ lạnh, bạn phải sử dụng hết trong vòng 1 tuần. Nếu muốn bảo quản lâu hơn, bạn có thể để sữa chua vào ngăn đông tủ lạnh và bỏ ra khi sử dụng.

Cách làm yaourt không đường tại nhà

cach-lam-yaourt-khong-duong

Để làm yaourt không đường, bạn cần các nguyên liệu sau:

  • 1 lít sữa tươi không đường
  • 1 hũ sữa chua không đường

Nếu bạn muốn sữa chua đặc và hương vị đậm đà hơn, bạn có thể thay thế sữa tươi không đường bằng sữa tươi nguyên kem. 

Bước 1:

Tiệt trùng các dụng cụ, hũ đựng sữa chua bằng cách trụng dụng cụ vào nước sôi và đun trong 3-5 phút. 

Đặt nồi lên bếp và bật lửa nhỏ. Cho sữa tươi không đường vào nồi và đun. Khi sữa bốc hơi nóng, sủi bọt sôi lăn tăn thì lập tức tắt bếp và để nguội.

Bước 2:

Để sữa nguội về 40-45 độ C, bạn cho sữa chua không đường vào và khuấy nhẹ cho đến khi sữa chua tan hết. 

Để quá trình lên men diễn ra thuận lợi, không được cho sữa chua vào nếu nhiệt độ sữa trên 50 độ C. Nếu không, men cái sẽ chết và sữa chua bị tách nước. Nếu bạn mua sữa chua để lạnh, trước khi cho sữa chua vào, bạn cần để sữa chua ở nhiệt độ thường khoảng 30 phút. 

Bước 3: 

Đổ hỗn hợp ra các hũ nhỏ. Nếu sữa chua có lớp bọt nhỏ ở trên mặt, bạn hãy lấy thìa hớt bỏ phần bọt đi rồi đậy kín nắp lại. 

Bỏ các hũ sữa chua vào thùng xốp, đổ nước nóng ấm khoảng 50 – 60 độ C vào thùng và đậy nắp thùng. Thời gian ủ sữa chua là khoảng 8 giờ.

Lưu ý: Trường hợp thời tiết lạnh, bạn cần thay nước để đảm bảo nhiệt độ ủ trong thùng đủ ấm. Khi ủ, bạn nên hạn chế di chuyển thùng để tránh việc men bị xô đẩy. Trước khi cho sữa chua vào các hũ nhỏ, bạn cần lau khô hũ và nên sử dụng hũ thủy tinh bởi thủy tinh giữ nhiệt tốt hơn hũ nhựa. 

Bên cạnh ủ bằng nước ấm, bạn cũng có thể ủ khô bằng cách lót khăn bông vào thùng để giữ ấm. Sau đó đậy nắp thùng và đặt thùng tại nơi ấm áp. 

Bước 4:

Sau khi ủ sữa chua trong 8 tiếng, bạn hãy kiểm tra sữa chua. Nếu sữa chung dẻo, đặc và có thể úp ngược được, bạn có thể lấy ra và cho vào ngăn mát tủ lạnh.

Sữa chua sau khi làm đông mịn và không bị nhớt. Sữa chua nhà làm nên được sử dụng trong vòng 7 ngày để có chất lượng tốt nhất. 

Các cách làm sữa chua ngon mà đơn giản tại nhà

Sau đây là cách làm sữa chua ngon tại nhà nhiều hương vị đơn giản.

Cách làm sữa chua mít

cach-lam-sua-chua-mit

Nguyên liệu làm sữa chua mít cũng tương tự như sữa chua trắng và có thêm mít. 

Đầu tiên, bạn lột bỏ phần xơ và hạt mít. Xắt nhỏ mít ra, cho vào máy xay và thêm 500ml nước lọc rồi xay nhuyễn. 

Sau khi xay nhuyễn, bạn đổ hỗn hợp vào nồi, bắc lên bếp và đun sôi trong khoảng 2 phút thì tắt bếp. 

Đổ sữa đặc vào hỗn hợp mít, khuấy đều, đồng thời cho 440ml sữa tươi không đường vào tiếp tục khuấy. Khi hỗn hợp nguội ở khoảng 35-40 độ C, cho sữa chua vào, khuấy nhẹ theo 1 chiều cho đến khi các nguyên liệu hòa vào nhau.

Sau đó, bạn ủ lên men tương tự như cách làm sữa chua trắng và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. 

Nếu bạn thích ăn mít nguyên miếng, bạn có thể sơ chế và xắt mít thành hột lựu thay vì xay nhuyễn. Mít được bỏ vào sau khi đun nóng hỗn hợp sữa đặc, nước và sữa tươi. Các bước còn lại thực hiện tương tự như cách làm sữa chua thông thường.

Xem thêm: Máy đóng gói hoa quả sấy, trái cây sấy khô tự động

Cách làm sữa chua nếp cẩm

cach-lam-sua-chua-nep-cam

Khi làm sữa chua nếp cẩm cần những nguyên liệu sau:

  • 1 lít sữa tươi không đường
  • 200g nếp cẩm
  • 100ml nước cốt dừa
  • 1/2 hộp sữa đặc (190ml)
  • 1 hộp sữa chua
  • 1 bó lá dứa
  • 100g đường nâu

Các bước làm và ủ sữa chua được thực hiện giống như làm sữa chua trắng. Về cách nấu nếp cẩm sữa chua, bạn vo sạch nếp cẩm rồi ngâm nếp cẩm với 500ml nước ấm trong vòng 4-6 tiếng. Chắt nước ra, cho nếp cẩm vào nồi nấu cùng 600ml nước lọc. Khi nấu, bạn nên để lửa vừa. Khi nước sôi thì cho lá dứa vào nấu cùng. Khi nước gần cạn, bạn vớt lá dứa ra, cho nước cốt dừa và đường nâu vào khuấy đều nấu thêm 15 phút. Khi nếp cẩm đã chín mềm và có độ ngọt, thơm thì bạn có thể tắt bếp, để nếp cẩm nguội.

Khi ăn, bạn có thể trộn sữa chua cùng nếp cẩm và thêm đá nếu thích ăn lạnh. 

Cách làm sữa chua Hy Lạp

cach-lam-sua-chua-hy-lap

Khi làm sữa chua Hy Lạp, các bước đun nóng sữa và ủ lên men sữa chua cũng giống cách làm sữa chua trắng. Bạn nên sử dụng sữa tươi nguyên kem thay cho sữa tươi bình thường để sản phẩm thơm ngon hơn. Sau khi ủ lên men sữa chua, bạn cho sữa chua vào một tấm vải lọc sạch và buộc chặt lại. Đặt bọc vải lọc chứa sữa chua lên rây để phần nước whey trong sữa chua chảy ra hết. Bằng cách này, sữa chua sẽ có độ cô đặc hơn. 

Sau khi lọc sữa chua, đem hỗn hợp vào ngăn mát tủ lạnh từ 4-6 tiếng. Sữa chua Hy Lạp có độ đặc, dẻo thơm và các thành phần dinh dưỡng cao hơn sữa chua thông thường. 

Cách làm sữa chua nha đam

cach-lam-sua-chua-nha-dam

Xem thêm: Tác dụng của nha đam với da mặt và cơ thể

Khi làm sữa chua nha đam, bạn cần chú ý cách sơ chế nha đam. Đầu tiên, bạn rửa sạch nha đam. Dùng dao bào gọt 2 cạnh và vỏ mặt trên của nha đam. Sau đó cho nha đam lên thớt, dùng dạo rạch các đường tạo hạt lựu. 

Dùng thìa cạo nhẹ lên mặt nha đam để tách phần thịt của nha đam với lớp vỏ còn lại. 

Sau khi tách thịt nha đam, bạn đem rửa nha đam với 1 ít nước muối pha loãng và rửa lại vài lần với nước sạch.

Để nha đam không bị nhựa, nhớt, tốt nhất bạn hãy trụng sơ nha đam vào nước nóng hoặc nước sôi rồi vớt lên để ráo. 

Nha đam được cho vào sau khi đun nóng hỗn hợp sữa. Khuấy đều nha đam với hỗn hợp cho đến khi hỗn hợp chỉ còn ấm ấm. Sau đó, bạn cho sữa chua vào làm men cái và trộn đều. Quá trình ủ lên men sữa chua nha đam được thực hiện tương tự như sữa chua trắng. 

Cách làm sữa chua uống

cach-lam-sua-chua-uong-tai-nha

Các bước làm sữa chua uống cũng tương tự như sữa chua trắng. Tuy nhiên, khi làm sữa chua uống, bạn cần loại bỏ các cục vón bằng cách sử dụng rây lọc để sữa chua sánh mịn hơn. Sự khác biệt giữa sữa chua uống và sữa chua truyền thống là tỷ lệ pha sữa:nước để tạo độ đông đặc của sữa. Với sữa chua uống, bạn có thể áp dụng tỷ lệ 1 sữa : 2 nước hoặc 1 sữa : 1.5 nước hoặc 1 sữa : 2.8 nước tùy theo độ đông đặc mà bạn muốn.

Cách làm sữa chua phomai

cach-lam-sua-chua-pho-mai

Khi làm sữa chua phomai, bạn cần nấu phomai trước. Bạn cho 100g phomai và 400ml nước lọc vào nồi và nấu sôi, vừa nấu vừa dùng phới lồng khuấy đều. Khi phomai tan ra hết, bạn hãy tắt bếp và lọc qua rây để hỗn hợp được mịn hơn. 

Sau khi nấu xong phomai, bạn cho sữa đặc, sữa tươi, sữa chua vào khuấy đều và lọc qua rây. Bước ủ lên men sữa chua phomai thực hiện tương tự như sữa chua truyền thống.

Cách làm sữa chua đánh đá

cach-lam-sua-chua-danh-da

Công đoạn làm sữa chua được thực hiện giống như sữa chua trắng. 

Để làm sữa chua đánh đá, bạn cần một ly thủy tinh. Cho 100g sữa chua tự làm tại nhà, 20ml sữa đặc, 10ml nước cốt chanh vào ly, khuấy đều và cho thêm đá viên vào. Bạn có thể trang trí sữa chua đánh đá với một lát chanh tươi và bạc hà. Vậy là có thể thưởng thức rồi!

Cách làm sữa chua túi

cach-lam-sua-chua-tui

Về cách làm sữa chua túi, bạn có thể đun nóng sữa và ủ lên men giống như cách làm sữa chua trắng. Tuy nhiên thay vì đổ vào các lọ nhỏ, bạn hãy cho sữa chua vào các túi và buộc chặt miệng lại. Sau khi ủ lên men sữa chua, bạn lấy các túi sữa chua ra để nguội và cho vào tủ đông để sữa chua cứng lại là được. 

Cách làm sữa chua việt quất

cach-lam-sua-chua-viet-quat

Xem thêm: 15 tác dụng không ngờ của trái việt quất

Khi làm yaourt việt quất, bạn nên chọn những quả việt quất cứng, khô, có màu xanh lam. Không nên mua những quả bị nứt, chảy nước, có màu đỏ hoặc màu xanh lá. 

Cách sơ chế việt quất như sau: 

Ngâm việt quất vào nước muối loãng trong 5 – 10 phút. Sau đó, bạn gọt vỏ việt quất và cho phần thịt quả vào trong nước sôi luộc sơ khoảng 3 – 5 phút rồi vớt ra để nguội. Xắt nhỏ phần thịt thành hột lựu.

Phần vỏ việt quất, bạn cho vỏ và 200ml nước vào nồi đun với lửa nhỏ và khuấy đều cho đến khi nước có màu của việt quất. Cho nước luộc qua rây lọc để lấy phần nước màu, bỏ vỏ và cặn của việt quất. 

Cách làm sữa chua việt quất

Cho 190g sữa đặc vào nước màu việt quất và khuấy cho dến khi sữa đặc tan hết. Tiếp theo, cho 220ml sữa tươi không đường vào khuấy đều. Cho 100g sữa chua vào hỗn hợp, khuấy đến khi mọi nguyên liệu hòa quyện với nhau. 

Đổ thịt quả việt quất vào hỗn hợp và khuấy nhẹ. Sau đó rót hỗn hợp ra những lọ nhỏ và đậy kín nắp. 

Cho các lọ sữa chua vào thùng xốp, đổ nước ấm vào thùng xốp sao cho mực nước ngang với mực sữa chua. Đậy nắp thùng lại và ủ trong vòng 6 – 8 tiếng.

Khi lấy ra, bạn để sữa chua nguội bớt và cho vào ngăn mát tủ lạnh. Sữa chua việt quất có độ dẻo, mịn và thơm mùi việt quất rất hợp cho những ngày oi nóng. 

Như vậy, Đức Phát đã đồng hành cùng các bạn tìm hiểu cách làm sữa chua tại nhà cực kỳ đơn giản. Bạn có thể áp dụng công thức tùy theo loại sữa chua mà bạn thích. Chúc bạn thành công!

Nguyễn Đức Ngọc
Giám đốc điều hành

0919476666

Huỳnh Tuấn Lâm - chuyên gia Đức Phát

Huỳnh Tuấn Lâm
Chuyên gia về giải pháp hệ thống

0931284444

Dương Vũ Vương
Giám đốc chi nhánh Đức Phát Hồ Chí Minh

0974344345