Chắc hẳn bạn đã nhiều lần nghe đến các loại đường trắng, đường mía, đường ngà, đường nâu hay đường đen. Nhưng không phải ai cũng phân biệt được các loại đường này. Có nhiều người không biết đường nâu là gì và đường nâu dùng để làm gì? Vậy hãy để Đức Phát giúp bạn hiểu rõ hơn qua bài viết: “Đường nâu là gì? Thành phần và công dụng của đường nâu” ngay dưới đây!
Tóm tắt nội dung chính
Đường nâu là đường gì?
Nhiều người thắc mắc đường nâu là loại đường gì? Đường nâu làm từ gì? Dưới đây là câu trả lời chính xác nhất.
Đường nâu là loại đường được sản xuất từ mía đường, thường có màu nâu với độ đậm nhạt khác nhau. Đường nâu có thể ở dạng hạt hoặc đóng thành viên lập phương. So với đường trắng, quá trình sản xuất đường nâu được xử lý và tinh chế hóa ít hơn. Đường nâu được nhuộm bởi màu nâu của mật đường với mức từ 8 – 10% mật. Vì vậy, đường nâu giữ lại được nhiều dưỡng chất và khoáng chất hơn đường trắng tinh luyện, đồng thời cũng có độ ẩm cao hơn.
Để hiểu rõ hơn về thành phần của đường nâu, bạn hãy cùng mình tìm hiểu ở phần tiếp theo của bài nhé!
Xem thêm:
Thành phần trong đường nâu
Vì đường nâu cũng được sản xuất từ mía đường giống như đường trắng nên thành phần có phần giống với đường trắng. Để sản xuất đường nâu, bạn phải nghiền nát mía đường để tách lấy nước mía. Sau đó, nước mía sẽ được đun sôi và qua quá trình bay hơi, tạo ra dung dịch đường cô đặc. Cuối cùng, máy đóng gói cân định lượng đường sẽ định lượng đường và đóng gói vào túi. Tuy nhiên, do đường nâu không được tinh chế hóa mạnh mẽ như đường trắng nên thành phần có nhiều dưỡng chất và khoáng chất hơn.
Đường nâu có giá trị calo thấp, trong 100gr đường nâu chỉ có khoảng 373 calo. Khoáng chất có trong đường nâu, được lấy từ mật đường chủ yếu bao gồm:
- Carbohydrate: Khoảng 95% trong đó bao gồm glucose, fructose và sucrose. Đây đều là các chất có vị ngọt. Tuy nhiên, rất khó để so sánh giữa đường nâu và đường trắng đường nào ngọt hơn. Đường trắng trải qua quá trình tinh luyện nên thành phần chủ yếu chỉ còn saccarozo. Vì vậy, đường trắng chỉ có vị ngọt thuần của saccarozo, còn đường nâu có nhiều mùi thơm của mật mía hơn.
- Vitamin và các khoáng chất: Trong đường nâu có chứa một số vitamin B1, B2, B3, B5, B6. Ngoài ra, đường nâu cón chứa các khoáng chất như canxi, sắt, magie, kali.
- Fiber: Mía đường có chứa một lượng nhỏ loại sợi thực phẩm giúp hỗ trợ tiêu hóa và duy trì sự cân bằng đường huyết.
Xem thêm:
Máy Định Lượng Đường Là Gì? Tại Sao Lại Phải Sử Dụng Nó
Máy Đóng Gói Đường Có Thể Đem Lại Hiệu Quả Gì Cho Ngành Sản Xuất Đường?
Công dụng của đường nâu
Bạn có biết đường nâu dùng để làm gì không? Sau đây là những tác dụng của đường nâu phổ biến nhất hiện nay.
Làm nguyên liệu trong chế biến thực phẩm và làm bánh
Đường nâu là một loại thực phẩm có vị ngọt. Nó được sử dụng như gia vị của nhiều món khác nhau.
Một điểm đặc biệt của đường nâu là giữ được hàm lượng mật mía nhất định nên có độ ẩm cao hơn. Nhờ vậy, đường nâu rất thích hợp để làm các món bánh mềm và có độ đặc. Trong khi đó, đường trắng có độ ẩm thấp, thích hợp với các loại bánh giòn, xốp, có không khí trong bánh như bánh quy, souffles hay bánh trứng đường.
Bên cạnh đó, đường nâu nấu chè, trà cũng rất thơm do giữ được mùi của mía đường. Các món ăn khác cần có mùi vị tự nhiên của mật đường như tào phớ cũng nên sử dụng đường nâu.
Do đường nâu có sắc nâu nên nó cũng có thể tạo màu cho món ăn. Khi làm bánh, nếu muốn bánh có màu vàng nâu caramel đẹp mắt thì có thể sử dụng đường nâu thay cho đường trắng. Còn với món mặn như thịt kho, thịt nướng, việc sử dụng đường nâu giúp thịt nhìn thơm ngon và đẹp hơn.
Làm đẹp và sức khỏe
Đường nâu được sử dụng nhiều trong nấu ăn, làm bánh. Điều này không còn lạ nữa. Nhưng đường nâu có thể sử dụng trong lĩnh vực làm đẹp và sức khỏe. Bạn đã nghe tới điều này bao giờ chưa?
Giảm nguy cơ bị béo phì
Nghe có vẻ khó tin, nhưng đường nâu có thể giảm nguy cơ bị béo phì. Bởi đường nâu có hàm lượng calo ít hơn đường trắng nên khi ăn đồ ngọt có đường nâu, tỷ lệ mắc các bệnh béo phì, tim mạch hay tiểu đường sẽ thấp hơn so với đường trắng. Tuy nhiên, đường nâu vẫn chứa carbohydrate nên vẫn có khả năng gây ra bệnh béo phì nếu bạn hấp thụ quá nhiều đồ ngọt làm từ đường nâu.
Đẹp da, ngăn ngừa mụn
Trong đường nâu có một hoạt chất là axit glycolic. Chất này có tác dụng chống lão hóa, làm chắc da, mềm da, trị mụn. Vì vậy, một số chị em đã “mách nước” một số công thức, sản phẩm tự nhiên có chứa đường nâu để làm đẹp da và tóc. Ví dụ như sử dụng đường nâu dạng hạt để tẩy da chết. Bạn chỉ cần trộn hỗn hợp đường nâu với dầu dừa, sau đó xoa nhẹ hỗn hợp lên da và tẩy da chết từ cổ, tay, cơ thể xuống bàn chân. Cuối cùng, bạn hãy làm sạch cơ thể bằng nước ấm. Đường nâu sẽ đem lại một làn da mềm mại, mịn màng nếu sử dụng đều đặn.
Đường nâu là nguyên liệu tự nhiên nên rất lành tính, không độc hại. Mặc dù vậy, bạn nên sử dụng thử trên một vùng da như tay, chân trước để đảm bảo không bị mẫn cảm, dị ứng với nguyên liệu, đặc biệt là khi sử dụng trên da mặt.
Hồi phục năng lượng và làm ấm cơ thể trong mùa đông
Mùa đông hanh khô và lạnh dễ khiến cho da chúng ta nứt nẻ, tiêu hao nhiều năng lượng hơn để làm ấm cơ thể và tay, chân, mặt dễ bị lạnh. Những lúc này, một cốc trà ấm pha với đường nâu chính là vị cứu tinh. Với hàm lượng calo và các khoáng chất có trong đường nâu, nó có thể nhanh chóng làm ấm từ bên trong cơ thể, giúp bạn vượt qua mùa giá rét đầy khắc nghiệt.
Giảm đau bụng kinh
Đường nâu có thể giảm đau bụng kinh cho chị em phụ nữ? Đây hoàn toàn là một sự thật.
Do đường nâu có lượng calo tương đối dồi dào, thêm thành phần sắt và kali nên có thể giảm các cơn đau và co thắt tử cung, giúp kỳ kinh nguyệt của bạn bớt mệt mỏi và giảm các triệu chứng do việc thiếu máu gây nên. Muốn sử dụng đường nâu để giảm đau bụng kinh đúng cách, bạn có thể pha đường nâu với chanh và nước ấm. Bạn có thể uống khi bị đau, mệt mỏi vì thiếu máu hoặc uống 1 cốc/ngày.
Đường nâu là người bạn hỗ trợ các chị em trong những ngày nhạy cảm. Bên cạnh việc uống đường nâu, bạn vẫn cần phải bổ sung thêm các chất dinh dưỡng khác bằng cách ăn uống và nghỉ ngơi đầy đủ trong những ngày “đèn đỏ” này nhé!
Phân biệt đường nâu với đường trắng, đường đen (đường vàng)
Đường nâu khác gì đường trắng? Đường nâu có phải là đường đen không? Hãy đọc phần dưới để phân biệt đường nâu, đường trắng, đường đen (đường vàng).
Màu sắc, hình dạng bên ngoài
Đường trắng có màu trắng, hạt nhỏ, mịn. Đường nâu có kích thước hạt to hơn và có màu nâu. Đường đen có màu nâu sẫm do chưa được tinh luyện, màu và vị ngọt hơn đường nâu nhưng vị ngọt tự nhiên, hạt ẩm xốp hơn nhiều, kích thước hạt to hơn đường trắng.
Hàm lượng calorie
Về cơ bản thì cả đường nâu và đường trắng đều có hàm lượng calorie như nhau. Trong mỗi thìa đường đều chứa khoảng 17 calorie. Tức là chưa đầy 1% hàm lượng calorie mà một người cần tiêu thụ hàng ngày (2.000 calorie).
Thành phần
Thành phần chính của đường trắng chỉ có saccarozo do đã trải qua quá trình tinh luyện. Thành phần chính của đường nâu là glucose, fructose và sucrose. Còn thành phần chính của đường đen là sucrose và còn bao gồm cả muối, sắt, chất xơ và các vitamin nhóm B.
Cách bảo quản đường nâu
Khi đã biết đường nâu là gì, bạn cũng cần lưu ý về cách bảo quản đường nâu. Đường nâu có độ ẩm cao, kích thước hạt to hơn đường trắng, do đó cũng dễ bị chảy, hư hỏng hơn. Để bảo quản đường nâu, bạn nên tránh để đường tiếp xúc với không khí. Cách tốt nhất để bảo quản đường nâu là đóng gói hút chân không hoặc sử dụng máy đóng gói đường. Nếu không, bạn hãy cho đường vào hũ có nắp đậy kín.
Nếu để trong túi nilon, bạn nên buộc chặt miệng túi. Ngoài ra, bạn nên chọn loại túi nilon có màng dày, kín sẽ đảm bảo giữ chất lượng của đường tốt hơn. Bạn cũng có thể cho gói hút ẩm vào cùng để đường không bị chảy do độ ẩm quá cao. Đường nâu nên được bảo quản ở nơi khô thoáng, tránh ánh sáng trực tiếp, tránh môi trường quá nóng và quá ẩm.
Cách xử lý khi đường nâu bị vón cục
Đường nâu bị vón cục khi tiếp xúc với không khí và độ ẩm. Để khắc phục tình trạng này, bạn hãy cho đường vào lò vi sóng, phủ khăn và bật lò 20 giây. Một cách khác bạn có thể làm là cho một mẩu bánh mì vào hũ đường và đậy kín. Bánh mì có tính hút ẩm cao sẽ hút ẩm trong hũ, giúp cho đường hết vón cục sau khoảng 1-2 ngày.
Cách xử lý khi đường nâu có kiến
Nếu bạn bảo quản đường trong môi trường không đủ kín, vị ngọt sẽ thu hút kiến và các loài côn trùng đến. Nếu kiến đã bò vào hũ đường. bạn hãy bỏ 1 miếng sắt nhỏ, 1 con dao hoặc 1 chiếc đũa, chiếc muỗng vào bên trong, kiến sẽ tự động bò ra ngoài. Lưu ý không để dụng cụ bị ướt trước khi cho vào hũ đường.
Nguyễn Đức Ngọc
Giám đốc điều hành
0919476666
Huỳnh Tuấn Lâm
Chuyên gia về giải pháp hệ thống
0931284444
Dương Vũ Vương
Giám đốc chi nhánh Đức Phát Hồ Chí Minh
0974344345