Quy trình sản xuất bánh gạo thơm ngon, giòn rụm

Bánh gạo, còn được biết đến với tên gọi “bánh gạo nướng” hoặc “bánh gạo nổ”, là một món ăn vặt truyền thống làm từ gạo nếp – loại gạo có độ dẻo cao. Món ăn vặt này đã chinh phục biết bao trái tim nhờ vào hương vị đậm đà và giòn rụm khó cưỡng. Được yêu thích không chỉ trong các dịp lễ hội, Tết Nguyên Đán, chúng còn là sự lựa chọn tuyệt vời cho bữa ăn nhẹ hàng ngày. Qua thời gian, các phương pháp sản xuất bánh gạo đã được cải tiến nhưng gạo nếp vẫn là nguyên liệu chính, gìn giữ bản sắc và hương vị của món ăn truyền thống này. Dưới đây là chi tiết về quy trình sản xuất bánh gạo, chúng tôi hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại bánh quen thuộc này!

Các loại bánh gạo phổ biến tại Việt Nam

Bánh gạo càng ngày càng được ưa chuộng tại Việt Nam với nhiều hương vị và hình dạng đa dạng. Hãy cùng khám phá một số loại bánh gạo phổ biến nhé!

Xem thêm: Top 25 nhân bánh trung thu truyền thống và hiện đại hot nhất 2024

STT

Tên bánh

Xuất xứ

Hương vị

Hình ảnh

1

Bánh gạo vị phô mai bắp khoai lang Dozo

Hàn Quốc

Phô mai, bắp, khoai lang

Bánh gạo phô mai bắp Dozo

2

Bánh gạo Nhật vị Shouyu mật ong Ichi

Nhật Bản

Shouyu, mật ong

Bánh gạo nhật Ichi

3

Bánh gạo nướng vị tảo biển Orion An

Hàn Quốc

Tảo biển

Bánh gạo vị tảo biển An

4

Bánh gạo One One

Việt Nam

Ngọt, bò nướng, phô mai bắp

Bánh gạo ngọt One One

5

Bánh gạo Kobana

Thái Lan

Truyền thống, BBQ, Teriyaki

Bánh gạo vị Teriyaki Kobana

6

Bánh gạo Tê Tê

Việt Nam

Cốm mật ong, gạo lứt huyết rồng

Bánh gạo nướng Tê Tê

7

Bánh gạo Jinju

Việt Nam

Cốm sữa, bò nướng tiêu

Bánh gạo vị bò nướng tiêu Jinju

8

Bánh gạo Want Want

Đài Loan

Đậu nành, rong biển, phô mai

Bánh gạo vị phô mai Want Want

Quy trình sản xuất bánh gạo gồm những bước nào?

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu 

Bước đầu tiên trong quy trình sản xuất bánh gạo là chuẩn bị nguyên liệu. Gạo là nguyên liệu chính và phải được chọn lựa kỹ lưỡng để đảm bảo chất lượng. Gạo cần được kiểm tra độ ẩm, độ sạch và không có tạp chất. Thông thường, gạo dùng để sản xuất bánh gạo là loại gạo nếp hoặc gạo có độ dẻo cao. Các chất phụ gia như đường, muối, gia vị, và hương liệu cũng cần được nghiên cứu, chuẩn bị sẵn sàng. Các nguyên liệu này phải được bảo quản trong điều kiện sạch sẽ và khô ráo để đảm bảo không bị nhiễm bẩn và không làm giảm chất lượng sản phẩm.

Bạn có thể quan tâm: Tìm hiểu quy trình sản xuất gạo sạch đạt chuẩn

Gạo
Gạo sạch

Bước 2: Ngâm và xay gạo

Gạo sau khi được chọn và vo sạch được ngâm trong nước lạnh trong khoảng thời gian từ 4 đến 6 giờ. Ngâm gạo sẽ làm mềm hạt gạo tạo điều kiện thuận lợi để xay. Khi gạo đã đủ độ mềm, nó sẽ được đưa vào máy xay bột khô, nơi gạo được xay thành bột mịn. Bột gạo phải được nghiền đều để đảm bảo rằng bánh gạo có độ đồng đều và chất lượng tốt, sau đó sàng lọc để loại bỏ các hạt không đạt yêu cầu.

Máy xay bột khô
Máy xay bột khô

Bước 3: Phối trộn và hấp bột 

Sau khi nghiền, bột gạo sẽ được phối trộn với các nguyên liệu phụ theo tỷ lệ công thức. Hỗn hợp bột này sau đó được đưa vào bồn trộn gia nhiệt có cánh khuấy và hấp trong khoảng 1 đến 2 giờ ở nhiệt độ cao cho đến khi khối bánh gạo mềm dẻo, dễ xử lý.

Bồn trộn gia nhiệt có cánh khuấy
Bồn trộn gia nhiệt có cánh khuấy

Xem thêm: Cách hấp bánh bao bằng nồi cơm điện

Bước 4: Chia bánh và làm mát

Các khối bột gạo sau đó được đưa vào cắt chia thành các miếng bánh gạo có kích thước và hình dạng đồng đều. Tiếp đến làm mát bánh trong khoảng thời gian từ 30 đến 60 phút. Làm mát giúp bánh gạo ổn định về cấu trúc và độ cứng, giảm nhiệt độ của bánh.

Bước 5: Tạo hình cho bánh gạo

Trong bước này, các miếng bánh gạo được tạo hình thành các hình dạng khác nhau tùy theo yêu cầu sản phẩm và nhu cầu thị trường. Các khuôn mẫu khác nhau có thể được sử dụng để tạo ra các hình dạng đa dạng như hình tròn, hình vuông, hoặc các hình dạng đặc biệt khác. Tạo hình bánh gạo làm tăng tính thẩm mỹ giúp bánh có vẻ ngoài hấp dẫn hơn.

Tạo hình bánh gạo
Tạo hình bánh gạo

Bước 6: Sấy bánh lần 1

Bánh gạo sau khi tạo hình được đưa vào tủ sấy chân không lần 1. Quá trình sấy lần 1 có mục đích giảm độ ẩm của bánh và tạo độ giòn ban đầu. Bánh gạo thường được sấy ở nhiệt độ khoảng 60 đến 80 độ C trong thời gian từ 30 phút đến 1 giờ. Việc sấy giúp loại bỏ nước dư thừa cho bánh khô hơn.

Bước 7: Ủ phôi và sấy lần 2

Tủ sấy thực phẩm
Tủ sấy thực phẩm

Khi sấy xong lần 1, bánh gạo sẽ được ủ phôi trong một khoảng thời gian nhất định. Ủ bánh gạo làm ổn định về cấu trúc, đồng thời làm cho bánh có độ mềm và đồng đều hơn. Sau khi ủ, bánh gạo sẽ tiếp tục được đưa vào tủ sấy chân không lần 2 hoàn thiện quá trình làm khô và tạo ra độ giòn tối ưu cho bánh. Thời gian sấy và nhiệt độ có thể được điều chỉnh tùy thuộc vào kích thước và độ dày của bánh.

Bước 8: Sấy nở bánh

Bánh gạo sau khi sấy lần 2 sẽ đưa vào thực hiện sấy nở để bánh gạo nở ra và đạt được hình dáng cuối cùng. Sấy nở giúp bánh có độ xốp và giòn đặc trưng làm tăng cảm giác ngon miệng khi ăn. 

Bước 9: Phun đường và gia vị

Sau khi bánh gạo đã được sấy khô hoàn toàn, nó sẽ được phun một lớp đường và gia vị cho bánh trở nên hấp dẫn hơn. Đường và gia vị được phun đều trên bề mặt của bánh, tạo ra một lớp áo ngoài thơm ngon và có màu sắc bắt mắt.

Phun đường và gia vị
Phun đường và gia vị

Bước 10: Đóng gói bánh gạo

Cuối cùng, bánh gạo được đóng gói vào bao bì phù hợp bằng máy đóng gói bánh gạo để bảo quản và vận chuyển. Bao bì cần phải đảm bảo vệ sinh, tránh ẩm ướt và giữ được độ giòn của bánh gạo. Đóng gói cẩn thận giúp bảo vệ bánh gạo khỏi các yếu tố bên ngoài, đồng thời giữ được chất lượng và hương vị sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng.

Máy đóng gói bánh gạo
Máy đóng gói bánh gạo

Xem thêm: Máy đóng gói bánh trung thu

Hiện nay trên thị trường, bánh gạo đang không ngừng phát triển với sự xuất hiện của nhiều hương vị khác nhau. Các nhà sản xuất đã tăng sự lựa chọn cho người tiêu dùng với các phiên bản bánh gạo từ ngọt đến mặn rất đa dạng. Sự đổi mới này vừa làm phong phú thêm trải nghiệm ăn uống vừa thu hút sự chú ý của người tiêu dùng yêu thích sự đa dạng và mới mẻ. Và đó là những chia sẻ thực tế của chúng tôi về quy trình sản xuất bánh gạo trong công nghiệp. Nếu bạn quan tâm đến máy móc, thiết bị sản xuất chính hãng, chất lượng cao, đừng ngần ngại hãy liên hệ Đức Phát qua hotline 0919476666 để được tư vấn và báo giá trực tiếp nhé!

Nguyễn Đức Ngọc
Giám đốc điều hành

0919476666

Huỳnh Tuấn Lâm - chuyên gia Đức Phát

Huỳnh Tuấn Lâm
Chuyên gia về giải pháp hệ thống

0931284444

Dương Vũ Vương
Giám đốc chi nhánh Đức Phát Hồ Chí Minh

0974344345